Ngân hàng xử lý tài khoản lâu không sử dụng thế nào?

Bing AI

Senior Member

Hầu hết ngân hàng sẽ quy định đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 đồng và không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian quy định.

Với thẻ ATM, kể cả khi không sử dụng, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như phí quản lý tài khoản ngân hàng; phí thường niên; phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking... đến khi hết số dư.

Hầu hết ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian, thông thường là sau 6-18 tháng khi tài khoản hết số dư.

Đóng tài khoản khi không phát sinh giao dịch thời gian dài​

Ngân hàng BIDV hiện quy định đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi số dư trong tài khoản về 0 đồng và không phát sinh giao dịch nào trong 6 tháng liên tiếp với tài khoản VND, 12 tháng với tài khoản ngoại tệ (trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng).

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo tới khách hàng thông qua một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn, gọi điện thoại...

Cùng với việc đóng tài khoản, nhà băng này sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai.

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, nếu khách hàng muốn sử dụng lại tài khoản phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.


Các ngân hàng sẽ thu phí thường niên, dịch vụ SMS Banking, Internet Banking (nếu có đăng ký)... với các tài khoản lâu ngày không sử dụng đến khi số dư về 0 đồng. Ảnh: Nam Khánh.
tai khoan anh 1

Các ngân hàng sẽ thu phí thường niên, dịch vụ SMS Banking, Internet Banking (nếu có đăng ký)... với các tài khoản lâu ngày không sử dụng đến khi số dư về 0 đồng. Ảnh: Nam Khánh.
Tương tự, Vietcombank và VietinBank cũng có quy định đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 đồng và không phát sinh giao dịch trong 12 tháng liên tục.

Với Agribank, khi hết thời hạn thẻ, tài khoản sẽ bị đóng tự động. Nếu tài khoản còn số dư, tiền sẽ bị "treo" trong tài khoản. Khách hàng có nhu cầu lấy lại sẽ phải ra quầy giao dịch thực hiện các thủ tục theo quy định của ngân hàng.

Nhà băng này cũng không thu phí trong thời gian tạm khoá thẻ. Tài khoản không đủ số dư tối thiểu và không hoạt động trong 12 tháng sẽ bị Agribank đưa vào chế độ tài khoản ngủ, không hạch toán thu phí. Sau 36 tháng tiếp theo, tài khoản vẫn không hoạt động, ngân hàng sẽ đóng tài khoản.

Hiện Agribank quy định số dư tối thiểu cần duy trì trong tài khoản thanh toán tại mọi thời điểm (kể từ khi mở tài khoản thanh toán) là 50.000 đồng với tài khoản khách hàng cá nhân VND và 10 USD hoặc 10 EUR với tài khoản ngoại tệ.

Đối với tài khoản của tổ chức, số dư tối thiểu là 1 triệu đồng hoặc 100 USD, 100 EUR nếu là tài khoản ngoại tệ.

Ngân hàng thương mại cổ phần thì sao?​

Không riêng nhóm ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng có quy định cụ thể về việc đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi không phát sinh giao dịch trong thời gian dài.

Trong đó, Techcombank quy định đóng tài khoản khi số dư dưới mức tối thiểu và không phát sinh giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn 1 năm liên tục, trừ các tài khoản góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng này cũng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ và thông báo trước cho khách hàng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản.

ACB cũng sẽ tự động đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi khách không sử dụng và không thu bất cứ chi phí nào. Khách muốn hủy tài khoản, thẻ sẽ phải nộp thêm 20.000 đồng.

Tương tự, tài khoản không giao dịch tại TPBank sẽ chuyển về trạng thái "ngủ" khi số dư không đủ thanh toán các khoản phí.

Hiện tại, các ngân hàng đều có chính sách tạm khóa hoặc đóng tài khoản khi số dư về 0 hoặc dưới số dư tối thiểu và chủ tài khoản không phát sinh giao dịch trong thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.
 
Cách đây tầm 7-8 năm mở tài khoản Timo, nó báo ko mở được do có tài khoản bên VP. Gọi sang VP check thì cũng ko có thông tin tài khoản nhưng lại có thông tin cá nhân ở đó. Bảo nó xoá đi rồi sau đó mở tài khoản Timo được. Thế mà éo hiểu sao tự nhiên hôm trước nhận được tin nhắn của VP báo có tài khoản chuẩn bị đưa vào chế độ ngủ
 
Mình có cái thẻ BIDV không dùng chục năm rồi, hồi đó ngu tk còn hơn 100k đéo rút bớt 50k đi cứ để hàng tháng nó vẫn sms trừ 11k cho đến khi hết tiền.
 
