Người vợ trầm cảm sau khi chồng qua đời

4 More Years

Senior Member

(NLĐO) - Mất đi người bạn đời, người vợ trở nên mệt mỏi, buồn chán, bi quan, hay suy nghĩ tiêu cực. Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bà bị trầm cảm​




Sau khi chồng mất, người vợ 66 tuổi sống thu mình, khó ngủ, nhiều đêm thức trắng, mất hứng thú với những sở thích trước kia, thậm chí muốn chết.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Phòng rối loạn tâm thần người già và y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết tại bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán bà bị trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần có ý tưởng tự sát.
Người vợ trầm cảm sau khi chồng qua đời- Ảnh 1.
Bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Người nhà bệnh nhân cho biết bà có 3 người con. Các con đã có gia đình riêng, sống hòa thuận. 3 năm trước chồng bệnh nhân bị đột quỵ não di chứng liệt nửa người, người bệnh chăm sóc trong suốt quá trình điều trị.

6 tháng trước, chồng qua đời khiến bà dần trở nên mệt mỏi buồn chán, bi quan, hay suy nghĩ tiêu cực, giảm hứng thú với những thói quen sở thích trước kia (như tập dưỡng sinh, xem phim...).

Bệnh nhân thường xuyên than phiền đau đầu lan khắp 2 bên đầu, tăng lên khi bệnh nhân nghĩ ngợi nhiều; ăn uống kém, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, giảm 5 kg trong 2 tháng.

Bác sĩ Hải cho biết trước đó, bệnh nhân đã được người nhà đưa đi khám và điều trị tại bệnh viện gần nhà, uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.



"Một tháng trước, bà thường xuyên khóc lóc, than phiền "mẹ có tội với các con, là gánh nặng của gia đình", sau đó định tự sát. May mắn con cháu phát hiện, ngăn cản, đưa đến bệnh viện"- bác sĩ Hải nói.

Sau gần 20 ngày điều trị nội trú, bệnh nhân khí sắc khá hơn, vận động nhanh nhẹn, đỡ than phiền mệt mỏi, ngủ được. Bà ổn định sức khỏe nên được ra viện, tiếp tục theo dõi điều trị ngoại trú.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan, Viện Sức khỏe Tâm thần, cho biết trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến ở người cao tuổi nhưng thường bị bỏ qua.

Trầm cảm ở người cao tuổi thường là đợt trầm cảm tái diễn của bệnh lý cảm xúc khởi phát từ trước (gọi là trầm cảm khởi phát sớm), hoặc khởi phát sau tuổi 65 (trầm cảm khởi phát muộn). Trong đó, gần một nửa bệnh nhân là trầm cảm khởi phát muộn, như người phụ nữ trên. Tỉ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn nam.

Người vợ trầm cảm sau khi chồng qua đời- Ảnh 2.
Bác sĩ chia sẻ về bệnh lý trầm cảm tuổi già

Triệu chứng trầm cảm ít khi được nhận biết ở người cao tuổi là khí sắc trầm và giảm quan tâm thích thú, buồn rầu và vô cảm. Những triệu chứng mờ nhạt khác như đau, mệt mỏi, chóng mặt, nặng chân, khó thở, đau ngực.

Nặng hơn, bệnh nhân thường hoang tưởng bị tội, luôn nói mình có lỗi, là gánh nặng, nghiêm trọng hơn thì có ý tưởng hay hành vi tự sát. Một số triệu chứng nghiêm trọng khác như không tuân thủ điều trị, kém chăm sóc bản thân, lạm dụng rượu và các chất an dịu, gây ngủ.
 
các fuckboi, alpha/sigmamale vua chăn rau thuê lốp bên f17 gì đấy đọc bài này hẳn lăn tăn lắm
xjIzSG9.png
 
Ông m mất xong bà cũng bị. Khóc suốt, ai nói đến là lại khóc, giao thừa với dỗ lễ thì khóc lụt nhà. Con cháu ở cạnh, tiền bạc đầy đủ cũng chả bệnh tật gì nhưng cứ khóc với nằm suốt ngày thành ra 2 năm sau thì bị bệnh tim, cao huyết áp rồi đi theo ông luôn.​
 
Stress này mình thấy mấy cụ bà bị nhiều hơn cụ ông. Mấy cụ ông cũng buồn đó, nhưng ko đến nỗi quá bi luỵ.
 
Mấy obz ngày xưa họ sống tình cảm chứ như bây giờ đâu, bà dì mình cũng mất sau khi ông bác đi được 2 tháng, trước khi ông mất thì bà vui vẻ, thương con thương cháu nhưng ông mất cái thì bà trầm hẳn xong đổ bệnh ít lâu rồi cũng mất. :sad:

via theNEXTvoz for iPhone
 
chồng mất mà ở 1 mình thì dễ suy sụp lắm, có người nhà bên cạnh hoặc tốt nhất là đi làm hàng ngày thì còn đỡ, bz tôi cũng mất hơn 1 năm mới lấy lại đc tinh thần
 
Chỗ tôi có ông đang vui vẻ 2 thì vợ bệnh qua đời, từ một người vui vẻ , ông trầm tính chả nói cười đùa như trc, 3 năm sau thì đc biết đang điều trị trầm cảm, mất cả việc làm. Anh em ruột lại phải gúp đỡ nuôi nấng hai đứa con cho ô yên tâm trị bệnh. Haiza yêu thương nhau nhiều quá cũng khổ, khi âm dương cách biệt là người ở lại nếm đủ :(
 
Vào thớt này ko ngờ thấy nhiều trường hợp yêu nhau đến đầu bạc răng long, đến tận khi cái chết chia lìa mà vẫn còn yêu, còn thương, còn nhớ... Thật đáng cảm phục
Vì yêu nhau thật sự họ chả làm ầm ĩ phông bạt đâu. Còn cắm sừng, ngoại tình, đánh ghen nó mới hay lùm xùm lên báo, bị tọc mạch móc mỉa nên tạo cảm giác xã hội nó tha hoá dần.

Xóm tôi năm ngoái có vụ chồng tai nạn mất, vợ sau đó uống thuốc ngủ đi theo luôn.
Mất một nửa đích thực của mình đến con vật vô tri còn chịu không nổi mà bỏ ăn đến chết, huống chi con người.
 
Back
Top