Trung Quốc phát hiện kho báu trên tàu đắm thời nhà Minh

Sùng Trinh 17 năm lão đổi hơn 50 đời thủ phụ ( kiểu Tổng Thống Mẽo ấy ) thì không nát mới lạ.
Đổi thủ phụ tần suất còn cao hơn cả đổi lớp trưởng ở tiểu học thì chính sách nào thực hiện cho được? Ông này lên chưa kịp thực hiện thì xuống ông khác lên.
Cha Sùng Trinh mang tiếng cải cách nhưng phá hơn được việc. Hai cha nội Gia Tĩnh, Vạn Lịch nằm yên để quần thần nó xử lý việc nước lại còn yên ổn.
Nếu Vạn Lịch sau năm 1582 chịu ngồi yên cho quần thần xử lý việc nước thì nhà Minh lẽ ra sống dai tới tận thế kỷ 18, 19 cũng nên. Nhưng Vạn Lịch không chịu và phá nát Nội các, hủy sạch công lao thiết kế bộ máy tốt do Thái Tổ, Thành tổ và nhiều đời cha ông dày công vun đắp:

Chu Dực Quân tại vị 48 năm, từ năm Vạn Lịch thứ 18(1592) dứt khoát không hỏi đến công việc triều chính, tấu chương của đại thần, phê duyệt và chỉ dụ của nhà vua đều do thái giám truyền đạt, mãi đến năm Vạn Lịch thứ 43 (năm 1615) xảy ra sự kiện đâm chém trong cung, nhà vua mới triệu tập quần thần, các quan văn võ mới được thấy mặt nhà vua. Sau lần triệu tập hiếm hoi đó, nhà vua lại trốn vào thâm cung như cũ, không thèm gặp mặt các quan văn võ lần nào nữa.

Trong suốt thời gian đó, nhà vua không bao giờ chịu gặp mặt các đại thần để bàn bạc vấn đề đất nước, cũng không đích thân chủ trì việc cúng tế tại thái miếu, không kịp thời xử lý những bản tấu sớ của các đại thần. Các tấu sớ của đại thần, dù có đưa tận tay, nhà vua cũng không xem. Minh Thần Tông ngày càng tỏ ra mất hứng thú với việc trị quốc càng ngày càng không cảm thấy hứng thú. Lúc ban đầu nhà vua để mặc tình cho các Gián quan tố cáo các đại thần, và từ chối không tiếp nhận những lời can gián ngay thẳng của triều thần; sau đó lại có thái độ lạnh nhạt, xem lời nói của các Gián quan là một phương pháp để nổi danh của họ. Cho nên tất cả các bản tấu chương nhằm can gián nhà vua, đều bị gạt sang một bên, không thèm để ý tới.

