Nhà khoa học Việt trong top ‘ảnh hưởng nhất thế giới’ lý giải công bố 3 ngày 1 bài báo

MasterchiefsReborn

Senior Member

TS Võ Nguyễn Đại Việt, người ở vị trí thứ 17 trong số 47 người Việt vào “top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”, là tác giả của bài báo vừa bị một tạp chí quốc tế gỡ bỏ. Ông giải thích thế nào khi công bố 3 ngày 1 bài báo khoa học?

dai-viet-1718541549341416919152.jpeg

TS Võ Nguyễn Đại Việt - Ảnh: H.NG

Tạp chí Frontiers in Energy Research thuộc Nhà xuất bản Frontiers vừa gỡ bỏ bài báo của nhóm tác giả Malaysia, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam.

Biên tập viên bình duyệt, người phản biện đều có quan hệ với nhóm tác giả bài báo


Bài báo bị gỡ bỏ có tên Optimization of Pyrolysis Parameters for Production of Biochar From Banana Peels: Evaluation of Biochar Application on the Growth of Ipomoea aquatica, được xuất bản ngày 16-2-2021.

Tác giả Việt Nam có tên trong bài báo bị gỡ là TS Võ Nguyễn Đại Việt (tác giả thứ 7), phó viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững Trường đại học Nguyễn Tất Thành.

Ông Việt là một trong bốn người Việt Nam lọt vào "top 1% được trích dẫn cao nhất thế giới" của Clarivate, đồng thời nằm ở vị trí thứ 17 trong số 47 người Việt vào "top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới" trong bảng xếp hạng của GS John P.A. Ioannidis cùng các cộng sự thuộc Đại học Stanford.

Theo thông báo gỡ bài, Nhà xuất bản Frontiers đã phát hiện bằng chứng về nhiều mâu thuẫn lợi ích không được khai báo, gây xói mòn sự liêm chính của quá trình bình duyệt. Mâu thuẫn lợi ích không được khai báo khiến Frontiers phải gỡ bài là cả biên tập viên phụ trách quá trình bình duyệt và các phản biện đều có quan hệ với nhóm tác giả bài báo.

Mối quan hệ không được khai báo giữa 5 người là tác giả

Theo thông tin các nhà khoa học cung cấp cho Tuổi Trẻ Online ngay sau khi bài báo trên bị gỡ bỏ, tác giả liên hệ của bài báo là Pau Loke Show ghi địa chỉ Đại học Nottingham Malaysia. Đáng chú ý, ông Đại Việt và Pau Loke Show là đồng tác giả trong ít nhất 12 bài báo.

Biên tập viên phụ trách quá trình bình duyệt bài báo là Su Shiung Lam tại Đại học Malaysia Terengganu, đồng tác giả thường xuyên với ông Việt và Pau Loke Show. Su Shiung Lam đã đứng tên chung với ông Việt trong ít nhất 15 bài báo và với Pau Loke Show trong 11 bài.

Bài báo vừa bị gỡ bỏ nộp cho tạp chí Frontiers in Energy Research ngày 4-12-2020 và được chấp nhận công bố chỉ chưa đầy 3 tuần sau đó, vào 23-12-2020. Biên tập viên Su Shiung Lam là đồng tác giả với Võ Nguyễn Đại Việt và Pau Loke Show cả trước, sau và thậm chí trong quá trình bình duyệt bài báo này.

Một trong ba người phản biện của bài báo bị gỡ bỏ là TS Nguyễn Thị Đông Phương, khoa công nghệ hóa học - môi trường Trường đại học Sư phạm kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng). Bà Phương cũng là đồng tác giả rất thường xuyên với Pau Loke Show. Hai người này đã đứng tên chung trong ít nhất 17 bài báo.

Một phản biện khác của bài báo bị gỡ bỏ là Chin Kui Cheng ghi địa chỉ Đại học Khalifa, United Arab Emirates. Người này cũng là đồng tác giả thường xuyên với Võ Nguyễn Đại Việt và Pau Loke Show.

Chin Kui Cheng đã đứng tên chung với ông Đại Việt trong ít nhất 12 bài báo và với Pau Loke Show trong 10 bài. Có bài báo cả tác giả Võ Nguyễn Đại Việt, phản biện Chin Kui Cheng lẫn biên tập viên Su Shiung Lam đều là đồng tác giả.

