Người bán vé số dạo 'sang chảnh' nhất Việt Nam

Bing AI

Senior Member

Hằng ngày, một cụ ông rời nhà với trang phục sơ mi 'đóng thùng', quần kaki, giày tây. Ông còn khoác thêm chiếc áo ghi lê, đeo cà vạt trịnh trọng. Nếu không có xấp vé số và chiếc mũ Thần tài, dễ nhầm tưởng ông đi dự hội họp…​

Đó là ông Đoàn Văn Thái (69 tuổi, ngụ P.5, Q.11, TP.HCM). Hơn 6 năm nay, ông Thái bán vé số dạo vừa mưu sinh, vừa trích 40 - 50% tiền lời để làm từ thiện.
Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ
Như Lịch

"Tôi bán vé số, đâu phải ăn xin"

Tôi quen ông Thái khi tham gia bán vé số dạo để viết phóng sự Vé số đây! (năm 2019). Hồi ấy, tôi đã rất ấn tượng về trang phục cũng như phong cách bán vé số đặc biệt của ông Thái. Từ đó đến nay, nhà tôi là một trong những điểm dừng chân quen thuộc của ông mỗi khi đi bán ở khu vực Q.Tân Bình.
Trang phục bán vé số dạo của ông Thái đủ mặc cho cả tuần



Dù nhiều năm dầm mưa dãi nắng bán vé số, ngoại hình ông Thái dường như không mấy thay đổi. Vẫn râu, tóc dài và bạc trắng. Vẫn nước da nâu hồng hào khỏe khoắn, gương mặt phương phi. Vẫn giọng nói điệu cười sang sảng, có phần hồn nhiên...
Nhưng trang phục của ông có sự đổi mới. Bình thường, ông mặc chỉn chu với áo sơ mi đóng thùng, mang giày tây khi đi bán vé số dạo. Hơn một năm nay, ông còn "chơi" thêm mỗi ngày một cái áo ghi lê kèm chiếc cà vạt màu nổi, xoay tua đủ mặc cho cả tuần. Chiếc mũ cao bồi ông hay đội trước đây nay đã được thay bằng chiếc mũ Thần tài rực rỡ, đính nhiều hạt châu và đá lấp lánh. Có thể nói ông đi đến đâu là kéo theo sự thích thú, tò mò, đôi lúc xen lẫn chút dị nghị của bá tánh ở đó.
Anh Quách Văn Nhứt, nhân vật trong loạt bài Sinh tồn hậu chấn thương tủy sống, nhận 3 triệu đồng hỗ trợ từ ông Thái
"Trời! Ông đi bán vé số mà sao mặc đồ đẹp quá vậy?"; "Trước giờ chưa thấy ai bán vé số lại đeo cà vạt như ông!"... Mỗi khi nghe những thắc mắc như thế, ông Thái đều đáp: "Tôi đi bán vé số, đâu phải ăn xin mà mặc đồ nhếch nhác".
Mỗi sáng, ông Đoàn Văn Thái đi bán vé số và mua đồ ăn cho vợ
Ông Thái khoe mua áo quần và phụ kiện ở chợ vải với giá khá rẻ, chẳng hạn cà vạt 30.000 đồng/chiếc, áo ghi lê khoảng 100.000 đồng/cái. "Cứ màu chói, màu tươi là tôi khoái lắm! Mặc màu tươi cho đời sáng hơn, cho ra phong cách mới của người bán vé số dạo!", nói xong ông Thái lại cười ha hả.
“Bà ơi, ăn bún nè!”. Hơn 4 năm nay, ông Thái chăm sóc người vợ bị bệnh thấp khớp và tiểu đường nặng

Hiện nay, mỗi ngày ông Thái bán 300 tờ vé số. Theo ông, từ khi diện đồ đẹp và đội mũ Thần tài, ông bán vé số mau mắn hơn. Ông kể: "Tôi chưa bao giờ trả lại vé ế cho đại lý. Mấy bữa mưa bão dầm dề, vé bán không hết thì tôi cũng chịu luôn, chơi luôn. May thì trúng, không may thì nhịn ăn đắp vô, có gì đâu!".

