Na Uy cấm các tàu du lịch chạy bằng nguyên liệu hóa thạch

TrenTungCaySo11

Senior Member

Na Uy là một quốc gia Bắc Âu rất nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Quốc gia này sở hữu vùng vịnh thu hút đông đảo du khách quốc tế và đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Tuy nhiên, từ năm 2026, chính phủ Na Uy sẽ chỉ cho phép các tàu du lịch chạy bằng nhiên liệu sạch được khai thác các tour du lịch ở vùng biển nước này nhằm bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững.​


1705161769969.png


Bờ Vịnh phía Tây của Na Uy là một trong những điểm thu hút du khách nhất khi họ đặt chân tới quốc gia Bắc Âu này. Mỗi năm, những du thuyền này lại đưa đến cho vùng khoảng nửa triệu du khách quốc tế. Với những người dân địa phương, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của họ.

Ông Frank Ole Bonsarksen, Quản lý cảng Geiranger, Na Uy, cho biết: "Đây là nguồn sống của chúng tôi, bất kể công việc là gì: Đi thuyền tuần tra trong vịnh hay là làm việc tại cảng. Rất nhiều người phụ thuộc vào nguồn thu từ du lịch và không có công việc nào khác".

Tuy nhiên, chính phủ Na Uy mới đây đã quyết định sẽ hạn chế đáng kể lượng du khách tới vùng Vịnh này cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường do xăng dầu của tàu thuyền gây ra. Từ năm 2026 trở đi, những du thuyền chạy bằng nhiên liệu này sẽ không được phép thả neo ở cảng.

Ông Eepen Barth Eide nhận định: "Ngành tàu biển có tỉ lệ phát thải trên mỗi hành khách cao nhất trong các ngành vận tải trên thế giới. Đó là lý do tại sao Quốc hội Na Uy đã quyết định áp dụng chính sách phát thải ròng bằng 0 đối với ngành này".

Đối với ngành du lịch tàu biển nói chung, chính sách này sẽ tạo ra một thử thách lớn vì không phải con tàu nào cũng đáp ứng được tiêu chuẩn nhiên liệu sạch. Tuy nhiên, đang có những con tàu nỗ lực trong việc chuyển đổi sang nhiên liệu sạch hơn, ví dụ con tàu MSC. Đây là con tàu tiên phong trong việc chạy bằng nhiên liệu thay thế dầu diesel, cụ thể là chuyển sang khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Trong tương lai, để đi vào vùng vịnh nổi tiếng này, các con tàu du lịch phải chạy bằng điện, mà pin chạy điện chỉ đủ để tàu hoạt động trong 3 4 tiếng đồng hồ. Mặc dù đã có những bước tiến đầu tiên, nhưng công nghệ để ngành du lịch biển hoàn toàn chạm mốc phát thải bằng 0 vẫn còn một chặng đường dài trước mắt.
 
Mấy thằng Na Uy ăn học 1st world mà ngu vật, nước Bắc Âu giàu nhờ dầu mỏ mà giờ đi chống dầu mỏ, trái đất nóng dần lên băng tan ra vừa tăng đất nông nghiệp, đất ở, mà còn tăng cả tuyến hàng hải ngang qua nhà mình, lợi đơn lợi kép lợi tam lợi tứ mà ngu đi đú theo bảo vệ môi trường giảm thải CO2. Trong khi đó ở nước tôi đây 3rd world giáo dục nát như tương nhưng dân khôn vãi lúa, dù biết rõ bản thân sống ở xứ nhiệt đới ven biển sẽ chịu thiệt hại nặng nhất do biến đổi khí hậu nhưng vẫn tỉnh táo ủng hộ phát triển kinh tế bất chấp môi trường phản đối giảm thải CO2 và gọi đó là úp bô, chiêu trò, woke.
 
LNG ko phải nhiên liệu hóa thạch à??? Đỉnh cao của tái định nghĩa dán nhãn

Liquefied fossil gas is formed when fossil gas is supercooled into its liquid state at about -260 degrees Fahrenheit (-160°C), a process known as liquefaction
cũng có this that mà :D
 
Thế là chỉ dành cho tàu phá băng chạy NLHN của Nga vào thôi chứ gì :shame:
Dành cho tàu chạy hybrid :D
Kiểu của bọn nó là tàu vào lãnh thổ hoặc cảng (fjord) thì bật pin lên để đảm bảo phát thải = 0, ra khỏi khu vực thì chạy xăng, dầu thoải mái.
Như bọn Corvus này quảng cáo làm pin chạy tàu từ 3-4 năm trước rồi.
 
Na Uy mà so với Thụy Sỹ đẹp hơn là chắc, nhưng Na Uy to quá nên cảnh đẹp nó rời rạc, từ chỗ này đến chỗ kia phải lái xe cả ngày.
 
xem trên insta bọn dân cứ nằm ra đường cản trở giao thông biểu tình chống dầu mỏ :))
 
Back
Top