Nguy cơ động đất ở Hà Nội: Đới đứt gãy sông Hồng 'thức' hay 'ngủ'?

lemons

Senior Member
Từ trận động đất ở huyện Mỹ Đức (Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Hồng Phương (chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Vật lý địa cầu, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) trao đổi với Tuổi Trẻ về nguy cơ do đới đứt gãy sông Hồng gây ra.

Bản đồ địa chấn kiến tạo miền Bắc Việt Nam và lân cận. Danh mục động đất bao gồm cả số liệu động đất lịch sử và động đất quan trắc bằng máy được cập nhật đến năm 2018 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG
Bản đồ địa chấn kiến tạo miền Bắc Việt Nam và lân cận. Danh mục động đất bao gồm cả số liệu động đất lịch sử và động đất quan trắc bằng máy được cập nhật đến năm 2018 - Ảnh: NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG

Theo ông Phương, trận động đất ở Mỹ Đức cho thấy có thể có động đất mạnh nếu điểm đới đứt gãy sông Hồng hết khoảng lặng địa chấn, tức đã thức dậy. Ông nói:
- Các nhà địa chấn cho rằng trận động đất ở khu vực Mỹ Đức vừa rồi được phát sinh trên đới đứt gãy sông Hồng. Chấn tâm trận động đất này chỉ cách ranh giới đứt gãy sông Hồng khoảng 1,8km với độ sâu tâm chấn khoảng 16km khá là phù hợp với những mô hình về các nguồn mà phát sinh chấn động ở đứt gãy sông Hồng.

Trận động đất 4 độ ở Mỹ Đức được liệt vào loại động đất có nguồn gốc tự nhiên, là trận động đất yếu và nhỏ.

* Từ trận động đất ở Mỹ Đức, chúng ta rút ra được điều gì?
- Có những dấu hiệu vẫn có khả năng phát sinh động đất ở Hà Nội và nếu mà thời điểm đới đứt gãy sông Hồng hết khoảng lặng địa chấn (thức dậy) thì lúc đó có thể xảy ra động đất mạnh.

Do đó chúng ta phải có sự chuẩn bị để ứng phó những trận động đất trong tương lai có thể xảy ra trên đới đứt gãy sông Hồng và có khả năng tấn công vào TP lớn nằm dọc dải sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội - nơi có hơn 10 triệu dân và nhà cao tầng, bởi nếu động đất mạnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn.

Ví dụ hai trận động đất ở Kobe (Nhật Bản) và Tuần Giáo (Điện Biên) có cường độ ngang nhau nhưng động đất ở Kobe (Nhật Bản) làm 6.000 người chết, còn động đất ở Tuần Giáo (Điện Biên) lại không có người chết. Động đất ở Kobe khiến nhiều người chết là do xảy ra ở TP, còn ở Tuần giáo ở giữa cánh đồng, không có nhà cửa và không có người.

Đới đứt gãy sông Hồng có dấu hiệu "thức dậy"
* Đới đứt gãy sông Hồng nguy hiểm thế nào và khả năng gây ra động đất đến thủ đô Hà Nội ra sao?


- Đới đứt gãy sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) và chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài xuống tới Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Từ Vĩnh Phúc trở xuống thì đới đứt gãy sông Hồng bị phủ bởi các lớp trầm tích và không liền mạch nhưng các nhà khoa học cho rằng nó còn chạy tiếp đến bờ biển Việt Nam và ra vịnh Bắc Bộ.

Đới đứt gãy sông Hồng được tạo nên bởi những đứt gãy chính, chẳng hạn qua vùng Hà Nội thì người ta nhìn thấy rõ nét nhất ba đứt gãy cùng chạy song song với nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đó là đứt gãy sông Hồng, đứt gãy sông Lô và đứt gãy sông Chảy.

Allen, một nhà địa chất người Mỹ cộng tác với các nhà địa chất của Trung Quốc, đã phát hiện ra những dịch chuyển nối tiếp nhau trên đới đứt gãy sông Hồng từ thời kỳ Holocene cho đến nay. Theo tính toán, những di chuyển của đới đứt gãy sông Hồng khoảng từ 3 - 5mm mỗi năm. Có thể coi đới đứt gãy sông Hồng đang hoạt động và có thể phát sinh ra động đất.

Tuy nhiên, đới đứt gãy sông Hồng dài và các đoạn của nó sẽ hoạt động ở mức độ khác nhau. Cụ thể, trên lãnh thổ Trung Quốc thì phía bắc của đới đứt gãy sông Hồng đã xảy ra những trận động đất lên tới 7 độ, còn đoạn giáp với biên giới Việt Nam thì biểu hiện yếu hơn về phát sinh động đất, các trận động đất diễn ra lẻ tẻ và nhỏ, chưa có trận động đất nào mạnh.

Trên lãnh thổ Việt Nam, có khoảng 30 trận động đất xảy ra trên đới đứt gãy sông Hồng do Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được, phần lớn các trận động đất này đều thuộc loại động đất nhỏ và trung bình.

Đới đứt gãy sông Hồng có một đoạn chạy xuyên qua Hà Nội, có nghĩa là thủ đô Hà Nội nằm ngay trên vùng nguồn phát sinh ra chấn động, động đất của đới đứt gãy sông Hồng và có nếu động đất xảy ra thì sẽ gây ra thiệt hại cho cộng đồng đô thị của TP Hà Nội.