Chính vì vậy, quan viên trong triều đình nhà Minh thời đó gần như lâm vào tình trạng nửa tê liệt. Những quan viên tại chức, không được thăng chức theo như lệ thường, còn những vị trí khiếm khuyết không có người đảm nhiệm thì cũng không được bổ sung nhanh chóng.
Các đại thần mới nhậm chức, thậm chí mới được bổ nhiệm vào Nội các, nhà vua cũng cự tuyệt không yết kiến. Triều Minh có quy định đến tuổi về hưu, có người đã đến tuổi hưu trí, hoặc có người xin nghỉ và các lí do khác, chỉ viết một báo cáo theo qui định, rồi chẳng đợi có đồng ý hay không, cứ tự động ra đi. Rất nhiều cơ quan giảm biên một cách tự nhiên, hoặc do từ chức mà thiếu người, hoặc thời gian tại nhiệm đã đủ, được rời nhiệm sở theo qui định, tạo nên tình huống cần bổ nhiệm hàng loạt quan viên, nhà vua không hỏi han một câu.
Vạn Lịch mặc kệ các quan van nài, một mực trốn trong thâm cung không thèm nhìn mặt văn võ dẫn tới tình trạng quan viên bị khiếm khuyết vào niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 26 (1598). Đáng lý số quan viên làm việc tại văn phòng Thượng Thư, Đô Ngự Sử ở hai kinh đô phía nam và phía bắc phải là 14 người, nhưng lúc đó chỉ còn lại có 6 người. Riêng các chức vụ Thị lang, Khanh Tự cũng thiếu mất 1/2. Các quan Ngự Sử, Cấp Sự Trung thậm chí chỉ còn lại 1/10. Kết quả của tình trạng thiếu người làm việc đó, đã khiến cho bộ máy quan liêu cuối đời nhà Minh gần như bị tê liệt.
Theo sử sách ghi chép, năm Vạn Lịch thứ 30 (năm 1602) chức Thượng thư ở hai kinh khuyết 3 người ; Thị lang, Khoa, Đạo khuyết 94 người ; Tuần phủ khuyết 3 người ; Các Ty Bố chánh, Án sát và các cơ quan Giám Ty khuyết 66 người, có 25 phủ khuyết Tri phủ. Năm Vạn Lịch thứ 34 (năm 1606) những nhân vật quan trọng trong Cửu khanh thiếu một nửa, có nha thự không có người nào. Đại thần Nội các Thẩm Nhất Quán(giữ chức Thủ phụ trong giai đoạn tháng 9 năm 1601 đến năm 1605) suốt 10 năm dài không được gặp mặt Vạn Lịch một lần nào. Đại thần Nội các Chu Canh(giữ chức Thủ phụ trong giai đoạn tháng 7 năm 1606 đến tháng 11 năm 1608) nhậm chức đã 3 năm mà chưa một lần gặp mặt nhà vua. Từ tháng 7 năm nay đến tháng 5 năm sau, nội các chỉ tuyển mỗi Chu Canh. Cơ quan giám sát ở hai kinh, chỉ lèo tèo vài viên quan. Những người đỗ Tiến sĩ đã treo bảng rồi mà vẫn không biết sắp xếp cho họ làm ở đâu. Đến năm Vạn Lịch thứ 40 (năm 1612) tình trạng khuyết quan mà chưa được bổ nhiệm lại càng nghiêm trọng. Nội các chỉ có một mình Diệp Hướng Cao, Lục khanh chỉ có một mình Triệu Hoán. Đô sát viện sau khi Ông Thuần ra đi, tám năm liền không có người cầm đầu, Lục khoa chỉ có một số ít người. Mười ba đạo chỉ một người kiêm nhiệm nhiều chức trên một nửa số phủ trong cả nước không có Tri phủ. Mấy nghìn người gồm Tiến sĩ văn võ và giáo chức tấn bốn phương sốt ruột năm chờ vì chức Chưởng ấn của hai khoa Lại và Binh thiếu người, chưa làm kịp thủ tục, những người chờ bổ nhiệm cứ nằm khàn ở kinh thành mà đợi.

Sau khi giáo sĩ truyền giáo Dòng tên Matteo Ricci qua đời vào năm 1610, trong triều có người đề nghị với Vạn Lịch phải phá hủy cơ sở truyền giáo của Matteo Ricci và đuổi các giáo sĩ truyền giáo ra khỏi đất Đại Minh. Vạn Lịch nghe theo ý kiến đó và nhanh chóng hạ chiếu chỉ cấm đoán, đuổi cổ các giáo sĩ Âu châu đang ra sức truyền giáo ở Đại Minh. Tuy nhiên, các quan dưới quyền Vạn Lịch dường như nhận lệnh vua mà không chịu thi hành. Rất nhiều cơ sở truyền giáo của Matteo Ricci và giáo sĩ người Âu đang truyền giáo ở Đại Minh vẫn sống tốt chẳng bị ảnh hưởng, không chịu thiệt hại gì đáng kể(chỉ chuyển vào hoạt động kín đáo hơn và không thể tiến hành các hoạt động truyền giáo công khai quá ồn ào rình rang như trước năm 1610) và họ không chút e sợ chiếu chỉ Vạn Lịch.

