Nhiều người Việt ồn ào, không bao giờ thấy sai, thích làm ầm lên để... giành mình đúng?

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://tuoitre.vn/nhieu-nguoi-viet...-len-de-gianh-minh-dung-20230729104211736.htm

Bên cạnh nhiều phẩm chất tốt đẹp, không ít người Việt hiện nay có thói quen ăn nói ồn ào như một mình một chợ, nhất là ở nơi công cộng.

1690611512333.png

Bị người phụ nữ đụng xe khiến anh Danh khâu sáu mũi ở chân, nhưng đau hơn là anh còn… bị chửi ầm ĩ - Ảnh: Y.TRINH

Họ bỏ qua những phép lịch sự tối thiểu, làm ảnh hưởng người khác, thậm chí dẫn đến gây gổ, xô xát vì chuyện không đâu, chuyện không lớn. Thời hiện đại, thói ồn ào này còn "văng miểng" ầm ầm trên mạng xã hội thành những cuộc khẩu chiến dai dẳng để lại nhiều hệ lụy xấu...

"Việc gì đến nhà anh, nó tông tôi thì nó chịu, không tiền bạc gì cả!". Anh Nguyễn Hùng Danh (49 tuổi, ngụ hẻm đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, TP.HCM) chới với khi nghe người phụ nữ la lối ầm ầm nơi góc đường Cộng Hòa (quận Tân Bình). "Rõ ràng chị này chạy ngược chiều đụng trúng tôi, giờ lại nói vậy", anh kể lại vụ va chạm.

Tông xe người ta, còn chửi um sùm

Chiếc xe hơi đậu nơi lề đường cũng bị vạ lây khi xe chị này cày một đường, móp méo. Sau cú hạ cánh chớp nhoáng, chị an toàn, còn anh Danh máu đỏ tay chân. "Trong lúc tôi ngồi ôm vết thương, chị móc điện thoại gọi ai đó um sùm rằng mình là nạn nhân. Nhiều người chứng kiến vụ việc cho rằng chị đi sai luật rõ ràng nhưng chị một hai la làng là mình đúng", anh kể.

Giống những người xem sự ồn ào như bản năng và dùng nó làm vũ khí tấn công phủ đầu người khác, "chị đại" này tiếp tục quay qua la lối ầm ĩ. Anh nói: "Tôi đau vì vết thương một, mà đau cho cái sự chửi bới ồn ào, không cần biết lý lẽ của chị ta gấp ba lần...".

Chứng kiến sự việc, một người đi đường tên Quân đề nghị người phụ nữ nên lo thuốc thang và tiền sửa xe cho nạn nhân nhưng chị ta nạt ầm lên:

- Việc gì đến anh, nó tông tôi thì nó chịu, không tiền bạc gì cả!

- Nhưng chị đi sai thì chị phải có trách nhiệm với người ta...

- Đừng thấy phụ nữ mà hiếp đáp. Tôi đi ngược chiều nhưng nó tông tôi. Đúng ra thấy tôi nó phải né ra chứ, đằng này nó va vào giờ còn bắt vạ, không có đâu.

Khi mọi người đề nghị gọi công an đến giải quyết, chị này nhanh chóng lên xe bỏ đi. Trước khi phóng vèo, chị còn kịp "văng miểng" thêm vài tràng chửi rủa nghe muốn lủng màng nhĩ.

"Tôi chưa thấy ai ồn ào như chị này. Đã đi ngược chiều, gây tai nạn cho người ta mà còn cả vú lấp miệng em", anh Quân nói. Còn anh Danh sau đó lặng lẽ vào bệnh viện khâu sáu mũi ở bàn chân. "Tôi không cần bồi thường, một lời xin lỗi là nhẹ lòng rồi. Đằng này chị ta cố tình làm ầm lên như cho người ta sợ miệng mình. Thôi coi như năm xui tháng hạn", anh chia sẻ.

1690611532102.png

Nói chuyện điện thoại ầm ĩ, nhiều người còn mở cả loa ngoài điện thoại xem chương trình này nọ rền rĩ cả xe khách - Ảnh: YẾN TRINH

Nỗi niềm ngồi quán mà như giữa chợ

Bước vào một số quán xá hoặc những không gian chung, nhiều người than trời vì sự ồn ào của những vị khách thiếu tế nhị. Điều này khiến họ phải ra sức "hét" để người đối diện nghe được, thành ra cuộc gặp như bị tra tấn bởi đủ thứ âm thanh.

Thường xuyên chứng kiến màn ồn ào của khách có thể kể đến những người làm dịch vụ. Anh Lee Trần kể tối cách đây hai tuần, một nhóm thanh niên vô quán uống bia sương sương. 22h, người trong nhóm yêu cầu một nữ nhân viên đến phục vụ bàn.

"Do bạn nữ này đang phục vụ khu vực khác theo phân công từ đầu ca, quản lý đã xin lỗi không thể đáp ứng được và hẹn khách hôm khác. Biết họ đã có men và có vẻ không hài lòng nên quản lý đã chủ động mời một món ăn không tính tiền", anh kể.

Tuy nhiên, người này vẫn lời qua tiếng lại với quản lý rồi chửi tục tĩu lớn tiếng khiến những khách xung quanh ngó sững. Anh Lee Trần nói: "Tôi phải trực tiếp tới xin lỗi. Do có quen biết nhóm khách từ trước nên sau đó mọi chuyện cũng êm xuôi".