Rồi những tk còn cả trăm triệu, những chủ tk ẹo mà ko ai biết thì sao
bên agribank nó đóng băng cho mình, ra làm lại thẻ là đăng nhập được thôi :v
hồi đấy ký mãi mới ra đúng cái chữ ký hôm đi mở bank, mệt vl
 
Rồi những tk còn cả trăm triệu, những chủ tk ẹo mà ko ai biết thì sao
 
tôi thì bỏ hết trứng vào 1 giỏ, sau có mệnh hệ gì thì con cháu còn biết đường mà đi rút
 
Cách đây tầm 7-8 năm mở tài khoản Timo, nó báo ko mở được do có tài khoản bên VP. Gọi sang VP check thì cũng ko có thông tin tài khoản nhưng lại có thông tin cá nhân ở đó. Bảo nó xoá đi rồi sau đó mở tài khoản Timo được. Thế mà éo hiểu sao tự nhiên hôm trước nhận được tin nhắn của VP báo có tài khoản chuẩn bị đưa vào chế độ ngủ
timo thời VP thì giờ nó là tài khoản của VP mà bác
 
tôi thì bỏ hết trứng vào 1 giỏ, sau có mệnh hệ gì thì con cháu còn biết đường mà đi rút
Con cháu dạo này chuyên nghiệp lắm, ông bà mất phát chia nhau đi các bank hỏi ngay, ngồi đó mà lo nó ko biết đường rút 😕
 
thường là đem giấy đi các ngân hàng hỏi ra ngay. có bà chị gần nhà chồng tai nạn chết đem giấy đi thu về được hơn 500tr

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tôi sẽ làm 1 cái két để giâý tờ. Loại chống được cháy. Trong đó để 1 quyển sổ ghi những lời muốn nói, những kinh nghiệm tích lũy được chia sẻ với con cái. 1 quyển ghi mật khẩu, tài khoản, tài sản, ngân hàng, mình nợ ai ai nợ mình. Đề phòng chết đột xuất thì người thân còn biết mà tìm tài sản.
 
:nosebleed: ê mà 2 thằng trên kia nói nghe dễ ăn quá vậy? khơi khơi đem giấy tờ qua là tụi bank nó gật đầu cái rụp liền hả? tưởng phải kêu CA khu vực tới cùng rồi đem giấy khai tử rồi chứng minh phả hệ hay huyết thống chi đó tùm lum tùm la bao bước nè ?
 
Tôi sẽ làm 1 cái két để giâý tờ. Loại chống được cháy. Trong đó để 1 quyển sổ ghi những lời muốn nói, những kinh nghiệm tích lũy được chia sẻ với con cái. 1 quyển ghi mật khẩu, tài khoản, tài sản, ngân hàng, mình nợ ai ai nợ mình. Đề phòng chết đột xuất thì người thân còn biết mà tìm tài sản.
lấy cuốn sổ đó ra ghi thêm vô là cấm vợ con cháu chắt sau này chơi voz nữa,làm liền đi 🤣🤣😆😆
 
tk vpb hôm nay thấy thông báo tự động huỷ do lâu ko sử dụng, ko biết các bank khác có tự huỷ như vpb k

via theNEXTvoz for iPhone
 
Ngân hàng nó có gửi email hoặc tin nhắn về đthoại mỗi khi có khuyến mãi mà. Nếu người nhà mất cứ giữ đthoại lại khoảng 1-2 tháng thế nào cũng có tin nhắn quảng cáo của ngân hàng. Lúc đó thì đem giấy báo tử và giấy chứng nhận quan hệ (khai sinh, đăng kí kết hôn) ra lãnh tiền thôi.
Còn nợ thì đc xoá à các fen?
 
:feel_good: nợ ngân hàng đa số phải cắm giấy tờ nhà đất thì sao mà xù nổi, chết thì kêu gia đình người thân hóa vàng căn nhà trả cho bank, nên nhớ bank phủi tay trước bất kỳ trách nhiệm liên wan nào luôn dễ dàng, còn dân thì đố mà xủ nổi 1 xu nếu nợ bank
 
Back
Top