"Mối quan hệ không được khai báo giữa năm người là tác giả Võ Nguyễn Đại Việt, tác giả liên hệ Pau Loke Show, phản biện Nguyễn Thị Đông Phương, phản biện Chin Kui Cheng và biên tập viên Su Shiung Lam là mâu thuẫn lợi ích, gây xói mòn sự liêm chính của quá trình bình duyệt, khiến Nhà xuất bản Frontiers phải gỡ bài", một nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài nhận định.

bai-bao-bi-go-17185417200551683016094.png

Thông báo của tạp chí Frontiers in Energy Research về việc gỡ bài báo - Ảnh chụp màn hình

Ông Võ Nguyễn Đại Việt làm cách nào để công bố 3 ngày 1 bài báo khoa học?


Ông Võ Nguyễn Đại Việt đã đăng hơn 500 bài báo khoa học với gần 1.400 đồng tác giả. Trong năm 2021 và 2022, ông công bố khoảng 120 bài/năm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Việt xác nhận theo cơ sở dữ liệu của SCOPUS được trích xuất vào ngày 26-11-2023, ông và các cộng sự công bố năm 2021: 120 bài, năm 2022: 119 bài báo khoa học với địa chỉ công tác tại Trường đại học Nguyễn Tất Thành và các đơn vị nước ngoài.

Lý giải về năng lực công bố quốc tế "khủng" này, ông Việt cho biết: "Từ dữ liệu cho thấy phần lớn công bố của tôi liên quan nhiều đến công tác biên tập như bài báo biên tập tổng quan, sách biên tập, chương sách biên tập, lời nói đầu, thư gửi biên tập và bài đính chính đã góp phần làm tăng số lượng công bố trong năm (năm 2021: 55,24%; năm 2022: 71,13%); và chủ yếu là tác giả phụ trong các công bố khoa học (năm 2021: 90,48%; năm 2022: 78,35%)".

Ông Việt cho hay còn có kinh nghiệm bình duyệt và là biên tập viên của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành (phó biên tập và trợ lý biên tập của nhiều tạp chí uy tín quốc tế). Ông đã tham gia biên tập trên 40 chuyên đề đặc biệt với vai trò biên tập viên khách mời, có 18 năm kinh nghiệm nghiên cứu, bình duyệt (top 1%).

"Thực tế là tùy vào từng công trình đã công bố, tôi đã có những đóng góp nhất định vào một vài công việc như sau: tham gia đề xuất hướng nghiên cứu, hoặc phương pháp nghiên cứu; chia sẻ cơ sở dữ liệu khoa học, hoặc tham gia đo đạt một số chỉ tiêu khảo sát liên quan đến hướng nghiên cứu khoa học môi trường, phát triển bền vững; thảo luận và phân tích một số kết quả của đề tài; tham gia chỉnh sửa bản thảo và trả lời phản biện của bài báo.

Ngoài ra, thực tế rất nhiều nhà khoa học trẻ trên thế giới đã liên hệ với tôi, nhờ thảo luận, phân tích kết quả và đưa ra nhận định, chỉnh sửa bài báo khoa học, vì tôi có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và công tác biên tập. Vì những đóng góp này, tôi xứng đáng là đồng tác giả trong các bài báo hợp tác quốc tế", ông Việt nói.

Bên cạnh đó, ông còn cho biết các công bố phối hợp theo hướng hợp tác với nhiều nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học ở các nước khác nhau là các đối tác quốc tế uy tín.

.....
 
Thiên tai như anh thì alien nó phải gửi ufo đến bắt cóc về dung` chứ ở trái đất thì người như anh nên bị xích lại như động vật sách 📕
 
Không biết ở đây có chuyên gia nào chuyên mấy vụ như thế này không nhỉ, mình cũng biết ở Nhật một dây mấy ông giáo sư, phó giáo sư toàn buff bài cho nhau kiểu này để kéo lên giáo sư hoặc kéo fame.
 
Nhóm này thì chắc là cũng ấy ấy :embarrassed:
Tạp chí Frontiers in Energy Research thuộc Nhà xuất bản Frontiers vừa gỡ bỏ bài báo của nhóm tác giả Malaysia, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam
 