Tổng hợp từ sách của giáo sư chuyên nghành Lịch sử công tác ở đại học Phục Đán Cát Kiếm Hùng và 2 nhà nghiên cứu Trung Quốc Vương Hưng Á và Mã Hoài Vân.
 
Vương triều khác chỉ cần 1 2 hôn quân là sụp đổ . còn Minh Triều đa phần là hôn quân nhưng nhờ hệ thống cẩm y vệ, đông xưởng mà tồn tại rất lâu.

Thậm chí có Vạn Lịch Đêw28 năm ko thiết triều, Gia Tĩnh giận quần thần nên 20 năm không thiết triều vậy mà hệ thống chính trị vẫn vận hành đc. Trong khi chăm chỉ triều chính như Sùng Trinh lại khiến triều đại sụp đổ
Bạn có biết Sùng Trinh phải gánh bao nhiêu cái Nhân họa được gieo xuống trong thời gian Vạn Lịch đãi chính không?

Hết người để thông cảm giờ chuyển sang nói đỡ cho Vạn Lịch với tâng bốc Cẩm y vệ, Đông xưởng bốc mùi
 
Nhắc tới lão Sùng Trinh thì lại nhớ đến thằng vua anh của lão. Ko biết chữ, chỉ thích đi trốn đục đẽo chế tác gỗ, chả thiết triều chính. Giao ngôi vua cho thằng wibu này 6 năm trời để Ngụy Trung Hiền nó phá cho nát.

Mà nhà Minh nát từ Thổ Mộc bảo cả 150 năm trc đó rồi. Đc vài minh quân sau đó mà sống cũng chả lâu. Cầm cự thêm đc là hay rồi.
 
Theo Trương Mục Dã chia sẻ thì bố mẹ anh đều làm việc trong đội thăm dò địa chất, hằng năm đi tìm kiếm quặng ở bên ngoài, ở đâu có quặng thì đóng trại tại đó. Bởi vậy, tuổi thơ ấu của Trương Mục Dã gắn liền với các chuyến đi của cha mẹ vào Nam ra Bắc. Thu thập được rất nhiều kiến thức từ các vùng miền.

Ban ngày, cậu bé Mục Dã thường cùng với các bạn nhỏ chạy nhảy tung tăng trong rừng. Buổi tối, vào lúc người lớn nghỉ ngơi hoặc ăn cơm ở ngoài trời thì nghe các đội viên thăm dò có vốn kiến thức rộng trò chuyện về tập tục dân gian, chuyện lạ trên trời dưới biển.

Sau đó anh cũng biết bịa ra một số câu chuyện để doạ giẫm các bạn nhỏ khác. Lúc đi học thường là hôm nay xin phép nghỉ, ngày mai trốn học, ngày nào cũng bịa cớ.

Các bạn học thấy Mục Dã bịa cứ như thật và rất dễ được người lớn tin, bạn nào mà muốn trốn học thì nhờ anh bịa cớ hộ. Mặc dù việc học của Trương Mục Dã không được đặt nền tảng vững chắc, nhưng điều này lại mang đến cho anh tính cách và trí tưởng tượng không bị gò bó.

Về sau, thất nghiệp nên anh bắt đầu chăm chú đọc các sách cổ về phong thủy, kinh dịch... rồi kết hợp với óc sáng tạo tuyệt vời để cho ra lò bộ truyện Ma Thổi Đèn mà đến nay nhiều độc giả vẫn tin là những câu chuyện có thật, chứ ko phải là hư cấu...
Chuyện có cái hay dẫn dắt tới trộm mộ cực kì tự nhiên, nói thẳng do nghèo nên làm nghề này. Tập 8 cũng khuyên Anh/em đừng theo nghề này, kết hợp các câu truyện dân gian rất hay!
 
Nhắc tới lão Sùng Trinh thì lại nhớ đến thằng vua anh của lão. Ko biết chữ, chỉ thích đi trốn đục đẽo chế tác gỗ, chả thiết triều chính. Giao ngôi vua cho thằng wibu này 6 năm trời để Ngụy Trung Hiền nó phá cho nát.

