Ngành công nghiệp đạo lý gây tổn hại và sợ hãi

Tác giả Lê Bích cho biết ngành công nghiệp đạo lý đang xuất hiện - Ảnh: NHÃ NAM
Tác giả Lê Bích cho biết ngành công nghiệp đạo lý đang xuất hiện - Ảnh: NHÃ NAM

Tác giả Lê Bích vừa ra mắt cuốn sách tranh có tựa Người nói đạo lý thường khá giả (Nhã Nam, NXB Hà Nội).

Cuốn sách kể về một ông chồng công sở nghèo, bị vợ dằn hắt, trải qua những cuộc phiêu lưu vào thế giới cổ tích rồi trở về mở... học viện đạo lý kiếm bộn tiền.

Sau sáu năm, Lê Bích - tác giả từng là hiện tượng xuất bản khi được các bạn trẻ yêu thích và trích dẫn khắp nơi - trở lại với một cuốn sách với nhiều quan sát xã hội, thời đại hơn nhưng vẫn bằng giọng hài hước quen thuộc của anh.

"Ngành công nghiệp" đạo lý​

Lê Bích cho biết tám năm sau cuốn Dịch từ tiếng yêu sang tiếng Việt, anh có sở thích mới là quan tâm đến những vấn đề xã hội hơn.

Anh đi học vài khóa học về xã hội, tổ chức vài đơn vị hoạt động xã hội, làm trí tuệ nhân tạo... Anh không nghĩ rằng mình sẽ quay lại làm nội dung, viết sách nữa.

Nhưng rồi gần đây anh gặp lại những người bạn trước đây học Bách khoa, làm kỹ thuật ở một tập đoàn nào đó, bỗng thành một thạc sĩ về dạy đời, dạy người khác cách sống, mở học viện nói đạo lý, tuyên bố mình là "người cho đi", cho mọi người bài học đời sống của mình và thu tiền.
Anh cảm thấy rất choáng váng. Nhìn ra xung quanh thấy bạn bè khắp nơi đều đọc Muôn kiếp nhân sinh hay nói về duyên kiếp và thích lôi các bài học đạo đức xưa ra để kể lại.

Anh nhìn thấy sau ngành công nghiệp dạy kiếm tiền nhanh, kiếm tiền từ hai bàn tay trắng thì ngành công nghiệp dạy đời, công nghiệp đạo lý, công nghiệp chữa lành đang xuất hiện.

Không phủ nhận hoàn toàn cái gọi là ngành dạy đời, chữa lành nhưng tác giả Lê Bích nhận thấy nó đang bị một số người lạm dụng để kiếm tiền.


"Một khóa học chữa lành tầm 80 triệu đồng, thậm chí 200 triệu đồng thì người tổn thương đi chữa lành kia lại thêm tổn thương cả tài chính. Một trào lưu trở thành độc hại khi một số người lạm dụng người khác để kiếm bộn tiền", Lê Bích nói với Tuổi Trẻ.

Một khóa học chữa lành tầm 80 triệu đồng, thậm chí 200 triệu đồng thì người tổn thương đi chữa lành kia lại thêm tổn thương cả tài chính. Một trào lưu trở thành độc hại khi một số người lạm dụng người khác để kiếm bộn tiền.
LÊ BÍCH
Cuốn sách Người nói đạo lý thường khá giả của Lê Bích - Ảnh: T.ĐIỂU
Cuốn sách Người nói đạo lý thường khá giả của Lê Bích - Ảnh: T.ĐIỂU

Sợ hãi khi đi bán "đạo lý"​

Nhà văn Trang Hạ rất đồng tình với Lê Bích rằng có một ngành công nghiệp dạy đời, nói đạo lý phát triển khá sôi động.

Chị chia sẻ với tư cách một "người trong cuộc", người bán những viết lách của mình cho những người muốn nhờ vào những viết lách mua được đó để trở thành diễn giả và rồi tham gia vào công nghiệp đạo lý thu lợi.

Chị cho biết khách hàng mua nội dung từ chị (những bài đăng trên mạng xã hội, bài phát biểu, thậm chí là những cuốn sách) có thể là diva, vợ ca sĩ, chồng hoa hậu, đại gia, chính khách...

Nhờ những nội dung này mà họ được đám đông công chúng khen ngợi thông minh, xây dựng được thương hiệu cá nhân.
 
những người hay nói đạo lý thường hay sống như ...
Q3OGEPn.gif
 
má tôi nhớ page down là đầu tàu của nói đạo lý mà, có sống như lol ko thì ko biết :sweat:
 
Câu...vô nghĩa nhất là câu này. Nghe đồn cái bô già trên tờ tiền cũng hay nói đly lắm ah :v
biết ổng nói thật hay ko, hay mấy đứa cháu ổng nhét vào mồm. Nhiều chuyện rất là phi lí mà nó cũng nhét vào mồm ông
 
Nghèo vẫn nói đạo lý thôi. Tôi ra ngồi quán cf cóc nghe suốt. Có đều ko ai quan tâm đạo lý của người nghèo :doubt:
Thằng nghèo nói mấy lời đó thì ngta bảo chém gió, xàm l. Còn nếu là ng giàu thì sẽ là nói đạo lý.
 
biết ổng nói thật hay ko, hay mấy đứa cháu ổng nhét vào mồm. Nhiều chuyện rất là phi lí mà nó cũng nhét vào mồm ông
Thật ra tui k mấy care vụ đó. Cái lên án là câu nói trên. Nó là cách ngụy biện cơ bản. K thảo luận cái đạo lý đó đúng sai mà lại assume và đánh vào ng nói
 
Mặc dù đạo lý mõm nhưng dù sao cũng tốt hơn nghe nó thốt ra từ mấy thằng yang hồ mạng :doubt:
 
Bác sĩ tâm lý trường lớp bài bản ko nghe, nghe đám xạo lol chiên da chữa lành. Dân xứ này lạ vậy.
 
Back
Top