Mua món ăn 'nhà làm' dịp Tết, cần lưu ý gì?

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Gần đây, trào lưu tìm mua và dùng món ăn "nhà làm" tăng cao. Đón Tết bằng các món ăn gắn nhãn "nhà làm" hay mua hàng chợ đều cần phải hợp vệ sinh.

1705984936550.png

Người bán thực phẩm “nhà làm” cần ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - Ảnh: TRÚC QUYÊN

Cần lưu ý gì, cách chọn lựa thực phẩm ra sao khi chuẩn bị cho những ngày giáp Tết, tiệc tùng nhiều? Người dân cần làm gì để tìm được thực phẩm an toàn trong điều kiện thực phẩm dán mác "nhà làm" từ ngoài đời đến mạng xã hội?

Chỉ dựa vào niềm tin

Mặc dù được sản xuất với số lượng lớn để bán ra thị trường, đặc biệt là thị trường online, thế nhưng nhiều loại thực phẩm "nhà làm" chỉ được dán mác "thực phẩm nhà làm" hoặc không nhãn mác, không hạn sử dụng... Để mua sản phẩm về sử dụng, người tiêu dùng chỉ dựa vào tiêu chí duy nhất là sự tin tưởng giữa đôi bên.

Một sản phẩm "patê gan nhà làm" rao bán với giá hơn 50.000 đồng, nội dung giới thiệu sản phẩm chỉ ghi rõ patê được hầm trong nồi cơm điện nên đảm bảo thơm ngon. Người bán cho hay patê khi được vận chuyển sẽ được đóng hộp nhựa chịu đựng nhiệt, không nhãn mác, bao bì. Dưới bài viết chỉ duy nhất số điện thoại, địa chỉ không rõ ràng.

Hay tài khoản T.B. đăng bài viết với nội dung các loại đồ khô "nhà làm" với cam kết không phẩm màu, không chất bảo quản. Dưới bài viết là hình ảnh khô tôm, khô bò được đóng gói trong những túi hút chân không, những sản phẩm này hoàn toàn không nhãn mác, không có hạn sử dụng.

Theo ghi nhận, trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều thực phẩm dán mác "nhà làm" được rao bán rầm rộ, nhất là vào dịp cận Tết Nguyên đán. Chủ yếu những sản phẩm này là bánh kẹo, đồ khô, thực phẩm đóng gói, giò chả… với đủ các loại giá. Nhiều loại thực phẩm không có hạn sử dụng, không bao bì nhãn mác, nơi sản xuất, cách bảo quản.

Chỉ cần gõ từ khóa "mứt nhà làm", "chả lụa nhà làm", "khô bò nhà làm" liền có hàng chục trang Facebook, hàng trăm bài viết quảng cáo các sản phẩm "nhà làm" với đủ loại giá. Hay "heo quay nhà làm", "chả lụa gân ớt tiêu xanh nhà làm" không rõ nguyên liệu, hạn sử dụng.

Không chỉ riêng việc rao bán online, tại các khu chợ truyền thống ở TP.HCM, các sản phẩm "nhà làm" không nhãn mác cũng được bày bán ở nhiều sạp khác nhau. Khi được hỏi nguồn gốc các sản phẩm này, đặc biệt là đồ khô, nhiều chủ sạp giới thiệu rằng thực phẩm là các đặc sản được lấy từ nhiều vùng quê khác nhau.

1705984945454.png

Thực phẩm “nhà làm” rất cần đảm bảo vệ sinh

Cách nào chọn thực phẩm an toàn?

Chị T.T. (31 tuổi, TP.HCM) đơn giản cho biết: "Tôi chọn sản phẩm an toàn như giò lụa, đồ khô là những hàng quán quen mặt ở chợ, đã mua quen từ nhiều năm, mua bán chủ yếu dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau. Một số mặt hàng đồ khô, mứt tôi đặt trên mạng nhưng cũng hên xui, có hôm nhận hàng về mứt đã mốc".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết dịp Tết là thời điểm nhiều loại thực phẩm "nhà làm" được sản xuất ra thị trường. Nhiều người đã làm bán quanh năm, nhưng dịp Tết sẽ tăng số lượng lên hoặc chỉ làm bán vào dịp Tết. Do nhà nhà, người người đều tham gia sản xuất bán hàng dẫn đến cơ quan chức năng khó khăn trong việc kiểm định an toàn chất lượng.

