Ngta nói về trái phiếu DN như này có đúng ko?

Tụi tư vấn nói chuyện cũng gian lắm đó thím. Hồi trước mình bị dụ mua TP, nv nói bank bảo lãnh, mình hỏi bảo lãnh sao e, nếu doanh nghiệp phá sản hay bị gì là bank chịu trách nhiệm ah. Nv nói đúng rồi a, bank sẽ bảo lãnh phát hành và chịu trách nhiệm theo luật nhà nước. Cái về mình search vụ TP bồi thường theo luật nn ra sao, lòi ra cái bảo lãnh phát hành và bảo lãnh thanh toán. Sợ lun ko dám mua. :sweat:
Một lủ lừa đảo cả, y chang bảo hiểm.
 
thế thím viết vào cái chiều còn lại đi anh em mở mang chút
hóng bài viết chiều ngược lại để đối chứng :sure:
Viết ngược lại thì tôi cũng khác gì cách hành văn cay cú, 1 chiều bên trên.
Nhưng đọc qua một lượt thì thấy một số điều bị cố tình hiểu sai như sau:

1. Vì trái phiếu phải phát hành dựa trên kế hoạch xử dụng của doanh nghiệp (Dự án A, dự án B,...). Việc một doanh nghiệp không vay được ngân hàng cho dự án A, không chỉ do doanh nghiệp hết tài sản đảm bảo, mà có thể do ngân hàng nhà nước cạn room tín dụng, hoặc chính sách của nhà nước khi cho vay đối với kế hoạch kinh doanh đó, sản phẩm đó bị hạn chế (ví dụ vay để nhập máy móc qua sử dụng, etc).

3. Việc định giá khống là hành vi vi phạm pháp luật, không thể nói trái phiếu là xấu khi làm nó theo cách vi phạm pháp luật. Thêm nữa, như (1) tôi nói, ngân hàng dù có bảo lãnh phát hành cũng không có trách nhiệm và quyền hạn định giá doanh nghiệp, việc này là của kiểm toán doanh nghiệp. Việc bảo lãnh phát hành của ngân hàng không mang ý nghĩa kiểm toán.

5. Như (1) tôi nói, phát hành trái phiếu phải kèm kế hoạch sử dụng vốn, việc dùng sai mục đích sử dụng vốn là trái luật. VD: NVL vẽ ra Nova Market đề hút trái phiếu nhưng dùng vốn đó để gồng cho BĐS là sai, không thể nói trái phiếu là xấu khi làm nó theo cách vi phạm pháp luật. Những công ty đang dùng tốt đòn bẩy trái phiếu như Hòa Phát trong việc mở rộng sản xuất thì họ có tội gì?

6. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. Nên việc bùng trên lý thuyết là không thể, doanh nghiệp còn tồn tại thì còn phải trả nợ, hoặc phá sản thì các bên liên quan ra tòa, dây dưa thì doanh nghiệp vẫn ăn án kinh tế như thường. Ngân hàng có các công cụ mạnh hơn, nên có cơ sở để đòi lại sớm hơn, có lợi hơn về lãi xuất là đúng, trái phiếu nhỏ lẻ thiếu động lực để chủ nợ đưa đến tận cùng pháp luật hơn là đúng. Nhưng bảo doanh nghiệp bùng trái phiếu thì người giữ trái phiếu mất trắng là sai.
 
Cách viết nhắm vào sai phạm của trái phiếu, nhằm tẩy chay. Nên kiến thức một chiều như vậy không đáng dung nạp.
Nhưng hợp lý mà, còn bạn thấy sai thì cứ nhảy vào đầu tư
 
Nhưng mà doanh nghiệp đang khó khăn phát hành trái phiếu thì ndt nào dám mua những doanh nghiệp như vậy ?
 
Nhưng mà doanh nghiệp đang khó khăn phát hành trái phiếu thì ndt nào dám mua những doanh nghiệp như vậy ?
Liều ăn nhiều thôi thím. Trái của DN ngon thì lãi suất thấp, mà cũng không đến lượt dân đen mua nữa, nhà đầu tư tổ chức nó húp cái rụp.
 
Back
Top