Nhà vật lý hàng đầu Trung Quốc là giáo sư ở tuổi 32, ra đi đột ngột ở tuổi 55

4 More Years

Senior Member

Nhà khoa học Vật lý hàng đầu Trung Quốc bất ngờ ra đi khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, chưa kịp giành giải Nobel khiến nhiều người xót xa, tiếc nuối.​

Sinh năm 1963 ở Thượng Hải (Trung Quốc), Trương Thủ Thành sớm bộc lộ tài năng nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực Vật lý. Anh không chỉ là sự kỳ vọng của gia đình mà còn là niềm tự hào của cả đất nước tỷ dân.
Nhà khoa học lừng danh thế giới
Suốt những năm tiểu học và trung học, Thủ Thành luôn đạt điểm tuyệt đối môn Vật lý. Trong các kỳ thi, Thủ Thành cũng luôn là người đứng đầu.
Thay vì học tiếp vào bậc THPT, 15 tuổi Thủ Thành tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học và dễ dàng đỗ khoa Vật lý của Đại học Phúc Đán (Trung Quốc). Dù ít tuổi hơn các bạn cùng khoá nhưng Thủ Thành không mất nhiều thời gian để hoà nhập mới môi trường mới.
Sau hai năm chăm chỉ học tập, Thủ Thành được đại diện đi học ở nước ngoài. Tại Đại học Freie Berlin (Đức), anh theo học diện trao đổi.
Trương Thủ Thành là nhà khoa học Vật lý hàng đầu Trung Quốc. (Ảnh: The Paper)

Trương Thủ Thành là nhà khoa học Vật lý hàng đầu Trung Quốc. (Ảnh: The Paper)
Khi vừa tròn 20 tuổi, Thủ Thành tốt nghiệp chương trình cử nhân, đồng thời cũng nhận bằng thạc sĩ và học tiếp lên tiến sĩ tại Đại học New York (Mỹ). Được sự hướng dẫn bởi nhà Vật lý đoạt giải Nobel Dương Chấn Ninh, Thủ Thành phát huy toàn bộ thế mạnh của mình.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ năm 1987, anh trở thành nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Almaden của tập đoàn IBM (trụ sở tại Armonk, Mỹ).
Năm 1993, Thủ Thành cũng được đại học hàng đầu nước Mỹ là Stanford mời về làm giảng viên khoa Vật lý. Chỉ sau 2 làm việc tại đây, Thủ Thành được bổ nhiệm trở thành giáo sư ở tuổi 32. Anh là một trong những giáo sư trẻ nhất Đại học Stanford thời điểm đó.
Thời gian của Thủ Thành hầu như dành cho Vật lý. Anh đam mê nghiên cứu, tìm hiểu những điều mới mẻ trong khoa học. Nhờ đó giáo sư người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng lớn.
Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, anh có chỗ đứng trong giới Vật lý toàn cầu. Các nhà khoa học nổi tiếng thế giới khi ấy đều biết đến anh.
Sau này, anh nghiên cứu chuyên sâu về Vật lý lượng tử. Một trong những nghiên cứu nổi tiếng nhất của anh là về hiệu ứng Hall lượng tử - hạt thiên thần. Nghiên cứu của anh được Tạp chí Science đánh giá mang tính đột phá quan trọng nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, Thủ Thành nghiên cứu thêm về chip điện tử tạo nên những thay đổi tích cực trong ngành công nghệ. Ý tưởng của anh giúp giảm thiểu năng lượng tiêu thụ rất có ích với các công ty công nghệ.
Với những cống hiến của mình, Thủ Thành được kỳ vọng sẽ sớm giành giải Nobel.
Ra đi khi ước mơ còn dang dở
Giải Nobel luôn là mong ước lớn của Thủ Thành. Ai cũng tin rằng việc giành giải Nobel với anh chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, ước mơ ấy lại mãi không thành hiện thực.
Năm 2009, khi đang có sự nghiệp thành công, cuộc sống ổn định tại Mỹ, Thủ Thành bất ngờ trở về Trung Quốc. Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, anh muốn trở về cống hiến cho quê hương. Tuy nhiên anh vẫn duy trì công việc tại Mỹ, thường xuyên đi lại giữa hai nước.
Thời điểm đó, anh được Đại học Thanh Hoa mời về làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Công nghệ lượng tử. Chỉ 4 năm sau khi về nước, Thủ Thành được bầu làm Viện sĩ quốc tịch nước ngoài của Viện Khoa học Công nghệ Trung Quốc.
Cuối năm 2013, anh khởi nghiệp với một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, blockchain tại thung lũng Silicon ở Mỹ. Công ty Danhua Capital này sớm khẳng định được tên tuổi và hợp tác với các tập đoàn "khổng lồ" như Huawei. Thủ Thành được các ông lớn tin tưởng, trao nhiều cơ hội lớn. Thậm chí Huawei còn cho anh toàn quyền nghiên cứu công nghệ cho tập đoàn và là một trong những người đi đầu phát triển 5G tại Trung Quốc.
Năm 2018, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, được mọi người ngưỡng mộ, Thủ Thành đột ngột qua đời ở tuổi 55. Sự ra đi này là sự mất mát lớn với các đối tác. Đặc biệt Huawei thời điểm đó rơi vào khủng hoảng vì Thủ Thành gần như là "xương sống" công nghệ giúp tập đoàn lớn mạnh.
Trương Thủ Thành đột ngột qua đời. (Ảnh: Sohu)

