'Nhậu' thế nào để đỡ hại gan, thận trong dịp Tết?

Build Back Better

Senior Member
Linh Chi chọn cách uống sữa, ăn cơm trước khi uống rượu để giảm bớt tác hại cho cơ thể. Nguyễn Quân lại thích ngủ một giấc để nạp năng lượng trước mỗi cuộc nhậu.


Uống rượu bia vào ngày Tết là điều khó tránh. Ảnh: Delicious.
pinot_pairs_perfectly_with_the_following_re.jpg

pinot_pairs_perfectly_with_the_following_re.jpg
Uống rượu bia vào ngày Tết là điều khó tránh. Ảnh: Delicious.
Uống rượu bia vào ngày Tết là điều khó tránh. Vì vậy, một số trường hợp như Linh Chi, Hồng Việt, Nguyễn Quân đã trăn trở tìm ra những cách uống rượu để lâu say và giảm tác hại tới gan, thận.

Uống sữa, ăn cơm trước khi dùng rượu​

Linh Chi (29 tuổi, nhân viên truyền thông tại Hà Nội)

Từ khi yêu nhau, vợ chồng tôi đã có thói quen rủ nhau đến thưởng thức tại những quán có rượu ngon. Dịp Tết, chúng tôi cũng tìm một số loại rượu ngon để sử dụng và mời khách tới chơi nhà.

Tôi thích uống rượu vang, rượu từ hoa quả và chồng cũng vậy. Tôi nghĩ loại rượu này bớt gây hại cho sức khỏe hơn cho với rượu gạo truyền thống bởi nồng độ cồn thấp hơn.

Tuy thích uống rượu, tửu lượng của tôi không tốt lắm. Để tránh việc say quá nhanh, tôi thường uống một ly sữa nhỏ và cơm trước khi dùng rượu. Ngoài ra, tôi cũng chọn cách uống từ từ. Cách này khá hiệu quả với tôi và chồng.


Vợ chồng Linh Chi thường chọn uống rượu vang. Ảnh: NVCC.
uong ruou lau say anh 1

uong ruou lau say anh 1
Vợ chồng Linh Chi thường chọn uống rượu vang. Ảnh: NVCC.
Nếu hôm nào lỡ uống hơi nhiều rượu, sáng hôm sau, tôi thường pha một ly mật ong và chanh ấm để uống.

Loại nước này giúp tôi cảm thấy sảng khoái, tiêu hóa tốt, hạn chế cảm giác bị đầy hơi.

Lời khuyên từ chuyên gia:

PGS.TS Cao Thị Thu Hương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bạn ăn "lót dạ" trước khi uống rượu giúp giảm khả năng hấp thu trực tiếp qua dạ dày. Uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét và chảy máu dạ dày của bạn.

Uống từ từ, chậm rãi cũng giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu, giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

Ăn trứng, soup khi uống rượu​

Nguyễn Hồng Việt (33 tuổi, huấn luyện viên thể hình tại Hà Nội)

Mỗi tuần, tôi uống rượu khoảng 2 lần, thường là uống cùng bạn bè hoặc vợ. Tôi hay uống rượu vang. Các loại rượu khác như rượu gạo tôi cũng sử dụng nhưng ít hơn. Tôi thích loại rượu này vì là đồ lên men tự nhiên, nồng độ cồn thấp, hợp với các loại đồ ăn gia đình thường sử dụng.

Trước hoặc trong khi uống, tôi thường ăn trứng gà hoặc một bát soup. Tôi thấy không để bụng rỗng khi uống rượu sẽ bớt hại sức khỏe hơn. Tuy nhiên, khi tôi uống quá nhiều, dạ dày hay gan, thận vẫn chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Điển hình là dạ dày sẽ đau và rối loạn tiêu hóa.


Anh Hồng Việt có thói quen uống rượu khoảng 2 lần mỗi tuần. Ảnh: NVCC.
uong ruou lau say anh 2

uong ruou lau say anh 2
Anh Hồng Việt có thói quen uống rượu khoảng 2 lần mỗi tuần. Ảnh: NVCC.


Tôi thích uống rượu vang cùng steak, sashimi cá hồi, thịt nguội hoặc quả olive.

Lời khuyên từ chuyên gia:

BSCKII Vũ Trường Sơn, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, cho hay ăn một ít thức ăn trước khi cạn ly, giúp rượu không bị hấp thụ nhanh. Khi ăn nhiều thức ăn, bạn cũng không nên uống nhiều.