Lần khác, một nhóm khách dẫn theo bé gái 4-5 tuổi. Anh khách trong nhóm đi vệ sinh ra không thấy bé đâu, hỏi bạn và nhân viên quán cũng không ai biết. "Cả quán hốt hoảng đi tìm, sau đó trích xuất camera thấy bé đi khỏi quán. Do nhà gần, nghĩ là bé tự về nhà nên anh gọi cho vợ, vợ nói không thấy. Mọi người chia nhau tìm làm cả quán nháo nhào", anh kể.

Chừng 10 phút sau người vợ gọi nói con về lúc nào không biết, chui vô phòng nằm im re. Anh Lee Trần nói vui: "Tưởng nghe tin bé an toàn, anh khách sẽ vui mừng. Ai ngờ chẳng biết vì giận con hay giận vợ, anh la hét rồi chọi cái ly xuống nền bể nát, làm cả quán hết hồn thêm lần nữa. Những người bạn đi cùng xúm vô trấn an anh mới bình tĩnh lại nhưng nét mặt vẫn như trời sắp bão tới nơi. Chắc thế nào lát về nhà anh cũng cãi nhau... bay nóc".

Giảng viên một trường đại học ở TP Thủ Đức thì kể lại tình huống của con gái mình. "Lần đó con tôi cùng bạn bè vào cửa hàng tiện ích gần trường cấp III ngồi uống nước. Một người nam trong nhóm khách bên kia vừa kể chuyện vừa cười vang rền lên. Khi nhóm của con tôi nhìn sang mấy lần, những người khác xấu hổ nên im lặng, còn người đó vẫn cười lớn như không biết có ai", bà kể.

Góp ý thì sợ bị chửi

Theo chia sẻ của anh Danh, anh không muốn đôi co đòi quyền lợi trong trường hợp thế này. "Lỡ đâu đụng vô ổ kiến lửa, với lại khi họ đã không biết lý lẽ mà mình nói cũng như nước đổ lá khoai. Tôi cũng từng gặp những trường hợp người ta giành đường, bóp kèn inh ỏi và la lối mình nữa, bực mình nhưng lên tiếng làm gì", anh nói.

Tương tự, không ít người cho rằng chuyện người khác ồn ào đã là tình trạng chung. Nhiều lần chứng kiến người khác ồn ào, chị Lê Thị Duyên (21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cho biết: "Tôi thường chọn mấy quán cà phê yên tĩnh để học bài, do đó nếu bị làm ồn sẽ thấy không thoải mái. Còn những quán không gian mở thì đành chịu. Khi gặp tình huống quá mức, tôi thường nhìn qua và sau đó đeo tai nghe, nếu người ta tinh ý sẽ nói nhỏ lại", chị kể.

Một vài lần khi người gần đó nói chuyện lớn tiếng, chị chọn cách nói với nhân viên quán thay vì góp ý trực tiếp. Chị kể: "Vừa rồi, một người khách nam vừa nói điện thoại vừa chửi tục nên tôi đã phản ảnh với nhân viên. Nhân viên nhắc nhở người khách, sau đó người này đứng dậy vẻ khó chịu rồi đi về luôn". Nhưng theo chị, thông thường chị sẽ chọn mặc kệ cho khỏe.

...........
 
Công nhận, nhiều người có cái tính cả vú lấp miệng em, chưa cần biết đúng sai thế nào cứ lớn tiếng cãi trước đã, cãi ko lại thì lại đổ thế này thế kia chứ ko bao giờ nhận mình sai, ko hiểu đâu ra cái tính đó nữa.

via theNEXTvoz for iPhone
 
dạy từ bé thì thanh niên nào chả thế
thử bỏ hết điểm chác cho các cháu học sinh xem coi chúng nó có hiếu thắng vậy không
 
Công nhận, nhiều người có cái tính cả vú lấp miệng em, chưa cần biết đúng sai thế nào cứ lớn tiếng cãi trước đã, cãi ko lại thì lại đổ thế này thế kia chứ ko bao giờ nhận mình sai, ko hiểu đâu ra cái tính đó nữa.

via theNEXTvoz for iPhone

Bí kíp của vozer: "chửi trước lấy lợi thế"
0Af1MdV.gif
 
Để thay đổi thì phải mấy thế hệ, và tất nhiên giáo dục phải ngon thì ms đổi đc. Bọn trẻ con toàn học từ cha mẹ chứ ai, bố mẹ thì vượt đèn đỏ, cãi nhau bất chấp, vô ý tứ ngay nơi công cộng. Bọn trẻ nó thấy thế là bình thường nên sẽ học theo thôi. Rồi thế hệ này đến thế hệ khác lại như thế, đến khi nào lòi ra một cá thể tư duy vượt trội lên thì các lứa sau mới khác đc.
 
Mới bữa đây, trời mưa, nhỏ đồng nghiệp với mình từ trên xe đưa rước bước thẳng xuống LỀ ĐƯỜNG / VỈA HÈ, nó vẫn nhìn hai bên trước khi bước xuống theo thói quen. Có con mẹ mặc áo mưa chạy xe máy phóng thẳng lên lề chạy rồi thắng cách tụi tôi 1 mét xong ra rả "Đi xuống mà không thèm nhìn ngó gì thế hả" + lách xe chạy trên lề tiếp, mình chưa kịp phản ứng, nhỏ xuống trước mình chửi lại "Đây là lề đường đấy bà thứ gì kì vậy trời". Ba cái thể loại này làm gắt đụng tới luật là lại giở giọng em nào biết gì đâu, đm thứ hãm l.
 
Back
Top