Tức là biên tập lại và nhét tên mình vào à

via theNEXTvoz for iPhone
Vào cái ngành học thuật này cũng chó má rác rưởi lắm, thường một nhóm ngành nhỏ quanh đi quẩn lại vài ông Giáo sư, mấy ông này thì gần như hội nghị chuyên môn nào cũng có mặt. Các cha này thường chia nhau ra ông này phản biện bài của ông kia (ông tác giả còn biết ông nào phản biện bài của mình luôn), ông kia nhét tên ông này vào báo để kéo nhau lên (mục đích kéo có thể là để đạt chỉ tiêu đào tạo số lượng tiến sĩ, số lượng báo thăng hạng giáo sư, kéo fame các chỉ số) xoay vòng, chứ chả có cái gì gọi là minh bạch và công bằng đâu. Người nào lạ mới vào ngành hoặc ở ngành ngoài vào làm không có network, đăng báo vào mấy cái tạp chí kiểu nhóm lợi ích này, kể cả có chất lượng đến mấy bọn phản biện nó cũng nói lên nói xuống rồi reject bài người ta, trong khi có bài dở ẹc đầy yếu điểm trong kết luận bài (fallency), lỗi chính tả sai tùm lum, câu cú thì lủng củng vẫn cho pass. Đầy bài báo đọc xong làm lại theo họ đều không ra đúng kết quả.


Nói thật các con dân VN cứ kêu VN đẻ lắm tiến sĩ, nhưng xin lỗi như ở Nhật cũng mắn đẻ bỏ mẹ, trường mình một năm 4 đợt tốt nghiệp, trung bình mỗi đợt đẻ ra 5 ông tiến sĩ là ít. 20 một năm thì may ra có 1 ông là có ích cho khoa học còn 19 ông còn lại sinh ra để làm loãng thông tin và thành gánh nặng xã hội.
 
Vào cái ngành học thuật này cũng chó má rác rưởi lắm, thường một nhóm ngành nhỏ quanh đi quẩn lại vài ông Giáo sư, mấy ông này thì gần như hội nghị chuyên môn nào cũng có mặt. Các cha này thường chia nhau ra ông này phản biện bài của ông kia (ông tác giả còn biết ông nào phản biện bài của mình luôn), ông kia nhét tên ông này vào báo để kéo nhau lên (mục đích kéo có thể là để đạt chỉ tiêu đào tạo số lượng tiến sĩ, số lượng báo thăng hạng giáo sư, kéo fame các chỉ số) xoay vòng, chứ chả có cái gì gọi là minh bạch và công bằng đâu. Người nào lạ mới vào ngành hoặc ở ngành ngoài vào làm không có network, đăng báo vào mấy cái tạp chí kiểu nhóm lợi ích này, kể cả có chất lượng đến mấy bọn phản biện nó cũng nói lên nói xuống rồi reject bài người ta, trong khi có bài dở ẹc đầy yếu điểm trong kết luận bài (fallency), lỗi chính tả sai tùm lum, câu cú thì lủng củng vẫn cho pass. Đầy bài báo đọc xong làm lại theo họ đều không ra đúng kết quả.


Nói thật các con dân VN cứ kêu VN đẻ lắm tiến sĩ, nhưng xin lỗi như ở Nhật cũng mắn đẻ bỏ mẹ, trường mình một năm 4 đợt tốt nghiệp, trung bình mỗi đợt đẻ ra 5 ông tiến sĩ là ít. 20 một năm thì may ra có 1 ông là có ích cho khoa học còn 19 ông còn lại sinh ra để làm loãng thông tin và thành gánh nặng xã hội.
tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi đoán, theo tôi thấy
zhtgdqQ.gif
 
Vào cái ngành học thuật này cũng chó má rác rưởi lắm, thường một nhóm ngành nhỏ quanh đi quẩn lại vài ông Giáo sư, mấy ông này thì gần như hội nghị chuyên môn nào cũng có mặt. Các cha này thường chia nhau ra ông này phản biện bài của ông kia (ông tác giả còn biết ông nào phản biện bài của mình luôn), ông kia nhét tên ông này vào báo để kéo nhau lên (mục đích kéo có thể là để đạt chỉ tiêu đào tạo số lượng tiến sĩ, số lượng báo thăng hạng giáo sư, kéo fame các chỉ số) xoay vòng, chứ chả có cái gì gọi là minh bạch và công bằng đâu. Người nào lạ mới vào ngành hoặc ở ngành ngoài vào làm không có network, đăng báo vào mấy cái tạp chí kiểu nhóm lợi ích này, kể cả có chất lượng đến mấy bọn phản biện nó cũng nói lên nói xuống rồi reject bài người ta, trong khi có bài dở ẹc đầy yếu điểm trong kết luận bài (fallency), lỗi chính tả sai tùm lum, câu cú thì lủng củng vẫn cho pass. Đầy bài báo đọc xong làm lại theo họ đều không ra đúng kết quả.