Mà nhà Minh nát từ Thổ Mộc bảo cả 150 năm trc đó rồi. Đc vài minh quân sau đó mà sống cũng chả lâu. Cầm cự thêm đc là hay rồi.
Trận Thổ Mộc Bảo đánh dấu nhà Minh chuyển từ giai đoạn Sơ kỳ sang Trung kỳ chứ nhà Minh không suy yếu sớm như vậy. Nhà Minh chỉ nát từ từ rệu rã hết thuốc chữa kể từ khi Trương Cư Chính chết và Vạn Lịch bắt đầu trốn trong cung làm trò 28 năm đãi chính.

Vào năm 1521, quân đội nhà Minh vẫn đấm nhau tưng bừng với mấy anh Bồ Đào Nha.
 
Nhắc tới lão Sùng Trinh thì lại nhớ đến thằng vua anh của lão. Ko biết chữ, chỉ thích đi trốn đục đẽo chế tác gỗ, chả thiết triều chính. Giao ngôi vua cho thằng wibu này 6 năm trời để Ngụy Trung Hiền nó phá cho nát.

Mà nhà Minh nát từ Thổ Mộc bảo cả 150 năm trc đó rồi. Đc vài minh quân sau đó mà sống cũng chả lâu. Cầm cự thêm đc là hay rồi.
Tào lao
Sao trận Thổ Mộc Bảo nhà Minh ko hề yếu về quân sự , chính trị. Nếu yếu đã bị mấy thằng du mục phía bắc thịt rồi
 
Cẩm y vệ, đông xưởng là 1 đám chó săn của hoàng đế, ko cần học hành thi cử cũng nắm quyền sinh sát. Vậy nên nhà minh cũng chỉ tốt hơn nhà thanh 1 tẹo chứ về thể chế thì còn lạc hậu hơn cả Hán Tống. Ít nhất Hán Tống còn biết nâng đỡ hiền tài, vua quan 1 lòng với nhau. Thái giám hoặc chó săn gặp quan triều đình cũng phải cúp đuôi lại.
Bộ máy chính quyền của nhà Tống với nhà Minh nói chung là 2 bộ máy tốt nhất trước năm 1840. Hai bộ máy nhà Minh và Tống chính là hiện thực hóa giấc mơ của các đời hoàng đế nhiều triều đại: giữ được chế độ trung ương tập quyền tồn tại lâu dài trên lãnh thổ to vật vã mấy triệu km, hạn chế tối đa vấn nạn các quyền thần và võ tướng làm phản, hạn chế nội loạn và giữ hòa bình tương đối trong thời gian khá dài tạo cảnh thái bình ở mức độ tương đối để dân yên tâm cày cấy kiếm cơm.

Còn bộ máy chính quyền từ thời Đường trở về trước tiềm ẩn đầy nguy cơ sinh ra quyền thần thao túng triều đình, võ tướng nắm quá nhiều binh quyền làm phản đảo chính, dễ nội loạn chia 5 xẻ 7 trung ương bảo địa phương cát cứ bất tuân lệnh,...
 
Chữ ký của ông này hơi cấn nhé
wtf.png
Chắc mới vô voz, chink con biết tiếng Việt đó, mỗi tội tốn cơm, ko ăn thua, vozer đâu dễ bị dắt mũi như bọn trên fb

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cẩm y vệ, đông xưởng là 1 đám chó săn của hoàng đế, ko cần học hành thi cử cũng nắm quyền sinh sát. Vậy nên nhà minh cũng chỉ tốt hơn nhà thanh 1 tẹo chứ về thể chế thì còn lạc hậu hơn cả Hán Tống. Ít nhất Hán Tống còn biết nâng đỡ hiền tài, vua quan 1 lòng với nhau. Thái giám hoặc chó săn gặp quan triều đình cũng phải cúp đuôi lại.
Tuy nhiên cai trị Càn Cương độc đoán, tôn sùng chế độ trung ương tập quyền như vị thần vạn năng giải quyết mọi vấn đề như nhà Minh đã bóp nghẹt mọi sự sáng tạo và trí tuệ dân Trung Quốc tạo mầm mống cho sự trì trệ sau này. Kế đó, Mãn Thanh nhập quan học tập lối cai trị Càn Cương Độc Đoán của vua Minh và đẩy lên tầm cao mới+phân biệt kỳ thị chủng tộc, đàn áp dân Hán.
 