Ông Thái lang thang khắp nơi để bán vé số. Trong ảnh, ông bán vé số tại chợ Bình Thuận, Q.Bình Tân, TP.HCM
Thỉnh thoảng bán xong sớm, trên đường về gặp người tàn tật còn nhiều vé số, ông mua hết (với giá 10.000 đồng/tờ) để bán giúp họ. Có hôm thấy một phụ nữ cầm xấp vé ế hớt hải vừa chạy vừa khóc bởi đã cận giờ xổ số, ông Thái mua toàn bộ 60 tờ để bán giúp bà, không lấy một đồng lời. "Lúc đó tôi nghĩ là thôi lâu lâu ôm nhiều vé một bữa coi sao. Vậy mà không ôm được, tôi đi một lúc khách cũng hỏi mua hết à", ông hồ hởi.

“Ông già Noel” Đoàn Văn Thái phát quà cho trẻ em trong một số khu dân cư tại TP.HCM
Cụ ông khẳng định luôn tuân thủ nguyên tắc bán vé số tự mình đề ra, đó là: "Tôi mời vé số, người ta thích thì mua, không thích thì thôi, chứ tôi không bao giờ nài ép họ. Những lúc khách đang ăn cơm, mình không nên làm phiền họ".

Hàng trăm triệu đồng giúp người nghèo

Hầu như hôm nào cũng vậy, cứ 5 giờ sáng, ông Thái thức dậy làm việc nhà, vệ sinh cho vợ (vợ ông nhiều năm nay bị bệnh thấp khớp và tiểu đường nặng, không đi lại được - PV). 6 giờ rưỡi, ông lội bộ bán vé số, vòng về tranh thủ mua một ít thực phẩm. Tầm 9 giờ, ông về nhà cho vợ ăn uống và nấu cơm ăn trưa rồi tiếp tục đi bán.

Ông Thái tặng quà Trung thu cho trẻ em tại Cơ sở bảo trợ xã hội Thảo Đàn, TP.HCM
Hai vợ chồng sống trong căn nhà cũ, được ngăn thêm 3 phòng trọ nhỏ cho thuê. Từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19, hầu hết các căn phòng này không có người mướn. Trước đây, ông trải qua nhiều nghề như thợ luyện kim, nhân viên giao nhận chứng từ, bán bánh chưng bánh giò, sửa điện tử...

Khi đứa con duy nhất qua đời vì bạo bệnh năm 2012, ông Thái bị khủng hoảng tâm lý. Biến cố đó đã khiến ông không cắt tóc và râu suốt hơn 11 năm nay. Từ một người "khô khan", ông Thái bỗng có lúc "xuất khẩu thành thơ" và hay nói triết lý cao siêu nên một số người gọi ông là "khùng, điên". Một thời gian dài, ông treo tấm bảng to trước cửa nhà, hỏi mình và hỏi đời những câu suy tư: "Chân trời không - Chân lý có - Chân thật có không?"

Rồi ông tự đi tìm lời giải cho mình bằng công việc bán vé số từ tháng 11.2017 cho đến nay. Tiền lời được ông trích ra 40 - 50% để làm từ thiện. Lang thang khắp chốn, thấy người nào hoàn cảnh khó khăn là ông ghé vô hỏi thăm, giúp đỡ. Tết, ông thường chuẩn bị những phần quà (mỗi suất trị giá khoảng 350.000 đồng, gồm 10 kg gạo loại ngon, sữa, dầu ăn, đường, nước tương) để đem tặng người neo đơn, tàn tật.

"Tôi thấy người nào khổ thì giúp thôi, mỗi người từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Nếu tôi cứ đắn đo so tính, hoặc cứ chờ, cứ ước khi nào có thật nhiều tiền mới làm từ thiện, thì biết đến bao giờ mới thực hiện được", ông Thái chia sẻ.

