Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh đầu tiên làm bằng gỗ của trái đất

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo một trong những vệ tinh 'bất thường' nhất thế giới, chỉ làm bằng gỗ để tránh ô nhiễm không gian quanh trái đất trong tương lai.

1708225029170.png

Hình ảnh mô phỏng vệ tinh LignoSat

Tờ The Guardian hôm 18.2 đưa tin vệ tinh làm bằng gỗ được đặt tên LignoSat, được chế tạo từ gỗ mộc lan.

Kết quả thí nghiệm trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) cho thấy vệ tinh này đặc biệt ổn định và không bị nứt trong quá trình hoạt động.

Vệ tinh gỗ được các nhà nghiên cứu của Đại học Kyoto hợp tác chế tạo với công ty Sumitomo Forestry. Mục đích là nhằm thử nghiệm ý tưởng sử dụng các dạng vật liệu dễ bị phân hủy sinh học như gỗ để thay thế cho kim loại vốn được dùng để chế tạo vệ tinh lâu nay.

“Mọi vệ tinh tiến nhập trở lại khí quyển trái đất đều sẽ bị đốt cháy và tạo ra những hạt phân tử nhôm bé xíu, trôi nổi ở thượng tầng khí quyển suốt nhiều năm", theo cảnh báo gần đây của phi hành gia Nhật Bản Takao Doi, cũng là kỹ sư không gian vũ trụ của Đại học Kyoto.

Ông cho hay theo thời gian, quá trình trên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho môi trường trên trái đất.

Để giải quyết vấn đề đó, các nhà nghiên cứu Đại học Kyoto triển khai dự án đánh giá mọi loại gỗ để xác định liệu chúng có thể chống chọi trong quá trình phóng lên quỹ đạo, cũng như chịu đựng được cuộc hành trình dài sau khi được phóng thành công hay không.

Trưởng nhóm dự án Koji Murata cho biết sau thời gian thử nghiệm và nghiên cứu gần 1 năm trên ISS, nhóm của ông phát hiện gỗ ít bị tổn hại vì môi trường xung quanh thiếu dưỡng khí để gây cháy, và không có sinh vật sống khiến gỗ bị hư hại.

...........
 
Vệ tinh gỗ được các nhà nghiên cứu của Đại học Kyoto hợp tác chế tạo với công ty Sumitomo Forestry. Mục đích là nhằm thử nghiệm ý tưởng sử dụng các dạng vật liệu dễ bị phân hủy sinh học như gỗ để thay thế cho kim loại vốn được dùng để chế tạo vệ tinh lâu nay.
Trong không gian gỗ cũng bị phân hủy sinh học tự nhiên à hay nó cần cơ chế kích hoạt nữa
ghXpJrI.png

Trưởng nhóm dự án Koji Murata cho biết sau thời gian thử nghiệm và nghiên cứu gần 1 năm trên ISS, nhóm của ông phát hiện gỗ ít bị tổn hại vì môi trường xung quanh thiếu dưỡng khí để gây cháy, và không có sinh vật sống khiến gỗ bị hư hại.
Chắc hết hạn sử dụng thì tự châm lửa reset
uzQb2yt.png
 
Trong không gian gỗ cũng bị phân hủy sinh học tự nhiên à hay nó cần cơ chế kích hoạt nữa
ghXpJrI.png


Chắc hết hạn sử dụng thì tự châm lửa reset
uzQb2yt.png
có oxy đâu mà cháy nhỉ
hay là lao vào khí quyển thì dễ cháy hơn
 
View attachment 2338535phóng xạ thì xả ra biển bày đặt bảo vệ môi trường ngoài vũ trụ bọn mày làm màu vừa thôi
Thế theo nhà khoa học voz đéo xả ra biển thì xả ra đâu? Nước thải nhà máy điện hạt nhân vẫn xả ra biển đó thôi. Đủ tiêu chuẩn là được. Mạng xã hội, diễn đàn mạng bh toàn mấy nhà khoa học rởm, anti mất não.
 
Thế theo nhà khoa học voz đéo xả ra biển thì xả ra đâu? Nước thải nhà máy điện hạt nhân vẫn xả ra biển đó thôi. Đủ tiêu chuẩn là được. Mạng xã hội, diễn đàn mạng bh toàn mấy nhà khoa học rởm, anti mất não.
Anh phân biệt được nước làm mát của lò PƯHN, với nước thải nhiễm phóng xạ của Fukushima không? Mà coi như cái đấy nó xả đủ tiêu chuẩn an toàn đi. Thế những vụ rò rỉ nước chưa qua xử lý thì sao?
TEPCO ước tính lượng nước rò rỉ là khoảng 5,5 tấn, trong đó có thể chứa 22 tỉ becquerel chất phóng xạ như Caesium và strontium, theo báo cáo từ TEPCO. Hầu hết nước rò rỉ dường như đã thấm vào đất, nhưng việc giám sát kênh thoát nước gần đó không cho thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mức độ phóng xạ. TEPCO đã biến khu vực bị rò rỉ nước thành khu vực cấm đi lại.
 