Nói thật các con dân VN cứ kêu VN đẻ lắm tiến sĩ, nhưng xin lỗi như ở Nhật cũng mắn đẻ bỏ mẹ, trường mình một năm 4 đợt tốt nghiệp, trung bình mỗi đợt đẻ ra 5 ông tiến sĩ là ít. 20 một năm thì may ra có 1 ông là có ích cho khoa học còn 19 ông còn lại sinh ra để làm loãng thông tin và thành gánh nặng xã hội.
Thường vàng hạ cám gì cũng vậy thôi anh, mấy tạp chí gọi là top ngành như transaction gì đó lúc nộp cũng để tên vào thì bọn nó biết nhau hết, không trong cái vòng quan hệ, tên tuổi kém thì còn k qua được vòng editor chứ chưa nói đến được review. Được cái nó làm không lộ liễu như bọn top dưới nên nhìn vào vẫn là uy tín. Trong một bài toán hẹp thì tìm đâu ra người review, đọc bài 1 cái là đoán được ngay đội nào viết bài này liền.
 
Vào cái ngành học thuật này cũng chó má rác rưởi lắm, thường một nhóm ngành nhỏ quanh đi quẩn lại vài ông Giáo sư, mấy ông này thì gần như hội nghị chuyên môn nào cũng có mặt. Các cha này thường chia nhau ra ông này phản biện bài của ông kia (ông tác giả còn biết ông nào phản biện bài của mình luôn), ông kia nhét tên ông này vào báo để kéo nhau lên (mục đích kéo có thể là để đạt chỉ tiêu đào tạo số lượng tiến sĩ, số lượng báo thăng hạng giáo sư, kéo fame các chỉ số) xoay vòng, chứ chả có cái gì gọi là minh bạch và công bằng đâu. Người nào lạ mới vào ngành hoặc ở ngành ngoài vào làm không có network, đăng báo vào mấy cái tạp chí kiểu nhóm lợi ích này, kể cả có chất lượng đến mấy bọn phản biện nó cũng nói lên nói xuống rồi reject bài người ta, trong khi có bài dở ẹc đầy yếu điểm trong kết luận bài (fallency), lỗi chính tả sai tùm lum, câu cú thì lủng củng vẫn cho pass. Đầy bài báo đọc xong làm lại theo họ đều không ra đúng kết quả.


Nói thật các con dân VN cứ kêu VN đẻ lắm tiến sĩ, nhưng xin lỗi như ở Nhật cũng mắn đẻ bỏ mẹ, trường mình một năm 4 đợt tốt nghiệp, trung bình mỗi đợt đẻ ra 5 ông tiến sĩ là ít. 20 một năm thì may ra có 1 ông là có ích cho khoa học còn 19 ông còn lại sinh ra để làm loãng thông tin và thành gánh nặng xã hội.
Nhưng Nhật khoa học công nghệ phát triển một số nghành vẫn top thế giới từ vi mạch bán dẫn hoá chất cơ khí... mà bác chính phủ có quan tâm đầu tư thực chứ không hô hào
 
Vào cái ngành học thuật này cũng chó má rác rưởi lắm, thường một nhóm ngành nhỏ quanh đi quẩn lại vài ông Giáo sư, mấy ông này thì gần như hội nghị chuyên môn nào cũng có mặt. Các cha này thường chia nhau ra ông này phản biện bài của ông kia (ông tác giả còn biết ông nào phản biện bài của mình luôn), ông kia nhét tên ông này vào báo để kéo nhau lên (mục đích kéo có thể là để đạt chỉ tiêu đào tạo số lượng tiến sĩ, số lượng báo thăng hạng giáo sư, kéo fame các chỉ số) xoay vòng, chứ chả có cái gì gọi là minh bạch và công bằng đâu. Người nào lạ mới vào ngành hoặc ở ngành ngoài vào làm không có network, đăng báo vào mấy cái tạp chí kiểu nhóm lợi ích này, kể cả có chất lượng đến mấy bọn phản biện nó cũng nói lên nói xuống rồi reject bài người ta, trong khi có bài dở ẹc đầy yếu điểm trong kết luận bài (fallency), lỗi chính tả sai tùm lum, câu cú thì lủng củng vẫn cho pass. Đầy bài báo đọc xong làm lại theo họ đều không ra đúng kết quả.


