Nhiều học sinh, sinh viên thiếu định hướng tích cực, mơ hồ trong mục đích sống

Resius

Senior Member
Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sức khỏe và sự phát triển của giống nòi...

Nhiều học sinh, sinh viên thiếu định hướng tích cực, mơ hồ trong mục đích sống - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Hải phát biểu tại tọa đàm

Ngày 7-11, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, Đảng uỷ ĐHQG TP HCM, Đảng ủy khối ĐH-CĐ, Đảng uỷ Sở GD-ĐT, Đảng ủy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM tổ chức Toạ đàm “Tăng cường công tác chính trị tự tưởng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP”.

Ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM, cho biết với sự tác động không nhỏ của các biểu hiện đạo đức xã hội, nhận thức và thực hành về đạo đức cũng như lý tưởng sống của thanh niên, trong đó có học sinh, sinh viên, vẫn còn nhiều lỗ hổng. Bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Quan hệ thầy trò có dấu hiệu suy thoái, tinh thần "tôn sư trọng đạo" không được thể hiện rõ nét; vị trí người thầy trong giềng mối "quân - sư - phụ" theo quan niệm truyền thống bị thay đổi sâu sắc. Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sức khỏe và sự phát triển của giống nòi... Những điều đó diễn ra từng ngày từng giờ; công luận, xã hội lên án nhưng biện pháp ngăn chặn thực sự hữu hiệu vẫn còn thiếu.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết học sinh, sinh viên vẫn còn mơ hồ về hướng đi và mục tiêu phấn đấu của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa coi trọng các kỹ năng mềm. Việc lạm dụng mạng xã hội và bị mạng xã hội dẫn dắt trong một số bộ phận học sinh, sinh viên cũng rất đáng báo động...

Theo ông Nguyễn Minh Hải, có ý kiến cho rằng có vẻ như nhà trường còn dạy thiếu cái gì đó, cách đánh giá về trình độ học sinh còn khiếm khuyết gì đó, dường như do mải trang bị năng lực mà bỏ qua trang bị cho học sinh quyết tâm và cách tìm cơ hội. “Hiện tượng đó cho thấy ở góc độ văn hóa, đạo đức, phải chăng sinh viên, học sinh nước ta chưa được trang bị một nền tảng văn hóa, đạo đức cần thiết, vững vàng để ít nhiều tự chủ được cuộc sống của mình?” - ông Hải trăn trở.

Không chỉ vậy, với mặt trái của cơ chế thị trường, sự tác động mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là mạng xã hội, nhận thức về chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống... của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên bị tác động tiêu cực bởi những gì họ tiếp nhận được mà thiếu một "bộ lọc" cần thiết. Chẳng hạn, hiện nay trong thanh niên, gần như có một xu hướng giải phóng tình dục diễn ra với nhiều biểu hiện phức tạp. Hay qua phim ảnh, internet, mạng xã hội, các lối sống, ngôn ngữ, thời trang, âm nhạc... của nước ngoài chỉ sau một thời gian ngắn là đã có mặt tại Việt Nam và được một bộ phận thanh niên tiếp nhận... Do đó, nếu không có sự định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực, thì những biểu hiện ấy sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của sinh viên, học sinh đối với đất nước, cộng đồng, xã hội, gia đình.

Trong khi đó, một trong các nguyên nhân của những biểu hiện hạn chế về đạo đức, lối sống của thanh niên là do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước. Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết thực. Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế..
.........
 
Các em nên học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy thì sẽ có mục đích định hướng thôi
 
mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sức khỏe và sự phát triển của giống nòi
Bao giờ truy quét tử hình bọn bdbctlhc? Có bê đê là có tuyệt chủng về giống nòi.
 
Giờ tôi đang học bằng thứ 3 thứ 4 rồi mà vẫn còn mơ hồ đây huống chi mấy em SV mới mười tám đôi mươi
 
Là do công nghệ nõi phân nô pán lền đó, chứ thật sự có tạo ra công việc cho người dân đâu, ra trường thất nghiệp dẫn tới mơ hồ là đúng định hướng
irGoYrZ.gif
 
Hehe. Hệ quả của việc đu đại học.
Các cụ xưa cứ dạy các cháu cố gắng vào đại học để kiếm việc tốt. Thành ra nhiều cháu học dh xong ngơ cmn ngác.
 
các bác mà học thuộc 5 điều đó thì VN éo có nát đến độ giới trẻ éo mất định hướng như giờ . Toàn hút máu , úp bô đồng bào là giỏi .
Cơ bản là dân mình thôi, ai cũng khôn lỏi, thói xấu thì thành bầy đàn học nhanh vl, ai cũng sợ thiệt ở phần mình, cái hay cái đẹp thì bị cười chê :v ôi thương thay cho tương lai con em
 
Hồi thi đại học thì tôi không biết học ngành gì, thấy Luật có vẻ OK nên học. Ước mơ làm Luật sư, Thẩm phán. Sau khi học thì vỡ mộng, cất ước mơ vào một góc.
Sau khi tốt nghiệp thì về quê làm XNK. Chợt nhận ra thích làm nông dân vì nhà có vuông nuôi tôm. Tuy nhiên lại kẹt ở chỗ người yêu đang làm việc ở SG và không muốn về quê, nên mai mốt phải vác dái lên SG.
Lên SG thì chắc vẫn làm XNK nhưng chưa biết sẽ làm gì tiếp theo ngoài việc học thêm ngoại ngữ và nghiệp vụ XNK.
ZZG3wtS.png

Nhiều lúc tự ngẫm không biết mình sẽ làm gì, nên sống hardcore, hay nên tận hưởng từng ngày của cuộc đời.
iPlS5ux.png
 
cái này là tồn tại và sai lầm giáo dục từ bao thế hệ truyền lại rồi. Học tập nhồi nhét + bệnh thành tích. Học sinh giỏi toàn diện xong kỹ năng xã hội thì ko có. Phí mẹ 18 năm cuộc đời xong mới bắt đầu dạy tư duy thì chả mơ hồ trong mục đích sống
kKcjmoH.png

Giờ hỏi thì cháu nào cũng muốn giàu, muốn nổi tiếng, muốn tài năng, muốn được sống cuộc sống tự do mà mình thích, mà giáo viên còn đói chết m, éo làm được thì dạy kiểu gì. Mạng xã hội thì nhiều thằng giàu/giả vờ giàu lên truyền thụ kinh nghiệm chả khiến các cháu hứng thú hơn.
 
Tôi 3x còn cảm thấy tiêu cực với định hướng mơ hồ đây huống gì các em học sinh sinh viên :LOL:
 
Back
Top