Về mặt nguyên tắc, chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ những loại thực phẩm nhà làm, không có nhãn mác là không an toàn. Đa số những sản phẩm "nhà làm" chủ yếu được mua bán dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau hoặc quen biết, đã từng sử dụng sản phẩm của cơ sở đó.

"Việc tìm mua sản phẩm "nhà làm" là khó tránh khỏi. Người tiêu dùng nên cảnh giác khi cảm thấy thực phẩm có dấu hiệu bất thường. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc khi mua nên lựa chọn những người quen biết, chất lượng tốt", PGS Thịnh cho hay.

Ông Thịnh nhận định mạng xã hội hiện nay cũng là phương thức để trao đổi hàng hóa, tuy nhiên đây là cách nhiều sản phẩm kém chất lượng được tuồn ra thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trường hợp lên mạng xã hội, nghe quảng cáo mua thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi không rõ nơi sản xuất, đơn vị chịu trách nhiệm. Do vậy đối với thực phẩm cần hạn chế việc mua bán trực tuyến, vì không có gì là đảm bảo, nếu mua phải là sản phẩm nhãn mác rõ ràng.

Ông Thịnh khuyến cáo cơ quan chức năng cần phải nâng cao ý thức cho người dân, trong đó có cả người mua và người bán, tạo các cuộc vận động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết sắp tới. Đồng thời, khu vực chợ buôn bán cần phải được vệ sinh sạch sẽ, giáo dục cộng đồng. Bản thân người bán phải ý thức được việc bảo vệ thương hiệu, đảm bảo làm ăn lâu dài của mình.

1705984954642.png

Thực phẩm phơi khô ăn Tết

........................

Lưu ý không mua
lo7RC8L.png
 
tôi là không ham mấy khứa nhà làm, vì éo có tiêu chuẩn vệ sinh méo gì
thà mua ở ngoài có đóng hộp, nhãn mác còn hơn
 
khi được hỏi đồ ăn có sạch không mà mua, rất nhiều người khi mua đồ ăn "tự làm" ở ngoài thường cãi: nhà bà ấy ở đấy, bác ấy tự làm, cô ấy còn tự ăn đồ mình nấu. nhưng họ quên rằng: chính những người bán hàng có khi họ còn chả hiểu gì về ATVSTP, có khi họ cũng chả quan tâm đến sức khoẻ của bản thân, chả cần tìm hiểu những nguyên liệu, gia vị mình nấu có sạch không. thế thì tại sao phải phó mặc sức khoẻ của mình, bố mẹ mình, con cháu mình cho những người đó?

tương ớt đóng can, dầu ăn, xúc xích, hành phi, quẩy, pate, giò chả, thịt cá đông lạnh... thử hỏi những chủ quán xem họ nhập ở đâu có giấy tờ gì không, hay câu trả lời sẽ là: yên tâm, nhập của bạn tin cậy. bạn nào? bạn hàng ngoài chợ.
 
Bài học pate Minh Chay vẫn còn đó.
Chất bảo quản đúng là ko tốt, nhưng ăn đồ "nhà làm" ko chất bảo quản có khi còn mất cả mạng

via theNEXTvoz for iPhone
 
Bị 1 lần ăn bò khô nhà làm, má nó dở như shit, năm sau thằng bán nó vẫn đăng tôi éo dám mua nữa, vì bạn bè ủng hộ nó 1 kg, ăn đúng 2 miếng phải cho người khác luôn :amazed:, đi siêu thị mua 1 lạng ăn còn ngon gấp vạn lần
 
Như các anh trên, ko mua. Mua đồ siêu thị vẫn có rủi ro, nhưng nó thấp hơn "nhà làm".
 
Back
Top