Last edited:
Tuy nhiên cai trị Càn Cương độc đoán, tôn sùng chế độ trung ương tập quyền như vị thần vạn năng giải quyết mọi vấn đề như nhà Minh đã bóp nghẹt mọi sự sáng tạo và trí tuệ dân Trung Quốc tạo mầm mốm cho sự trì trệ sau này. Kế đó, Mãn Thanh nhập quan học tập lối cai trị Càn Cương Độc Đoán của vua Minh và đẩy lên tầm cao mới+phân biệt kỳ thị chủng tộc, đàn áp dân Hán.
Cái vị trí trưởng tộc Ái Tân Giác La ở Trung Quốc sắp phải đổi dòng rồi.

Nhánh thân vương Tải Phong giờ tuyệt tự do không có con trai , Kim Dục Chướng chết thì phải chuyển lại vị trí trưởng tộc cho nhánh Đạo Quang đế
 
nhà minh bị tư bản cấu kết với quan lại đục rỗng từ bên trong cmnr, đất nước phát triển nhưng triều đình lại ko thu được đồng thuế nào, tiền tài rơi hết vào túi tư bản+quan lại:))) ko có nho giáo thì minh triều có khi là nước tư bản/quân chủ lập hiến đầu tiên ở châu á
Không thể nào xảy ra kịch bản đó đâu. Họ Chu sẽ quyết tâm giữ chặt hoàng quyền trong tay đến cùng nhất định không buông và tiếp tục áp dụng Càn Cương độc đoán thanh trừng bất kỳ thế lực nào đe dọa hoàng quyền trong tay của họ Chu.

Cứ xem cách hoàng đế họ Chu đối xử với dân tỵ nạn lưu lạc đến vùng Kinh, Tương là đủ hiểu họ coi vạn dân thiên hạ Rẻ rúng, thấp kém cỡ nào, thích giết thì giết
 
Cái vị trí trưởng tộc Ái Tân Giác La ở Trung Quốc sắp phải đổi dòng rồi.

Nhánh thân vương Tải Phong giờ tuyệt tự do không có con trai , Kim Dục Chướng chết thì phải chuyển lại vị trí trưởng tộc cho nhánh Đạo Quang đế
Quay lại vấn đề chính: Nhà Minh sụp đổ năm 1644 phải quy kết ít nhất 50% trách nhiệm do Vạn Lịch tự phá nát bộ máy chính quyền tốt do tổ tiên họ Chu sắp đặt. Và nói thêm nhà Minh tồn tại lâu gần 280 năm dù họ sở hữu nhiều vua không hứng thú trị quốc, bỏ bê triều đình chẳng phải công lao của Cẩm y vệ, Đông xưởng. Bí quyết sống dai của nhà Minh nhờ vào thiết kế quá ổn được Thái Tổ sắp đặt và Thành tổ, các vua đời sau củng cố
 
Quay lại vấn đề chính: Nhà Minh sụp đổ năm 1644 phải quy kết ít nhất 50% trách nhiệm do Vạn Lịch tự phá nát bộ máy chính quyền tốt do tổ tiên họ Chu sắp đặt. Và nói thêm nhà Minh tồn tại lâu gần 280 năm dù họ sở hữu nhiều vua không hứng thú trị quốc, bỏ bê triều đình chẳng phải công lao của Cẩm y vệ, Đông xưởng. Bí quyết sống dai của nhà Minh nhờ vào thiết kế quá ổn được Thái Tổ sắp đặt và Thành tổ, các vua đời sau củng cố
Anh kể thêm đi ah, cũng hơi tò mò về hệ thống này
 
