NASA và SpaceX đưa phi hành đoàn Crew-8 lên trạm vũ trụ ISS

GloryJack

Senior Member
Trưa 4/3 (theo giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Endeavour của NASA rời bãi phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida (Mỹ), chở 4 phi hành gia lên ISS.

Các phi hành gia được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Các phi hành gia được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trưa 4/3 (theo giờ Việt Nam), tàu vũ trụ Endeavour của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã rời bãi phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida (Mỹ), chở 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) theo chương trình Crew Dragon.
Tàu Endeavour được phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa Falcon-9 của Công ty khai phá không gian SpaceX.
Từ năm 2020, SpaceX đã cung cấp dịch vụ đưa phi hành gia lên ISS theo Chương trình phi hành đoàn thương mại của NASA.
Các phi hành gia lên ISS trong sứ mệnh Crew-8 lần này là 3 nhà du hành người Mỹ Matthew Dominick (chỉ huy tàu), Jeanette Epps và Michael Barratt - chuyên gia về y học hàng không vũ trụ, cùng nhà du hành người Nga Alexander Grebenkin.

Dự kiến, phi hành đoàn sẽ cập bến ISS sau 16 giờ bay. Trong thời gian 6 tháng làm việc trên ISS, phi hành đoàn Crew-8 sẽ thực hiện khoảng 250 thí nghiệm trong môi trường vi trọng lực của quỹ đạo, trong đó có sử dụng tế bào gốc để tạo ra các cụm tế bào (có thể phát triển và sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy 3D) nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu các bệnh thoái hóa, tận dụng môi trường vi trọng lực để tế bào phát triển 3 chiều.
Các thành viên của Crew-8 sẽ hội ngộ các nhà du hành đang có mặt trên ISS, gồm 3 nhà du hành người Nga và 4 nhà du hành thuộc sứ mệnh Crew-7.
Sau khoảng 1 tuần bàn giao công việc, các thành viên của Crew-7 (gồm 2 người thuộc NASA, một người Đan Mạch và một người Nhật Bản) sẽ trở về Trái Đất trên tàu Dragon.

 
Lên iss như nào nhỉ, cái iss bay rõ nhanh. Phóng từ dưới đất lên chắc cũng phải căn lúc iss đi qua ấy nhỉ, xong rồi đoạn ghép nối tàu với iss nữa chứ
 
Uh. Vậy thì tàu phóng lên cũng nhanh so với trái đất chứ có nhanh so với iss đâu?
Ô phải hiểu là iss quỹ đạo n quay tròn xoay quanh trái đất, còn tàu n được phóng theo phương vuông góc với trái đất rồi mới thành tròn. Cái khó là tính toán làm sao cho 2 quỹ đạo n cắt nhau. Và chọn thời điểm phóng thế nào để n có thể cắt nhau trong thời gian ngắn nhất. Thực ra vật lý phổ thông cho những bài toán này khá là hay nhưng bên mình chả ai dạy
 
Đòi rời ISS ra chơi riêng mà lại thế này à :misdoubt: :misdoubt:
Cái này là trao đổi thôi. Mỹ cho 1 phi hành gia Nga bay ké và ngược lại. Mục đích là để nếu trong trường hợp tàu của 1 trong 2 bên gặp trục trặc mà không bay được thì luôn có phí hành gia của nước còn lại trên ISS để vận hành phần trạm của nước đó.
 
Ô phải hiểu là iss quỹ đạo n quay tròn xoay quanh trái đất, còn tàu n được phóng theo phương vuông góc với trái đất rồi mới thành tròn. Cái khó là tính toán làm sao cho 2 quỹ đạo n cắt nhau. Và chọn thời điểm phóng thế nào để n có thể cắt nhau trong thời gian ngắn nhất. Thực ra vật lý phổ thông cho những bài toán này khá là hay nhưng bên mình chả ai dạy
vãi cả chấy, hay nhưng đ ai dạy. :sweat:, đ hiểu kiểu gì, đòi giảm tải các kiểu mà nhét vật lý tính toán cho vào chắc lại loạn

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ô phải hiểu là iss quỹ đạo n quay tròn xoay quanh trái đất, còn tàu n được phóng theo phương vuông góc với trái đất rồi mới thành tròn. Cái khó là tính toán làm sao cho 2 quỹ đạo n cắt nhau. Và chọn thời điểm phóng thế nào để n có thể cắt nhau trong thời gian ngắn nhất. Thực ra vật lý phổ thông cho những bài toán này khá là hay nhưng bên mình chả ai dạy
Khi lên được quỹ đạo thì chúng nó sẽ di chuyển cùng V nếu không có gì tác động, con tàu chi cần được cung cấp 1 lực đẩy nhỏ để catch up. Vật lý dạy mấy bài này có mà.
 
Ô phải hiểu là iss quỹ đạo n quay tròn xoay quanh trái đất, còn tàu n được phóng theo phương vuông góc với trái đất rồi mới thành tròn. Cái khó là tính toán làm sao cho 2 quỹ đạo n cắt nhau. Và chọn thời điểm phóng thế nào để n có thể cắt nhau trong thời gian ngắn nhất. Thực ra vật lý phổ thông cho những bài toán này khá là hay nhưng bên mình chả ai dạy
bài này đưa vô cùng lắm là vật lý đại cương 1 thôi, tất nhiên là bỏ qua 1 tá thứ
 
Thím cho hỏi là con iss vẫn chịu lực hút của trái đất không nhỉ, và nếu nó vẫn chịu lực hút thì phần động cơ nào đẩy nó liên tục nhỉ
8JgyqcC.gif
Cùng lúc con tàu chịu 2 lực

Lực hút của trái đất và lực ly tâm của chuyển động quay tròn .

2 lực này ngược chiều nhau ,

Và với mỗi vận tốc , ở 1 độ cao nhất định thì 2 lực này sẽ triệt tiêu nhau .

Nên không tốn nhiên liệu để duy trì độ cao , con tàu hầu như sẽ bay liên tục ở 1 độ nhất định đó thôi .
 
vãi cả chấy, hay nhưng đ ai dạy. :sweat:, đ hiểu kiểu gì, đòi giảm tải các kiểu mà nhét vật lý tính toán cho vào chắc lại loạn

via theNEXTvoz for iPhone

giờ có như xưa đâu mà cần người dạy. trước kia thấy hay nhưng không có đường tìm hiểu là đúng. giờ thấy hứng thú cái gì cứ có khi không cần thao tác gõ phím, chỉ cần nói là nó tìm cho hết rồi mà vẫn còn muốn đưa vào chương trình phổ thông:censored:
 
Back
Top