Không gian quanh trái đất có thằng nào sống hay sao mà phải sợ ô nhiễm không gian? :shame:
 
Phần ko gian này diện tích nó to hơn cả bề mặt Trái Đất gộp lại rồi cộng thêm vài mớ vì độ dày to hơn, chu vi lớn hơn... Kiểu như chế 1 cái xe ô tô bằng gỗ rồi bảo vì môi trường vậy, tiết kiệm 1, chi phí, tài nguyên, nhân vật lực, nguyên vật liệu... đội lên 10000, mà chưa kể tính ứng dụng và rủi ro độn lên nhiều lần.

Thật ra mang tính thể hiện trình độ là chính, được lên báo đài truyền thông nhắc đến lại lòe công nghệ kiếm được mớ đầu tư, quyên góp hay hợp đồng các thứ là thành công rồi.
 
làm bằng gỗ chắc rada ít phát hiện hơn. lơz sau có chiến tranh né dc tên lửa của đối phương nhiều hơn
 
View attachment 2338535phóng xạ thì xả ra biển bày đặt bảo vệ môi trường ngoài vũ trụ bọn mày làm màu vừa thôi
Toàn nghe mấy thằng tàu con cay cú Nhật nên nói bậy. Nước thải phóng xạ sau sử lý kỹ sư Nhật nó còn dám múc ra uống test. Chứ nước thải nhà máy thường của bọn tàu thì có cho vàng bọn kĩ sư tàu cũng đéo dám uống thử dù đã "đảm bảo chất lượng"
 
Toàn nghe mấy thằng tàu con cay cú Nhật nên nói bậy. Nước thải phóng xạ sau sử lý kỹ sư Nhật nó còn dám múc ra uống test. Chứ nước thải nhà máy thường của bọn tàu thì có cho vàng bọn kĩ sư tàu cũng đéo dám uống thử dù đã "đảm bảo chất lượng"
Tôi không hiểu lắm, nhưng bác giải thích giúp nếu nước đạt đến mức có thể uống thì sao không tái sử dụng cho sinh hoạt mà lại phải xả ra biển nhỉ :amazed:
 
Cũng chưa hiểu tránh ô nhiễm bằng gỗ là như nào, rác thải không gian nguy hiểm ở chỗ khi va đụng gây mảnh vỡ dễ gây nguy hiểm cho các thiết bị vệ tinh khác mà bằng gỗ hay kim loại ở vận tốc quỹ đạo chắc cũng chả khác gì nhau, sợ xả thải khi re-entry thì mấy cái vệ tinh này có xả thải khỉ khô gì đâu so với hoạt động công nghiệp dưới đất
 
Tôi không hiểu lắm, nhưng bác giải thích giúp nếu nước đạt đến mức có thể uống thì sao không tái sử dụng cho sinh hoạt mà lại phải xả ra biển nhỉ :amazed:
Đơn giản là dân đếu dám dùng, xả ra biển còn bị chửi cho thối đầu năm này qua năm khác anh nghĩ bơm cho dân uống được :confuse:
 
Cũng chưa hiểu tránh ô nhiễm bằng gỗ là như nào, rác thải không gian nguy hiểm ở chỗ khi va đụng gây mảnh vỡ dễ gây nguy hiểm cho các thiết bị vệ tinh khác mà bằng gỗ hay kim loại ở vận tốc quỹ đạo chắc cũng chả khác gì nhau, sợ xả thải khi re-entry thì mấy cái vệ tinh này có xả thải khỉ khô gì đâu so với hoạt động công nghiệp dưới đất
“Mọi vệ tinh tiến nhập trở lại khí quyển trái đất đều sẽ bị đốt cháy và tạo ra những hạt phân tử nhôm bé xíu, trôi nổi ở thượng tầng khí quyển suốt nhiều năm", theo cảnh báo gần đây của phi hành gia Nhật Bản Takao Doi, cũng là kỹ sư không gian vũ trụ của Đại học Kyoto.

Ông cho hay theo thời gian, quá trình trên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho môi trường trên trái đất.
 
Back
Top