Người nổi tiếng, 'hot girl' vi phạm pháp luật nếu livestream bán hàng không rõ nguồn gốc

Cryolite 8

Senior Member

Không ít người nổi tiếng, "hot girl", TikToker đang tận dụng độ nhận diện của bản thân để bán hàng online bằng hình thức livestream trên nhiều nền tảng thương mại điện tử.

Hàng dỏm và độ


Và hiện nay không ít người tiêu dùng vẫn đang nhầm lẫn giữa chất lượng hàng hóa với độ "hot" của người bán hàng.

Vụ việc kho hàng của TikToker Mailystyle chuyên livestream bán hàng đạt ngàn đơn bị cơ quan chức năng TP Hà Nội kiểm tra, phát hiện phần lớn sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ là một điển hình.

Bán hàng không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật​

Luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn luật sư TP.HCM) giải thích căn cứ để xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa thể hiện trên bao bì, tài liệu kèm theo; chứng từ chứng nhận xuất xứ, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26-8-2020 của Chính phủ.

Mức phạt tiền được áp dụng tính theo giá trị hàng hóa vi phạm, dao động từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Luật sư lưu ý mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện, trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.


Ngoài bị phạt tiền, người bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật.

Đồng thời buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, người bán hàng thậm chí có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội "lừa dối khách hàng" hoặc "tội sản xuất, buôn bán hàng giả".

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Quốc Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người mua hàng có quyền được cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa mà mình mua và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sản phẩm mình mua không đúng như thông tin mà người bán hàng đã cung cấp.

Người tiêu dùng thông minh không chỉ tin vào lời quảng cáo​

"Người tiêu dùng nên sử dụng hàng hóa có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Trước khi mua bất cứ hàng hóa nào, người mua nên kiểm tra thật kỹ về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó bằng nhiều hình thức khác nhau như tìm hiểu thông tin trên Google, hỏi người thân...; tránh trường hợp chỉ nghe những lời nói, lời quảng cáo của những người bán hàng trên nền tảng mạng xã hội trực tuyến", luật sư Cường chia sẻ.

Theo các luật sư, trong trường hợp phát hiện mua nhầm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người tiêu dùng nên giữ nguyên hiện trạng hàng hóa và các chứng cứ liên quan để có thể liên hệ người đã bán và yêu cầu đổi hàng hoặc hoàn trả tiền hoặc bồi thường.

Đồng thời cần phản ảnh ngay đến cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan có thẩm quyền khác để đề nghị xử lý theo quy định pháp luật. Cần tránh trường hợp cứ để cho hành vi vi phạm tiếp diễn trong một thời gian dài, phạm vi rộng, gây thiệt hại cho nhiều người khác.

...
 
:shame: tiktok đó. bán hàng ăn uống đồ, thêm mấy người tàn tật nói không đc. nào là muối chú hải, chà bông, cơm cháy,... :surrender:
 
Back
Top