[MỸ] Bệnh nhân ghép thận heo đầu tiên trên thế giới xuất viện với sức khỏe tốt

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Thông báo của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho biết bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép thận heo 'đã xuất viện với tình trạng sức khỏe tốt nhất từng thấy'.

1712746935738.png

Bệnh nhân Rick Slayman và các y bác sĩ, ngày trong ngày xuất viện 4/4. Nguồn: massgeneral.org

Rick Slayman, bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép thận heo đã chỉnh sửa gene, đã được xuất viện vào ngày 4-4, hai tuần sau khi thực hiện ca phẫu thuật mang tính dấu mốc về sự tiến bộ của y học hiện đại.

Trong một thông báo được đăng tải trên mạng X, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nơi thực hiện ca phẫu thuật ghép thận heo cho Rick Slayman, cho biết: "Bệnh nhân đang hồi phục tốt và sẽ tiếp tục quá trình phục hồi sức khỏe tại nhà".

Sau một thời gian nằm viện theo dõi và điều trị, các bác sĩ cho biết sức khỏe của Rick Slayman đã ổn định để được xuất viện và bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép thận heo "đã xuất viện với tình trạng sức khỏe tốt nhất từng thấy", thông báo cho biết.

"Khoảnh khắc rời bệnh viện hôm nay, tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Đây là khoảnh khắc mà tôi đã mong ước trong nhiều năm qua và nó đã thành hiện thực - thời điểm hạnh phúc nhất cuộc đời tôi", ông Slayman nói và gửi lời cảm ơn tới các nhân viên y tế đã chăm sóc mình chu đáo.

Rick Slayman, 62 tuổi, được phẫu thuật cấy ghép thận heo biến đổi gene tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts hôm 16-3. Đây là ca ghép thận thứ hai của Slayman.

Trước đó, ông từng được ghép thận từ người hiến tặng năm 2018, sau 7 năm chạy thận. Tuy nhiên, 5 năm sau, quả thận ghép bắt đầu hỏng, ông lại tiếp tục phải chạy thận nhân tạo và gặp nhiều biến chứng, bao gồm xuất hiện một số cục máu đông trong động mạch, do đó ông đồng ý ghép thận heo sau khi các bác sĩ đề nghị.

Ca phẫu thuật ghép thận heo của Rick Slayman kéo dài trong 4 giờ đồng hồ, ngay sau đó quả thận ghép đã có thể sản xuất nước tiểu và đến nay bộ phận này đã tự hoạt động bình thường. Bệnh nhân sẽ không cần phải chạy thận nhân tạo nữa.

Trong hơn 5 năm, các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Công ty công nghệ sinh học eGenesis đã hợp tác tạo ra quả thận được chỉnh sửa gene để cấy ghép.

Các nhà nghiên cứu đã loại bỏ các gene có hại của heo khỏi quả thận và các retrovirus bất hoạt ở heo có khả năng gây nhiễm trùng ở người. Các nhà khoa học cũng bổ sung gene người vào quả thận để tăng khả năng tương thích với bất kỳ người nhận nào.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts tin rằng quả thận mới của Slayman có thể tồn tại trong nhiều năm, nhưng cũng thừa nhận rằng còn nhiều điều chưa biết trong việc cấy ghép từ động vật sang người.

Đây là ca ghép tạng heo thứ ba vào người sống. Trước đó, các bác sĩ đã thực hiện hai ca ghép tim heo cho người, tuy nhiên bệnh nhân tử vong sau vài tháng do quả tim ghép bị nhiễm virus heo.

Cấy ghép nội tạng động vật sang người, còn được gọi là cấy ghép xeno, có thể mang lại hy vọng cho hàng nghìn người vẫn đang chờ hiến tạng. Nhu cầu về hiến tạng tại Mỹ luôn vượt xa số lượng có sẵn trong kho dự trữ. Mỗi ngày, tại Mỹ có 17 người chết trong khi chờ ghép tạng.

............
 
MKt0Rdp.png
MKt0Rdp.png
MKt0Rdp.png



 
MKt0Rdp.png
MKt0Rdp.png
MKt0Rdp.png



Kệ mẹ chúng nó, giống loài mình là ưu tiên hàng đầu, máu mủ ruột thịt gì với mấy con lợn mà phải khóc thương cho nó
 
Nói chung biện pháp tạm thời trong lúc đợi người hiến thận. Chứ ghép nội tạng khác loài thì không được 1 năm đâu.
 
Nói chung biện pháp tạm thời trong lúc đợi người hiến thận. Chứ ghép nội tạng khác loài thì không được 1 năm đâu.