Một lần, khi bán vé số trên đường Đội Cung (Q.11, TP.HCM), ông Thái thấy một cụ già ngoài 80 tuổi ngồi đăm chiêu trước căn nhà nhỏ xập xệ. Tấp vào trò chuyện mới hay từ lâu cụ già ao ước lợp lại mái nhà cho đỡ dột và bớt nóng bức, nhưng không thể kiếm đâu ra tiền. Vài hôm sau, ông Thái quay lại giúp cụ 5 triệu đồng để mua tôn lợp và trả tiền công cho thợ...
 
Cũng từng gặp 1 trường hợp mặc sơ vin giống vầy, mình cũng lần đầu thấy và không nghĩ là bán vé số.

Bữa đó ngồi uống cafe chờ thằng bạn nên ngồi có 1 mình, ông đó ghé vô tưởng hỏi đường ai dè:"Anh trai úng hộ em gái tờ vé số đi anh trai, lâu quá hổng gặp cái quên người ta rồi hỏ".

Mình cũng hơi ngại nên nhìn 1 vòng, ai cũng nhìn mình hết quê vãi, nhưng cũng ủng hộ "em gái" 3 tờ :pudency:
 
Huhu, thế mà hồi trước có bài nói về mấy bác xe ôm Bờ Hồ mặc vest thì các bạn in different location bay vào táp tới tấp :too_sad: công lý ở đâu?
 
ngoài Bắc ít người bán vé số nhỉ.
ở SG ngồi quán nào cũng có người vô mời vé số. nhưng mà tiền đâu mà ủng hộ hoài. Đã thế nhiều người thấy mình từ chối là họ đứng đó lầy.
 
ngoài Bắc ít người bán vé số nhỉ.
ở SG ngồi quán nào cũng có người vô mời vé số. nhưng mà tiền đâu mà ủng hộ hoài. Đã thế nhiều người thấy mình từ chối là họ đứng đó lầy.
MÌnh hay đi SG thấy k mua họ đứng xíu đi ah, thoải mái thôi. Nhưng đúng là nhiều ng bán vé số thật. Hôm nọ có bà kia đi qua mời mua vé số, bảo hôm qua đại lý nhắn bán trúng nguyên lô đặc biệt mà không nhớ ai, thấy cũng thương, đành móc ra ủng hộ 5 tờ :shame:
 
MÌnh hay đi SG thấy k mua họ đứng xíu đi ah, thoải mái thôi. Nhưng đúng là nhiều ng bán vé số thật. Hôm nọ có bà kia đi qua mời mua vé số, bảo hôm qua đại lý nhắn bán trúng nguyên lô đặc biệt mà không nhớ ai, thấy cũng thương, đành móc ra ủng hộ 5 tờ :shame:
đúng là nhiều người ý tứ, nhưng cũng có nhiều người thích lầy lắm thím, họ đứng đó chờ đến khi nào thím thấy khó chịu mà mua thì thôi :beat_brick:
 
ngoài Bắc ít người bán vé số nhỉ.
ở SG ngồi quán nào cũng có người vô mời vé số. nhưng mà tiền đâu mà ủng hộ hoài. Đã thế nhiều người thấy mình từ chối là họ đứng đó lầy.
thay vì bán vé số thì ôm 1 giỏ tạp phẩm bán kẹo cao su, tăm, bấm móng tay, móc chìa khóa :sexy_girl:
 
Ông bác này mới 69 tuổi cứ gọi là bác, gọi cụ làm gì cho già ra
Chúc bác luôn vui khoẻ
 
Mình không chọn được nghề nhưng có thể chọn outfit mình thích mà.
Như mấy ông chạy grab 4 bánh mặc xuề xòa nhìn lôi thôi vãi, đóng bộ sơ vin tinh tươm vào khách nó mới thích chứ.
 
Back
Top