Tổng giám đốc Citibank làm chủ tịch AmCham Việt Nam tại TP.HCM

Cryolite 4

Senior Member

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tại TP.HCM đã có chủ tịch mới cho nhiệm kỳ 2024.

Ông Ramachandran A.S. (RamC) - Ảnh: AmCham Việt Nam

Ông Ramachandran A.S. (RamC) - Ảnh: AmCham Việt Nam

Ông Ramachandran A.S. (RamC) - giám đốc quốc gia của Citibank tại Việt Nam - vừa được bầu làm chủ tịch ban lãnh đạo AmCham Việt Nam tại TP.HCM nhiệm kỳ 2024.

Ông Ramachandran A.S. đến Việt Nam từ năm 2021. Trước đó, ông đảm nhận các hoạt động ngân hàng, thị trường vốn và tư vấn kinh doanh của Citibank trên toàn cầu và trong khu vực, đặt trụ sở tại London (Anh).

Ông là thành viên ban lãnh đạo của cả hai chi hội Hà Nội và TP.HCM của AmCham Việt Nam.

Ông có 29 năm kinh nghiệm chuyên môn trong mảng ngân hàng doanh nghiệp tại Citibank ở nhiều lĩnh vực chức năng.

Tính đến nay, ông đã trải nghiệm công tác trên 37 quốc gia khắp châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latin, điều này giúp ông có những hiểu biết sâu sắc về xu hướng, động thái mới của thị trường và các thông lệ quốc tế.

Kinh nghiệm dày dạn của ông với các công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới giúp ông tham gia các hoạt động vận động chính sách, khuôn khổ và quy định nhằm thúc đẩy tăng trưởng lành mạnh và bền vững.


Ông có bằng cử nhân khoa học máy tính của BITS Pilani (Ấn Độ) và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Học viện Quản lý Ấn Độ (IIM) Bangalore.

Chia sẻ về vai trò mới, ông RamC cho biết rất vinh dự được giữ vai trò chủ tịch nhiệm kỳ 2024 của AmCham Việt Nam tại TP.HCM và vô cùng trân trọng sự tin tưởng cũng như ủng hộ của các thành viên trong ban lãnh đạo.

"Tôi kỳ vọng sẽ đẩy mạnh và phát huy vai trò của AmCham Việt Nam đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, tham gia vận động các chính sách và quy định nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững trên tất cả các lĩnh vực”, tân giám đốc điều hành AmCham Việt Nam tại TP.HCM nói.

Cuộc họp ban lãnh đạo AmCham Việt Nam ở TP.HCM cũng đã bầu bà Winnie Wong - giám đốc quốc gia, Việt Nam, Campuchia và Lào, châu Á - Thái Bình Dương của Mastercard - giữ vị trí phó chủ tịch.

...
 
Ông có bằng cử nhân khoa học máy tính của BITS Pilani (Ấn Độ) và bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Học viện Quản lý Ấn Độ (IIM) Bangalore.
Ở VN từ tốt nghiệp ĐH ngành IT có đăng ký và học thạc sĩ ngành kinh tế như quản trị kinh doanh được không nhỉ các fen. hay bắt buộc phải đi lên lại từ gốc kinh tế?
 
Ở VN từ tốt nghiệp ĐH ngành IT có đăng ký và học thạc sĩ ngành kinh tế như quản trị kinh doanh được không nhỉ các fen. hay bắt buộc phải đi lên lại từ gốc kinh tế?
MBA không có yêu cầu gì về ngành của bằng đại học, nhưng phải học bổ sung 1 vài môn kinh tế
 
Gốc Ấn đang spam vị trí CEO dữ quá, xem background cũng chỉ học đại học và thạc sỹ tại Ấn mà leo cao quá.
IT đi ngành quản lý học thêm MBA có vẻ ngon ăn à nha
Mình cũng thắc mắc cái này. Tìm hiểu ra thấy mấy điểm sau
  • Châu Á nói chung thì luôn có lợi thế về math và logical, analytical skill.
  • Lợi thế tiếng Anh, vốn đã là ngôn ngữ tương đối phổ biến tại Ấn
  • Bọn Ấn cũng đầu tư chất lượng học tập, top tier cũng toàn phải cày học và du học không kém gì TQ.
  • Ấn cũng là quốc gia khá quan liêu, tệ nạn, chênh lệch. Sống sót được trong môi trường đấy để vươn lên thì cũng có đủ skill để "tìm mọi cách để hoàn thành việc".
  • Vốn dân nhập cư, di cư đã có lợi thế để hiểu khác biệt văn hoá, khác biệt thị trường hơn những người chỉ luôn sống ở 1 văn hoá, 1 thị trường.
  • Một yếu tố thống kê không thể không kể tới, Ấn Độ khá đông dân, chiếm 17-18% dân số thế giới. Nếu tính bừa thì cứ 10 người trên thế giới sẽ có gần 2 người là Ấn, nên tự nhiên tỉ lệ dân Ấn làm CEO cũng cao. Còn lý do TQ không làm CEO nhiều là bởi TQ có cái tôi cao quá, trong khi CEO vốn phải có cái tôi thấp, vô liêm sỉ :LOL:
 
Back
Top