Bộ máy chính quyền của nhà Tống với nhà Minh nói chung là 2 bộ máy tốt nhất trước năm 1840. Hai bộ máy nhà Minh và Tống chính là hiện thực hóa giấc mơ của các đời hoàng đế nhiều triều đại: giữ được chế độ trung ương tập quyền tồn tại lâu dài trên lãnh thổ to vật vã mấy triệu km, hạn chế tối đa vấn nạn các quyền thần và võ tướng làm phản, hạn chế nội loạn và giữ hòa bình tương đối trong thời gian khá dài tạo cảnh thái bình ở mức độ tương đối để dân yên tâm cày cấy kiếm cơm.

Còn bộ máy chính quyền từ thời Đường trở về trước tiềm ẩn đầy nguy cơ sinh ra quyền thần thao túng triều đình, võ tướng nắm quá nhiều binh quyền làm phản đảo chính, dễ nội loạn chia 5 xẻ 7 trung ương bảo địa phương cát cứ bất tuân lệnh,...
Dân Tàu cũng hay đó chứ, lãnh thổ to lớn giữ lâu dài, mấy đế quốc khác bay màu k giữ đc lâu
 
Anh kể thêm đi ah, cũng hơi tò mò về hệ thống này
Minh Thái tổ bãi bỏ cơ quan nắm quyền lực quân sự cực lớn Đại Đô đốc phủ và chia nhỏ quyền lực quân sự của Đại Đô đốc phủ cho Ngũ quân Đô đốc phủ. Ngũ quân Đô đốc phủ phải chịu trách nhiệm về các công việc liên quan quân sự cùng với Binh bộ. Ngũ quân Đô đốc phủ và Binh bộ đều được Minh Thái tổ cố ý phân cho nhiệm vụ riêng không liên quan gì tới nhau để tạo ra tình trạng: Tướng không nắm giữ quân một mình, quân thì không phải lực lượng riêng của tướng. Vậy là Ngũ quân Đô đốc phủ và Binh bộ tự kiềm chế lẫn nhau, cơ quan này ngáng chân cơ quan kia và mọi quyết sách quan trọng về quân sự đều nhất nhất phải chờ ý chỉ của hoàng đế phê duyệt. Binh quyền bị phân tán cho nhiều cơ quan phải chịu nhiều lớp giám sát, dòm ngó như thế nên vương triều Minh rất khó sản sinh quan võ dễ dàng thu gom binh quyền làm loạn.
Thái tổ tiến hành bãi bỏ Hành Trung thư tỉnh - cánh tay nối dài của Thừa tướng giúp tướng phủ ở kinh đô đủ sức tác động đến việc quản lý hành chính tại các địa phương và thành lập 13 Bố chính sứ ty(tỉnh) để thay thế. Quyền lực ở các địa phương phân chia vào 3 cơ quan gọi là: Bố chính sứ chuyên quản lý các việc dân chính, tiền bạc, lúa gạo, Đô Chỉ huy sứ lo quản lý việc quân sự và Án sát sứ nắm quyền hình pháp xử phạt. Quyền lực từ cảnh tập trung vào dưới quyền Thừa tướng bị chia cho 3 cơ quan với nhiều vị quan khác nhau luôn tự kiềm chế lẫn nhau, nhóm quan ở cơ quan abc dòm chừng nhóm quan ở cơ quan xyz và phải tuyệt đối tuân lệnh từ triều đình trung ương. Từ đó, quyền lực khuynh loát ảnh hưởng mọi mặt thấm sâu mọi ngóc nghách chính quyền của Thừa tướng bị suy yếu trầm trọng. Sau vụ xử tử Hồ Duy Dung, nhân dịp phế bỏ chức Thừa tướng vĩnh viễn thì Thái tổ cũng tìm cách trả lại quyền lực của Lục bộ vốn bị Thừa tướng lấn át cướp lấy và tăng cường quyền lực cho quan chức Lục bộ. Quan chức Lục bộ phải ngoan ngoãn nghe lời hoàng đế, luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hoàng đế. Tất cả những sắp đặt trên nhằm để vô hiệu hóa trường hợp ông quan nắm chức Thừa tướng sở hữu quá nhiều quyền lực nuôi dã tâm lớn trở thành quyền thần thao túng vua và triều đình. Thiết kế trên cũng giúp hạn chế tối đa khả năng các Địa phương tự tung tự tác làm theo ý mình, dần dần rời xa tầm kiểm soát của trung ương biến thành thế lực cát cứ chống lại mệnh lệnh từ triều đình trung ương ban xuống.