* Câu hỏi được nhiều người quan tâm: vẫn có thể xảy ra động đất ở Hà Nội?
- Nếu so với những đới đứt gãy tương tự về độ dài ở trên thế giới thì đới đứt gãy sông Hồng được coi là rất yếu về khả năng phát sinh động đất, gần như không có những trận động đất mạnh và chưa ghi nhận những thiệt hại do động đất trên đới đứt gãy sông Hồng gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà địa chấn vẫn coi đây là một nguồn phát sinh động đất nên chúng ta vẫn phải đánh giá và dự báo những thiệt hại thông qua các kịch bản địa chấn để dự báo thiệt hại về nhà cửa và con người.

Trong đới đứt gãy sông Hồng, đới đứt gãy sông Chảy được dự báo có thể phát sinh động đất mạnh nhất, đới đứt gãy sông Hồng và đới đứt gãy sông Lô có khả năng phát sinh động đất yếu hơn.

Đã có những kịch bản động đất do các đới đứt gãy sông Hồng, sông Lô, sông Chảy được nghiên cứu. Cho đến nay, chúng tôi đã xây dựng được kịch bản cho năm quận nội thành đánh giá rủi ro địa chấn, dự báo những thiệt hại về người và nhà cửa dựa trên các kịch bản động đất sông Hồng, sông Lô, sông Chảy.

Bản đồ gia tốc cực đại nền (PGA) tính được từ các động đất kịch bản đứt gãy sông Chảy - Ảnh: N.H.P.
Bản đồ gia tốc cực đại nền (PGA) tính được từ các động đất kịch bản đứt gãy sông Chảy - Ảnh: N.H.P.

Hà Nội có thể động đất mạnh cấp 8
* Khu vực nào ở Hà Nội có nguy cơ chịu tác động mạnh nhất của động đất?


- Chúng tôi xét thiệt hại do động đất về nhà cửa và người, yếu tố gây nên thiệt hại gồm có độ lớn động đất gồm các cấp 5, 6 và 7, trong đó động đất cấp 7 được đánh giá sẽ gây nhiều thiệt hại nhất.

Nghiên cứu trên toàn TP Hà Nội chúng tôi đã xây dựng bản đồ phân loại nền đất thành các loại A, B, C, D, E, trong đó A là nền đất rắn nhất, còn E là nền đất yếu nhất.

Ví dụ như ở khu vực huyện Sóc Sơn chủ yếu nền đất loại A, trung tâm Hà Nội chủ yếu loại D, còn vùng đất như ven sông, bãi bồi thì được xếp vào loại E, khi xảy ra động đất thì thiệt hại ở những khu vực nền đất loại E sẽ nặng hơn so với những vùng đất loại A.

* Ông và các đồng nghiệp từng đưa ra cảnh báo Hà Nội có thể động đất mạnh cấp 8 (khoảng 6,3 - 6,5 độ), vậy các dự báo mới nhất có thay đổi?

- Hiện nay dự báo Hà Nội có thể xảy ra động đất cấp 8, nhưng chúng tôi đã nghiên cứu chi tiết và phân dị hơn, không còn cảnh báo động đất cấp 8 với cả TP mà các cấp chấn động được chi tiết hơn đối với từng vùng TP.

Tất cả các quận nội thành có rung động nền mạnh nhất đạt tới cấp 8 tại các chu kỳ lặp lại 475 và 975 năm. Đối với chu kỳ lặp lại lần lượt bằng 2,475 và 9,975 năm, các quận nội thành có rung động nền mạnh nhất bao gồm Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hà Đông và một phần của các quận Ba Đình, Đống Đa và Hoàng Mai.
 
thế rồng cuộn hổ ngồi, chắc rồng nó chuột rút tý ấy mà
6iUvNCt.gif
 
Ví dụ như có động đất mạnh mà ở chung cư 18 tầng thì có cách nào thoát k nhỉ
Dự đoán được động đất chứ dự đoán thế đéo nào được thiệt hại
Cc 18 tầng mà thiết kế cứu hộ cứu nạn như loằn thì chẳng cần động đất cũng oẳng như thường
 
Ví dụ như có động đất mạnh mà ở chung cư 18 tầng thì có cách nào thoát k nhỉ
Toang, ở đâu chứ ở VN xây đã ko có hoặc kiểm soát tiêu chuẩn chống động đất rồi. Chưa kể chất lượng xây của dự án

Đông lào đang chuẩn bị hóa rồng như báo đài nói, chuẩn bị rùng mình tạo dư chấn động đất để rồng bay lên. Mà có khi bay lên xong bay đi luôn:amazed::amazed:
 
Last edited:
Đào trộm cát rồi đủ kiểu làm mất kết cấu lòng sông thì chả vậy
nhưng không hút cát thì lấy đâu ra cát để xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm, bài toán khó luôn ấy chứ
 
Last edited:
Đã có những kịch bản động đất do các đới đứt gãy sông Hồng, sông Lô, sông Chảy được nghiên cứu. Cho đến nay, chúng tôi đã xây dựng được kịch bản cho năm quận nội thành đánh giá rủi ro địa chấn, dự báo những thiệt hại về người và nhà cửa dựa trên các kịch bản động đất sông Hồng, sông Lô, sông Chảy.
Sao ko công khai đưa vào giáo dục nhỉ. Đối phó thiên tai thì phải đưa ra giải pháp để đề phòng xui rủi như bên Nhật chứ nhỉ. Ko chỉ động đất, mà còn hạn hán (năm ngoái thiếu điện chắc chưa có kịch bản), lũ lụt (năm nào cũng bị)... :confuse:
 
Back
Top