Chỉnh sửa gene rồi. Trong bài cũng có nói là "có thể tồn tại trong nhiều năm". Còn được bao nhiêu thì chắc phải đợi
g3wDD5m.png


Trong hơn 5 năm, các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts và Công ty công nghệ sinh học eGenesis đã hợp tác tạo ra quả thận được chỉnh sửa gene để cấy ghép.

Các nhà nghiên cứu đã loại bỏ các gene có hại của heo khỏi quả thận và các retrovirus bất hoạt ở heo có khả năng gây nhiễm trùng ở người. Các nhà khoa học cũng bổ sung gene người vào quả thận để tăng khả năng tương thích với bất kỳ người nhận nào.
 
ví dụ tuổi thọ của lợn khoảng 20 năm; nuôi nó khoảng 1 -2 2 năm để thu hoạch nội tạng thì tuổi thọ của bộ phận đi cấy ghép có tương đồng với tuổi thọ của con vật đó không (thành ra cứ khoảng 10-20 năm ghép lại 1 lần); hay là tương ứng với tuổi thọ loài người do đã biến đổi gene
 
ví dụ tuổi thọ của lợn khoảng 20 năm; nuôi nó khoảng 1 -2 2 năm để thu hoạch nội tạng thì tuổi thọ của bộ phận đi cấy ghép có tương đồng với tuổi thọ của con vật đó không (thành ra cứ khoảng 10-20 năm ghép lại 1 lần); hay là tương ứng với tuổi thọ loài người do đã biến đổi gene
Đào thải hết đc vài năm đã là phước. Ông ghép thận người cũng đc mấy năm thôi, chứ phải ghép cái là hết bệnh đâu
 
ví dụ tuổi thọ của lợn khoảng 20 năm; nuôi nó khoảng 1 -2 2 năm để thu hoạch nội tạng thì tuổi thọ của bộ phận đi cấy ghép có tương đồng với tuổi thọ của con vật đó không (thành ra cứ khoảng 10-20 năm ghép lại 1 lần); hay là tương ứng với tuổi thọ loài người do đã biến đổi gene
Gan người ghép cũng chỉ chạy được 10 năm thôi fen
 
ví dụ tuổi thọ của lợn khoảng 20 năm; nuôi nó khoảng 1 -2 2 năm để thu hoạch nội tạng thì tuổi thọ của bộ phận đi cấy ghép có tương đồng với tuổi thọ của con vật đó không (thành ra cứ khoảng 10-20 năm ghép lại 1 lần); hay là tương ứng với tuổi thọ loài người do đã biến đổi gene
kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân thôi chứ người ghép thận hay hiến thận nghe nói sống không quá 40 năm với 1 quả thận đâu
 
Hàng người với người mà còn được có mấy năm thôi mà huống gì bọn chó lợn, cơ thể đào thải hàng ngày hàng giờ.
 
ví dụ tuổi thọ của lợn khoảng 20 năm; nuôi nó khoảng 1 -2 2 năm để thu hoạch nội tạng thì tuổi thọ của bộ phận đi cấy ghép có tương đồng với tuổi thọ của con vật đó không (thành ra cứ khoảng 10-20 năm ghép lại 1 lần); hay là tương ứng với tuổi thọ loài người do đã biến đổi gene
thận của người thay cũng chỉ được 10 năm mà phải uống thuốc chống đào thải liên tục. Của người thân trong gia đình cho thận thì còn được 20 năm hoặc hơn nhưng người lạ thì chỉ được tầm 10 năm. Nếu của lợn được 5 năm cũng là tốt lắm rồi, thay được thoải mái. Còn thận của người thì bên nước ngoài được thay tối đa là 2 lần thì phải, thành ra xác định là chỉ sống ổn tầm 20 năm sau khi thay. Trước có bà nào bên nhật phải chạy sang VN để được thay thận lần thứ 3 vì ở nhật éo cho thay nữa :shame:
 
kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân thôi chứ người ghép thận hay hiến thận nghe nói sống không quá 40 năm với 1 quả thận đâu
Là sao, tôi tưởng hiến thận vẫn sống bình thường với 1 quả thận chứ, chứ hiến xong sống không quá 40 ai dám hiến nữa
 
Con người đang hướng tới sự bất tử cả về thể xác lẫn tinh thần rồi, nhưng mà lúc đó chắc mình ngỏm củ tỏi rồi
uxby0Nl.gif
 
Là sao, tôi tưởng hiến thận vẫn sống bình thường với 1 quả thận chứ, chứ hiến xong sống không quá 40 ai dám hiến nữa
40 năm cũng gần nửa kiếp người rồi fen ví dụ fen đang 20 đi fen hiến cho người thân ruột thịt xong sống tới 60 là quá viên mãn rồi, người thân của fen họ cũng có thể sống thêm đến 40 năm cùng fen vậy còn gì bằng
 
Back
Top