Còn bọn người Cẩm y vệ(tâm phúc của Minh Thái tổ) và Đông xưởng, abc xưởng, xyz xưởng(bọn tay chân đắc lực của Minh Thành tổ) thực ra chỉ là một loại pháp bảo yêu thích của các đời vua Minh dùng để giám sát, kiềm chế các quan văn, quan võ, Nội các, Lục bộ, các cơ quan trong bộ máy chính quyền nhằm giúp vua Minh nhanh chóng phát hiện nguy cơ từ các quan chức, cơ quan hay mầm họa trong dân gian để giải quyết nguy cơ tiềm tàng từ sớm. Đơn giản bởi vì Minh Thái tổ và Minh Thành tổ quá hiểu các tiền triều Đường, Tống trở về trước bị bọn quan văn, quan võ thời Đường, Tống làm loạn nghiêng ngả sơn hà như thế nào. Vua Minh(cụ thể là từ Minh Thành tổ trở về sau) không tin được các quan văn, quan võ nên họ đành đặt niềm tin vào hoạn quan vốn không thể sản sinh hậu duệ luôn kề cận nhà vua và nếu làm loạn chẳng ai ủng hộ một thằng khiếm khuyết làm đại nghiệp cả.

Nói thêm, quyết định thành lập Nội các và việc cố ý sắp đặt những cơ quan Cẩm y vệ, Đông xưởng, abc xưởng, xyz xưởng giám sát, rình mò các quan là cách cài cắm khôn ngoan của Thái tổ nhà Minh nhằm kích động các phe phái, các cơ quan trong chính quyền, các nhóm quan chức trong triều như quan văn, quan võ, Nội các, Lục bộ, các cơ quan trong bộ máy chính quyền tự đấu đá cắn xé với nhau và quan văn, quan võ, Nội các, Lục bộ, các cơ quan trong bộ máy chính quyền đấu đá cắn xé với Cẩm y vệ, Đông xưởng... liên tục không ngừng nghỉ từ ngày này qua tháng khác. Cục diện này vô tình tạo thành tình cảnh các phe phái trong triều đình tự giám sát, dè chừng nhau, luôn triệt hạ cắn xé nhau, không phe nào tập trung quá nhiều quyền lực chính trị vào tay trở nên quá mạnh biến thành kẻ uy hiếp ngai vàng của vua Minh. Các phe phái trong triều đình nhà Minh lo đấu đá với nhau, triệt hạ phe đối địch đã đủ mệt và họ không còn sức lực nghĩ mấy chuyện lớn lao hơn nữa. Vua Minh là kẻ ngư ông đắc lợi ngồi yên trên ngai vàng vững chắc của mấy ổng nhìn các quan cắn xé nhau cân bằng một cách kỳ diệu.