Trương Thủ Thành đột ngột qua đời. (Ảnh: Sohu)
Suốt nhiều năm người ta chỉ thấy Thủ Thành cống hiến hết sức cho khoa học công nghệ, gần như không bao giờ mệt mỏi đau ốm hay than vãn. Anh cũng không bộc lộ dấu hiệu tiêu cực nào, bởi vậy cái chết khiến cả Trung Quốc ngỡ ngàng.
Nguyên nhân chính của sự ra đi ấy đến nay vẫn là ẩn số. Trong cáo phó mà gia đình ảnh gửi đến truyền thông chỉ ghi: "Chúng tôi biết ơn những người đã hỗ trợ và chia buồn trong thời gian đau buồn này. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu công chúng tôn trọng quyền riêng tư vào thời điểm đau đớn này".
Một vài người bạn thân cận nói rằng Thủ Thanh đã nhảy lầu tự tử vì bị trầm cảm.
Tuy chưa bao giờ nói về những khó khăn trong cuộc đời mình nhưng mọi người tin rằng nhà khoa học Thủ Thành cũng có những góc khuất không thể chia sẻ với ai.
Sự ra đi của Thủ Thành khiến giới Vật lý tiếc nuối vì mất đi một nhân tài - một nhà khoa học chưa kịp chinh phục ước mơ lớn nhất đời mình là giải thưởng Nobel
 
Không về 2009 có khi tutu bằng 2 phát đạn sau gáy chứ không phải đến giờ.
Năm 2009, khi đang có sự nghiệp thành công, cuộc sống ổn định tại Mỹ, Thủ Thành bất ngờ trở về Trung Quốc. Sau nhiều năm học tập, nghiên cứu tại nước ngoài, anh muốn trở về cống hiến cho quê hương. Tuy nhiên anh vẫn duy trì công việc tại Mỹ, thường xuyên đi lại giữa hai nước.
 
Giỏi như này mà tự dưng lại ngẻo trong khi đang ở thời kỳ sáng chói nhứt sự nghiệp, sức khỏe lại bình thường, không bệnh tật gì.
Khả năng cao là bị CIA thủ tiêu nhằm ngăn chặn Huawei có được những thành tựu mới từ nghiên cứu của ông này rồi, đặc biệt là công nghệ 5G, thứ mà Huê Cầy đang phải chạy theo Tàu.
 
Báo chí phương tây nói ông này tự tử do bị trầm cảm, lúc đó ổng đang ở San Fran, Cali... Hồi đó vụ này cũng rầm rộ 1 thời gian... Cứ tưởng dự án 5G của Huawei tạch luôn sau đó rồi, nhưng mà cũng lếch được tới giờ
 
Giỏi như này mà tự dưng lại ngẻo trong khi đang ở thời kỳ sáng chói nhứt sự nghiệp, sức khỏe lại bình thường, không bệnh tật gì.
Khả năng cao là bị CIA thủ tiêu nhằm ngăn chặn Huawei có được những thành tựu mới từ nghiên cứu của ông này rồi, đặc biệt là công nghệ 5G, thứ mà Huê Cầy đang phải chạy theo Tàu.
Giỏi như này mà tự dưng lại ngẻo trong khi đang ở thời kỳ sáng chói nhứt sự nghiệp, sức khỏe lại bình thường, không bệnh tật gì.
Khả năng cao là bị Hoa Nam tình báo cục thủ tiêu nhằm ngăn chặn Apple có được những thành tựu mới từ nghiên cứu của ông này rồi, đặc biệt là công nghệ chip, thứ mà Trung Cộng đang phải chạy theo Mỹ.
 
Giỏi như này mà tự dưng lại ngẻo trong khi đang ở thời kỳ sáng chói nhứt sự nghiệp, sức khỏe lại bình thường, không bệnh tật gì.
Khả năng cao là bị CIA thủ tiêu nhằm ngăn chặn Huawei có được những thành tựu mới từ nghiên cứu của ông này rồi, đặc biệt là công nghệ 5G, thứ mà Huê Cầy đang phải chạy theo Tàu.
biết là Huê Cầy nguy hiểm vậy mà vẫn phải chui sang đấy học, sao k về Sứ Thanh Hoa mà học làm giáo sư.
 
Báo chí phương tây nói ông này tự tử do bị trầm cảm, lúc đó ổng đang ở San Fran, Cali... Hồi đó vụ này cũng rầm rộ 1 thời gian... Cứ tưởng dự án 5G của Huawei tạch luôn sau đó rồi, nhưng mà cũng lếch được tới giờ
 
Thanks bác đã post video. Ngay cả khi polar codes (tiên phong bởi Dr.Arikan) là 1 công nghệ cốt lõi giúp cho Huawei đạt được sự thành công trong cuộc đua 5G nhưng nó không phải là tất cả, mà nó là sự kết hợp của hàng tá những công nghệ khác nữa (Massive MIMO, Beamforming, SDN...). Câu hỏi đặt ra là các công nghệ liên quan tới 5G thời điểm đó có phải đều được nghiên cứu phát triển trong nước bởi Huawei không?. Trong khi lúc Dr. Zhang còn sống thì cũng quản lý 1 quỹ đầu tư mạo hiểm, rót tiền cho hàng trăm nhóm nghiên cứu và công ty nước ngoài? Tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không khẳng định gì nhé.
 
Back
Top