Ăn trứng khi uống rượu cũng là một cách hiệu quả, chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa, giảm khả hấp thu rượu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích rượu. Bên cạnh đó, bạn ăn các thực phẩm giàu protein, chất béo sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn sẽ giúp kéo dài thời gian hấp thu, hạn chế phần nào tác dụng của rượu.

Uống nước lọc, nước chanh muối, thuốc giải rượu​

Nguyễn Quân (30 tuổi, đầu bếp tại Hà Nội)

Ngày Tết, gia đình tôi thường tổ chức tụ họp để hàn huyên, gắn kết nên việc uống rượu bia là điều không tránh khỏi. Tôi khá thích việc uống rượu nhưng phải hạn chế về lo ngại hại sức khỏe.


Anh Nguyễn Hồng Quân khá thích việc uống rượu nhưng phải hạn chế về lo ngại hại sức khỏe. Ảnh: NVCC.
uong ruou lau say anh 3

uong ruou lau say anh 3
Anh Nguyễn Hồng Quân khá thích việc uống rượu nhưng phải hạn chế về lo ngại hại sức khỏe. Ảnh: NVCC.
Tôi nhận thấy rượu càng ngon, càng đắt tiền thì sẽ lâu say.

Mỗi lần uống, tôi có thể dùng hết 1-2 chai rượu vang tùy vào thời gian nói chuyện. Để tránh nhanh say, tôi thường uống cùng nhiều nước lọc, nước chanh. Nếu uống quá nhiều rượu, bia, tôi sẽ dùng thêm thuốc bổ gan, thuốc giải rượu sau đó.

Một mẹo khác tôi thường áp dụng là ngủ vài giờ trước khi cần uống rượu để cơ thể được khỏe khoắn, uống rượu cũng lâu say hơn.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Theo BSCKII Vũ Trường Sơn, uống nhiều nước sẽ giúp phá vỡ cấu trúc rượu mà tạo ra axit lactic làm giảm độ say.

Rượu ngấm nhanh và mạnh hơn nếu bạn mệt mỏi do chức năng gan suy giảm, sẽ dễ say xỉn hơn. Nếu biết trước lịch tiệc tùng, bạn có thể ngủ nhiều và giữ sức khỏe trước khi vào bàn tiệc.

Tiến sĩ, dược sĩ Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ, cho biết thực phẩm chức năng như được quảng cáo giúp giải rượu được công bố là làm tăng tốc độ chuyển hoá rượu thành CO2 và nước. Như vậy, cơ thể sẽ bị ít độc tính hơn. Tuy nhiên, tác dụng đó không được chứng minh rõ ràng.

Lầm tưởng công dụng của "thuốc giải rượu" nên nhiều người thoải mái uống mà không biết rằng gan không được bảo vệ giống như quảng cáo. Khi cả rượu và "thuốc" cùng lúc được chuyển hóa qua gan làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ như suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Liều lượng rượu nên sử dụng​

Theo PGS.TS Cao Thị Thu Hương, một số nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của rượu với nồng độ cồn thấp khi tiêu thụ hàm lượng cồn dưới ngưỡng 20 gram mỗi ngày.

Tuy nhiên, một công trình khoa học nghiên cứu toàn diện để tìm ra ngưỡng an toàn đối với rượu được đăng tải trên tạp chí Lancet 2018 cho thấy ngưỡng an toàn khi sử dụng đồ uống là zero (không có ngưỡng an toàn đối với sức khỏe khi sử dụng rượu).

Bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau. Lượng cồn tiêu thụ được tính toán dựa trên nồng độ cồn của đồ uống và thể tích đồ uống. Cụ thể theo công thức tính sau:

Dung tích (ml) x nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi).

Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương 3/4 lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống, mọi người cần hạn chế. Đối với nam, lượng rượu nên từ 2 đơn vị cồn/ngày trở xuống.


https://zingnews.vn/nhau-the-nao-de-do-hai-gan-than-trong-dip-tet-post1389947.html
 
Một đơn vị rượu là 10 g cồn tương đương 3/4 lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30 ml rượu whisky. Nếu uống, mọi người cần hạn chế. Đối với nam, lượng rượu nên từ 2 đơn vị cồn/ngày trở xuống.


:doubt::doubt::doubt:
 
Back
Top