*Về Nội các - cơ quan gồm những ông quan được đồn là Tể tướng quyền lực nhưng thực ra chỉ giữ vai trò một nhóm CUNG NÔ chuyên cố vấn giải pháp cho nhà vua quyền lực:
Trong bộ máy chính quyền do Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương tạo nên, bộ máy này chỉ cần các đại thần Nội các có năng lực và siêng năng làm việc bảo đảm nó sẽ tự vận hành tốt điều hành Đại Minh tốt đẹp trong hầu hết trường hợp. Thực sự bộ máy của nhà Minh tốt đến mức gồng gánh Đại Minh qua được thảm họa hiếm có đột nhiên bị địch bắt mất ông vua Anh Tông giống như Thổ Mộc Bảo 1449 hay Gia Tĩnh không thèm thiết triều gặp mặt các quan giải quyết chính sự suốt 18 năm dài. Vua Minh chỉ là người sở hữu quyền lực tối cao độc nhất vô nhị: đóng dấu Châu Phê vào Phiếu nghĩ- văn bản đề đạt các ý kiến và giải pháp của đại thần thuộc Nội các về các vấn đề quốc gia đại sự. Bộ máy có thể hoạt động tốt gần như không cần vua Minh phải mó tay vào chỉ trừ việc các vua Minh phải đích thân cầm bút Châu Phê vào tờ Phiếu nghĩ của Nội các để biến tờ Phiếu nghĩ đấy biến thành thánh chỉ tối thượng do hoàng đế ban bố cho toàn thiên hạ làm theo. Tuy nhiên, thiết kế kiểu này lại lòi chỗ dở là bọn hoạn quan nhà Minh luôn hầu hạ vua Minh sẽ tìm mọi cách tranh thủ lợi dụng những thời cơ gần gũi nhà vua, kề cận nhà vua đang duyệt xem đống giấy Phiếu nghĩ, đọc các tấu sớ ý kiến chồng chất của quan Nội các dâng lên. Nhà vua đọc nhiều thường cảm thấy mệt hay do lười thường đùn đẩy cho hoạn quan duyệt Phiếu nghĩ giùm trẫm ---->hoạn quan trộm lấy quyền lực của vua Minh tha hồ lộng hành làm mưa làm gió trong hoàn cảnh ông vua Minh nơi thâm cung không hay biết gì.
 
Last edited:
Dân Tàu cũng hay đó chứ, lãnh thổ to lớn giữ lâu dài, mấy đế quốc khác bay màu k giữ đc lâu
Nếu nhà Tống không bị Kim với Mông Cổ hấp diêm thì có khi mấy ông vua Tống đạp đổ kỷ lục triều đại sống dai nhất của nhà Hán luôn. Một triều đình đối nội cực ổn đã phát triển thuật cai trị tới mức hạn chế nguy cơ nội loạn tới mức Thấp nhất.
 
Last edited:
Fổ Nghi ko còn hậu duệ nào sao?
Trưởng tộc Ái Tân Giác La

Phổ Nghi: 1908-1967 , ko có con tuỵêt tự

Phổ Kiệt ( em trai Phổ Nghi ): 1967-1994, Phổ Kiệt ko có con trai chỉ có 2 đứa con gái

Kim Hữu Chi ( tên củ Phổ Nhậm, em trai Phổ Nghi ) 1994-2015, Kim Hữu Chi có 3 người con trai : Kim Dục Chướng sinh năm 1942 có 1 con gái, Kim Dục Quan sn 1946 có 1 con gái, Kim Dục Lam sn 1948 có 1 con gái

Kim Dục Chướng: ( con trai Kim Hữu Chi ) 2015 - nay
 
Nếu nhà Tống không bị Kim với Mông Cổ hấp diêm thì có các vua Tống đạp đổ kỷ lực triều đại sống dai nhất của nhà Hán luôn. Một triều đình đối nội cực ổn đã phát triển thuật cai trị tới mức hạn chế nguy cơ nội loạn tới mức Thấp nhất.
Nhà Minh mới bá đạo, đối nội như cứt nhưng sống dai. Vua éo cần thiết triều nhưng bộ máy vẫn hoạt động trơn tru .
Nhà Thanh con bá đạo hơn , ngoại bang nhưng cai trị lãnh thổ to nhất, ko có hôn quân. Nhưng đen cái gặp bọn Tây quá mạnh và vượt trội
 
Back
Top