Mực nước sông, hồ ở miền nam Trung Quốc cao nhất 50 năm

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Mực nước ở các con sông, hồ chứa nước lớn ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc chạm mốc cao nhất “50 năm mới có một lần”, buộc chính quyền địa phương phải ban hành kế hoạch ứng phó khẩn cấp.

1713689388068.png

Chùa tháp Wenfeng ở thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông chìm trong biển nước hôm 21-4 - Ảnh: CQNEWS

Theo Hãng tin Reuters, mực nước tại các con sông và hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc đã dâng lên mức cao nhất do trận mưa lớn tối 20-4 và tạo ra nguy cơ lũ lụt.

Chính quyền địa phương gọi tình hình hiện nay là nghiêm trọng và xác nhận các đoạn sông và phụ lưu ở lưu vực các sông Tây Giang, Bắc Giang đang ở mức cao nhất “50 năm mới có một lần”.

78 người chết do lũ lụt ở Trung Quốc, tỉnh Hà Bắc cần 2 năm để khắc phục
Ít nhất 36 người chết vì lũ lụt ở Trung Quốc và có thể tiếp tục tăng
Bộ Thủy lợi Trung Quốc thông báo dự kiến sẽ có một đợt lũ lụt quy mô lớn đổ xuống lưu vực sông Bắc Giang, cũng như ban hành cảnh báo khẩn cấp để giảm thiểu thiệt hại về người và của.

Các quan chức tỉnh Quảng Đông cũng kêu gọi các ban ngành ở tất cả địa phương, thành phố trực thuộc tỉnh này bắt đầu lập kế hoạch khẩn cấp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai.

Đồng thời lập kế hoạch phòng bị để có thể kịp thời ứng phó, phân bổ các quỹ cứu trợ thiên tai để đảm bảo những người dân bị ảnh hưởng có đủ lương thực, quần áo ấm, nước uống và nơi ở khi lũ lụt tràn đến.

Các trạm thủy văn ghi nhận mực nước chạm đỉnh tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, nơi có khoảng 18 triệu dân đang sinh sống.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Tây lân cận cũng hứng chịu những đợt gió dữ dội, thậm chí một số khu vực sẽ có thể ghi nhận mưa đá và lũ lụt.

Trước đó, một trận mưa lớn kéo dài suốt 12 giờ đồng hồ đã đổ xuống khu vực miền trung và miền bắc các thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông như Triệu Khánh, Thiều Quan, Thanh Viễn và Giang Môn từ 20h ngày 20-4.

Gần 20.000 người ở Thanh Viễn đã được sơ tán đến nơi an toàn, một số cơ sở hạ tầng điện ở Triệu Khánh bị hư hại khiến vài khu vực bị mất điện.

“Xin hãy nhìn vào huyện Hoài Cát, tỉnh Triệu Khánh, nơi đã trở thành sông do mưa lớn. Ở đây, người già và trẻ em chẳng biết phải làm gì khi mất điện do họ không có tín hiệu điện thoại", một người dùng mạng xã hội Weibo viết.

...................
 
Chinh xây đập giữ lại cả đống nước thì ngập trong nước cũng là hợp lý thôi, éo có gì là bất ngờ hay trùng hợp. Nó nắn dòng làm xáo trộn dòng chảy cũng gây biến đổi khí hậu nữa.
0ce8kh2.png
Lúc hạn hán thì xây đập, xây hồ , xây xong thì nó lũ lụt :) nhọ hơn cả chó mực :)
 
Có ảnh hưởng tới VN gì ko nhỉ ?

via theNEXTvoz for iPhone
Nước là 1 vòng tuần hoàn, chỗ này nhiều lên thì chỗ khác ít đi thôi. Mà nó đang tuần hoàn cả ngàn năm tự nhiên cẩu chặn chỗ này bẻ chỗ kia là nó sẽ từ order -> chaos, nó tung toé lên, làm tần suất xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên.
KI9U4wn.png
 
Lúc hạn hán thì xây đập, xây hồ , xây xong thì nó lũ lụt :) nhọ hơn cả chó mực :)
Chủ yếu nó tích nước thì lượng mây trong khu vực sẽ nhiều và gây mưa lớn.
Chứ còn hồ, đập nó điều tiết nước hơi bị ngon đấy.
 
Nước là 1 vòng tuần hoàn, chỗ này nhiều lên thì chỗ khác ít đi thôi. Mà nó đang tuần hoàn cả ngàn năm tự nhiên cẩu chặn chỗ này bẻ chỗ kia là nó sẽ từ order -> chaos, nó tung toé lên, làm tần suất xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên.
KI9U4wn.png
search số thủy điện , kênh đào, đập chứa nhân đạo ở VN ĐI FRIEND
 
Nước là 1 vòng tuần hoàn, chỗ này nhiều lên thì chỗ khác ít đi thôi. Mà nó đang tuần hoàn cả ngàn năm tự nhiên cẩu chặn chỗ này bẻ chỗ kia là nó sẽ từ order -> chaos, nó tung toé lên, làm tần suất xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên.
KI9U4wn.png
Nghe cao siêu nhỉ - y như hiệu ứng cánh bướm !!!
Thế cứ thằng nào xây đập tích nước thì theo lý luận kia thì phải vote đập, lên án ah ?


via theNEXTvoz for iPhone
 
Nghe cao siêu nhỉ - y như hiệu ứng cánh bướm !!!
Thế cứ thằng nào xây đập tích nước thì theo lý luận kia thì phải vote đập, lên án ah ?


via theNEXTvoz for iPhone
Quan trọng là mày dám hay không, tương quan lực lượng thế nào.
 
Nói đến cái này lại nói đến 1 cái myth được tuyên truyền nhiều ở nước nào đấy là nước cái sông đỏ ít, không còn lũ vì Tàu nó xây x cái thủy điện thượng nguồn. Toàn lũ vẹt nghe rồi nhại lại chứ riêng đơn giản google hay lên wiki xem lưu vực này đập to chủ yếu ở đâu, và mấy cái đập bé tí ở phía Bắc chứa được bao nhiêu nước.

Chưa kể Tàu nó còn bán ngược lại điện cho vùng biên giới phía Nam nữa. Cả con sông gần như chỉ có 1 nước khai thác mà khóc lóc rõ nhiều
 
Chủ yếu nó tích nước thì lượng mây trong khu vực sẽ nhiều và gây mưa lớn.
Chứ còn hồ, đập nó điều tiết nước hơi bị ngon đấy.
mưa chủ yếu nhờ hơi nước bốc hơi từ biển chứ mấy cái hồ thủy điện nhỏ xíu thì ảnh hưởng được gì
 
mưa chủ yếu nhờ hơi nước bốc hơi từ biển chứ mấy cái hồ thủy điện nhỏ xíu thì ảnh hưởng được gì
Vẫn ảnh hưởng.
Còn một khi đã lũ lụt thì không có hồ đập sẽ vẫn lũ thôi. Nếu có hồ đập và dự đoán tốt tình hình thì có thể trước đấy xả nước trước để đón lũ, lúc này hồ đập sẽ cản và tích lũ lại.
 
Cái net zero đúng vô cùng thiệt hại cho các nước nghèo.
Nếu như cứ phát thải thì cả thế giới chúng nó ngửi chung, còn cái này thì thằng nào giàu thì sẽ tăng tốc xây đập, tăng tốc mua bán carbon xong ỉ lên đầu mấy đứa nghèo.
hkNtitg.png
 
Back
Top