Nói thật các con dân VN cứ kêu VN đẻ lắm tiến sĩ, nhưng xin lỗi như ở Nhật cũng mắn đẻ bỏ mẹ, trường mình một năm 4 đợt tốt nghiệp, trung bình mỗi đợt đẻ ra 5 ông tiến sĩ là ít. 20 một năm thì may ra có 1 ông là có ích cho khoa học còn 19 ông còn lại sinh ra để làm loãng thông tin và thành gánh nặng xã hội.
Xã hội giờ vô số thằng làm láo, fake số liệu. Kéo theo các anh làm chân chính cực kỳ khó để có thể công bố được vì thông thường số liệu thật chẳng đẹp vậy. Làm trong môi trường học thuật tôi thấy thối nát lắm, chuẩn bị bỏ ra công nghiệp làm. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều người đáng kính nhưng phần lớn là đáng khinh. Anh nào đam mê nghiên cứu thì cứ ra làm R&D, nó vừa đóng góp thực cho nhân loại, kiếm được tiền mà lại tránh xa được sự bẩn thỉu cuả đội học thuật.
 
Không biết ở đây có chuyên gia nào chuyên mấy vụ như thế này không nhỉ, mình cũng biết ở Nhật một dây mấy ông giáo sư, phó giáo sư toàn buff bài cho nhau kiểu này để kéo lên giáo sư hoặc kéo fame.
Này là 1 nghề cmnr. Ở đâu cũng có tùy bao nhiêu tiền.
 
tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi đoán, theo tôi thấy
zhtgdqQ.gif
Trường t đứa nào tốt nghiệp tiến sĩ nó dán tên lên hẳn bảng vàng. Có mắt mù mới không thấy. Lắm tên quá, năm dell nào cũng thấy trường còn phải cậy tên cũ đi, giảm size chữ, dán lại để có chỗ nhét thêm tên mới. ;) Đừng suy bụng ta ra bụng người ;)
 
Thường vàng hạ cám gì cũng vậy thôi anh, mấy tạp chí gọi là top ngành như transaction gì đó lúc nộp cũng để tên vào thì bọn nó biết nhau hết, không trong cái vòng quan hệ, tên tuổi kém thì còn k qua được vòng editor chứ chưa nói đến được review. Được cái nó làm không lộ liễu như bọn top dưới nên nhìn vào vẫn là uy tín. Trong một bài toán hẹp thì tìm đâu ra người review, đọc bài 1 cái là đoán được ngay đội nào viết bài này liền.
Yup, đề cập lên cho mọi người biết cái mặt trái đằng sau cái ngành mà xã hội nhìn vào tưởng cao quý ở nước ngoài, chứ ai trong ngành cũng thấy trường hợp của cái ông trên là quá bình thường như chuyện thường ngày ở huyện. Thực chất ngành này cũng tạp nham lổn nhổn, không phải tự dưng nhiều nơi họ không nhận tiến sĩ vào làm hoặc nhiều tiến sĩ ra trường lương lẹt đẹt thấp hơn cả cử nhân vs cao học.
 
mặt này chắc chỉ có ăn tục nói phét
có ăn tục nói phét thì cũng là TS, cũng là
một trong bốn người Việt Nam lọt vào "top 1% được trích dẫn cao nhất thế giới" của Clarivate, đồng thời nằm ở vị trí thứ 17 trong số 47 người Việt vào "top nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới" trong bảng xếp hạng của GS John P.A. Ioannidis cùng các cộng sự thuộc Đại học Stanford.
cảm tưởng ai mà qua lời vozer cũng đều là đbrr cả :nosebleed:
 
có ăn tục nói phét thì cũng là TS, cũng là

cảm tưởng ai mà qua lời vozer cũng đều là đbrr cả :nosebleed:
thời nào còn lấy cái mác ts ra khè, nhất là cái sứ đông lào này nữa, biết ts Nguyễn Lân Dũng kg?
mà nghi là cũng chắc không biết đọc chữ, biết đọc thì đã kg def ngu thế này.
 
Xã hội giờ vô số thằng làm láo, fake số liệu. Kéo theo các anh làm chân chính cực kỳ khó để có thể công bố được vì thông thường số liệu thật chẳng đẹp vậy. Làm trong môi trường học thuật tôi thấy thối nát lắm, chuẩn bị bỏ ra công nghiệp làm. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều người đáng kính nhưng phần lớn là đáng khinh. Anh nào đam mê nghiên cứu thì cứ ra làm R&D, nó vừa đóng góp thực cho nhân loại, kiếm được tiền mà lại tránh xa được sự bẩn thỉu cuả đội học thuật.

Tôi đã từng trong môi trường này được gần 10 năm, sau đó bỏ luôn, ngán ngẩm :shame:
 
Back
Top