[Nhật Bản] Áp lực bài vở và tình trạng bắt nạt học đường, gần 300.000 học sinh nghỉ học

Status
Not open for further replies.

Amada Kokoro

Senior Member

Số lượng trẻ em Nhật Bản nghỉ học ít nhất 30 ngày trong năm học vừa qua đạt kỷ lục, với hơn một nửa số học sinh tham gia khảo sát đổ lỗi cho Covid-19, áp lực học tập và bắt nạt. Các vụ bắt nạt học đường tăng 10,8%, con số thực tế có thể còn cao hơn.​


Một nghiên cứu do Bộ Giáo dục Nhật Bản công bố hôm thứ Ba (3/10/2023) cho thấy con số kỷ lục 299.048 học sinh tiểu học và THCS nước này không đến lớp từ 30 ngày trở lên trong năm học vừa qua (tính đến ngày 1/4/2023), tăng hơn 22% so với năm trước và chiếm 3,2% tổng số học sinh trong cùng nhóm tuổi, theo The South China Morning Post.
giao duc 1.jpg
Các vụ bắt nạt học đường tại Nhật tăng 10,8%, nhưng con số thực tế được cho có thể còn cao hơn.
Gần 52% học sinh trả lời bảng câu hỏi của Bộ cho biết các em không muốn đến trường vì cảm giác lo lắng hoặc uể oải. Các lý do hàng đầu khác bao gồm sự gián đoạn nhịp sống do đại dịch Covid-19 gây ra, không có bạn bè, cũng như mong muốn được tự do vui chơi nhiều hơn.
Báo cáo cũng xác định sự gia tăng đáng báo động các trường hợp bắt nạt học đường, bao gồm cả ở các trường THPT trên khắp Nhật Bản. Con số cao kỷ lục 681.948 trường hợp bắt nạt được ghi nhận, tăng 10,8% so với năm ngoái. Tuy nhiên, con số này gần như chắc chắn không chính xác vì nhiều vụ việc không được báo cáo.
Izumi Tsuji, giáo sư xã hội học văn hóa tại ĐH Chuo và là thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản, thừa nhận số lượng học sinh trốn học và bắt nạt thậm chí còn khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.
“Những con số này nhiều hơn những gì chúng tôi dự đoán. Lý do chính là do tác động kéo dài của đại dịch, nhưng ngay cả trước đó cũng có vấn đề lớn là trường học chưa phải là nơi tốt nhất cho trẻ em”, GS Izumi nói.
“Một ví dụ về điều này là học sinh, đặc biệt là ở cấp THCS, bị yêu cầu phải làm rất nhiều việc. Các em phải tham gia tất cả các lớp, có các hoạt động sau giờ học và các sự kiện câu lạc bộ, có các bài kiểm tra thường xuyên và các em cũng cần tham gia các hoạt động tình nguyện nếu muốn vào một trường trung học tốt”.
“Bọn trẻ mệt mỏi vì phải đến trường và lúc nào cũng bận rộn. Thật đáng lo ngại khi thấy trẻ em ở độ tuổi này phải chịu quá nhiều áp lực và có dấu hiệu căng thẳng như vậy”.
Sự căng thẳng đó thường biểu hiện ở việc bắt nạt, GS Tsuji chỉ ra. “Các trường hợp bắt nạt thường xuất phát từ việc học sinh cảm thấy quá áp lực và đổ lỗi đó lên các học sinh khác”.
Trong khi đó, người trưởng thành ở Nhật Bản dường như vẫn chịu di chứng ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế liên quan trong vài năm qua.
giao duc 3.jpg
Phân loại số lượng trường hợp tự tử tại Nhật Bản theo nhóm tuổi giai đoạn 2012-2021.
 
bọn nhật với hàn học như đánh rank thế nên mau nản là đúng rồi, học xong nếu may mắn thì dc làm ở 1 tập đoàn tới hết đời, xui thì bị đuổi việc reset
BdgiW7R.png
 
Tôi xem phim Nhật thấy nữ sinh bị bắt nạt nhiều thật, ở mọi nơi như: tàu điện, phòng thay đồ, trên lớp, học cùng gia sư, học cùng bạn, sang nhà bạn chơi, lớp thể dục, đi dã ngoại,...
Trong WC nam nữa fen
 
xã hội đã già hóa mà còn toxic thế, mà nói Nhật chứ nhìn lại VN chắc chả kém 49 gặp 49,5 kg chừng, haizz, no hope thật
Nhìn vozer thì biết chả kém j.
Nhưng vozer sợ bị xiên lại, dân ta cũng truyền thống bị bắt nạt đấm lại ngay nên vài bữa là xong ko cần nghỉ . Chứ bị bắt nạt ko dám phản kháng thời gian dài mới tích tụ lại rồi bỏ học
 
Không try hard thì sao đuổi kịp bọn phương tây được :surrender:
Và Phương Tây là các nước cách đây trăm năm đã phát triển lên hàng đế quốc đặc biệt là Anh Pháp Đức....nên phải phấn đâú tryhard làm tới chết hi sinh vài thế hệ để đất nước phát triển còn hơn bị phương Tây đô hộ làm thuộc địa đã vậy còn thua trận trong ww2 nữa,đúng thật yếu tố con người quan trọng nhất
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top