• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

img807.u335.d20160421.t140102.jpg

ban-do-tam-hon-con-nguoi-cua-jung-murray-stein.jpg

anh-la-ai-toi-la-ai_fe106c7b21bb497ab3b0cccd7f47a159_grande.jpg

View attachment 447422
Jung%2Bthuc%2Bsu%2Bmuon%2Bnoi%2Bgi.jpg
Giới thiệu sơ qua chút được không bạn, mấy cuốn kiểu như này bạn thấy thế nào


2021-03-15_131626.png
 
Bạn chỉ giáo thêm cho mình được không?
Mình cũng thuộc dạng ít đọc sách thôi nhưng vì 1 công đôi việc tranh thủ đọc để học tiếng luôn. Văn hóa của họ gần gũi và dễ liên hệ nên mình thích chứ không có gì cao siêu cả.
M có đọc L'etranger (người xa lạ) của Albert Camus mình cũng có cảm giác xa vời hơn so với giọng văn Á. Gần đây quan tâm thêm tác giả Andre Gide nữa nhưng mình chả đủ trình để đọc.
Ở đây có ai chọn sách ngẫu nhiên không? Mình thi thoảng đi hiệu sách bốc đại 1 cuốn mỏng mỏng hoặc vô tình đọc trích đoạn ở đâu đó rồi mua cả quyển mà cũng lựa được vài quyển ưng ý. Quyển nào mà được gợi ý hay review sẵn thì y như rằng mua về vứt xó :LOL:
Camus thì giọng văn có gì đâu, trước đọc Kafka rồi thì sẽ ngấm tốt Camus, Người xa lạ được cái tình tiết tưởng chừng như xem nhẹ về mọi hành động vô tư, dửng dưng của con người nhưng có lúc sẽ để lại hậu quả không cứu vãng được, đừng tỏ ra edgylord mà xem trọng bản thân quá mà hãy mở mắt ra nhìn đời, nhìn người
với 1 cuốn sách nhỏ như vậy nhưng để lại bài học không hề nhỏ thì phải gọi quá thành công cho Camus
 
Mình gặp phải tình trạng như này, đó là đọc cả quyển sách nhưng chỉ thích và ghi nhớ được một số chương. Những chương còn lại dưới quan điểm của mình, hoặc là không thực tế với bản thân mình, hoặc là không thực tế với môi trường xã hội mà mình sống nên không vào đầu được mà chỉ nhớ giọng văn câu chữ.

Ví dụ như quyển Khuyến Học, mình chỉ ưa đọc từ chương VII trở đi, về việc cá nhân cần ứng xử như nào trong xã hội (trách nhiệm của quốc dân, phải thường xem lại tinh thần của bản thân,...). Không thích trước chương VII, về mối quan hệ giữa dân và chính phủ, dân cần phải tham gia góp ý hay chính phủ cần ban hành luật lệ như nào.

Như vậy, mình có nên duy trì thói quen chỉ đọc những chương mà mình ưa thích không các thím? Vì mình đọc mấy chương kia không vào đầu được.
 
Mình gặp phải tình trạng như này, đó là đọc cả quyển sách nhưng chỉ thích và ghi nhớ được một số chương. Những chương còn lại dưới quan điểm của mình, hoặc là không thực tế với bản thân mình, hoặc là không thực tế với môi trường xã hội mà mình sống nên không vào đầu được mà chỉ nhớ giọng văn câu chữ.

Ví dụ như quyển Khuyến Học, mình chỉ ưa đọc từ chương VII trở đi, về việc cá nhân cần ứng xử như nào trong xã hội (trách nhiệm của quốc dân, phải thường xem lại tinh thần của bản thân,...). Không thích trước chương VII, về mối quan hệ giữa dân và chính phủ, dân cần phải tham gia góp ý hay chính phủ cần ban hành luật lệ như nào.

Như vậy, mình có nên duy trì thói quen chỉ đọc những chương mà mình ưa thích không các thím? Vì mình đọc mấy chương kia không vào đầu được.
Muốn tiếp thu được những cái xa vời thì chỉ có cách mở rộng cuộc sống hiện tại đó, bước vào thôi. Cách nhanh nhất là tập làm nhà văn. Muốn viết thì phải hiểu.
Nhưng khó quá thì bỏ qua vẫn ổn. Vì chả ai biết tuốt được cả.
 
Last edited:
Oh giờ mới biết cuốn này có cả bản t Việt, mình mới đọc xong bản gốc và thấy đúng là có đôi lúc không thể cảm thông với nv chính nhưng giọng văn của Dazai khá dí dỏm và truyện có nhiều quote mình khá thích.
Các tác giả Nhật mình đang cố tập đọc bản gốc luôn vì dịch ra cảm giác không thuận.
Trong số ít truyện đã và đang đọc như chiếc thìa bạc của Naka Kansuke hay Tôi là một con mèo ủa Natsume Soseki, văn miêu tả họ làm rất chi tiết và hay, lại pha chút fantasy, từ cái cách miêu tả bộ lông mèo đến từng biểu cảm, cử chỉ, nét mặt ...
Mình cũng đang tìm thêm gợi ý về các tác giả NB khác nữa, viết vào đây để đánh dấu :d
bác học tiếng Nhật lâu chưa mà có thể cảm thụ được văn học Nhật vậy, ngưỡng mộ quá
 
tôi cảm thấy cuốn này không quá khó đọc và thấm nhưng cần tới 1 trình độ tập trung và kiên nhẫn đạt mức nhất định nếu như không muốn quỳ hàng với cách trình bày rừng chữ của nó (viết không xuống dòng như văn Kafka) :ah:

cốt truyện thì như kiểu Gatsby Vĩ Đại của nước Pháp ếy, vẫn là anh chàng simp buông xuôi tất cả để chạy theo 1 bóng hồng trong vô vọng và nhận trái đắng :confused:
sach-mieng-da-lua.jpg
 
Anh em nào đọc quyển “Quân khu Nam Đồng” chưa. Em đọc bánh cuốn vãi, với thời bao cấp ngoài bắc em hay đọc về khoảng tg bao cấp ngoài bắc nên không biết thời điểm đó trong nam như nào. Ai biết quyển nào tg đó mà trong nam (sg) chỉ em với
 
mình thì chưa đọc, nhưng có đọc qua nhận xét như này,
Để viết Đi tìm thời gian đã mất, Proust phải sống như một quý ông dư dật tiền bạc, dư dật thời gian nên tự nhiên câu văn của ông nhàn tản lê thê ký ức không thể dành cho những người sống hấp tấp.
Mình đọc tiểu sử thì thấy ông này có vẻ ốm yếu liên miên, gia cảnh cũng khá. Nhưng mà nói thật có thời gian mà viết dài với viết nhiều thì khả năng cao không ốm yếu bệnh nằm nhà cũng là phải nhà giàu ko lo ăn mặc, chứ dân nghèo hay người quanh năm đầu tắt mặt tối vì công việc thì cũng chẳng có thời gian viết.
 
tôi cảm thấy cuốn này không quá khó đọc và thấm nhưng cần tới 1 trình độ tập trung và kiên nhẫn đạt mức nhất định nếu như không muốn quỳ hàng với cách trình bày rừng chữ của nó (viết không xuống dòng như văn Kafka) :ah:

cốt truyện thì như kiểu Gatsby Vĩ Đại của nước Pháp ếy, vẫn là anh chàng simp buông xuôi tất cả để chạy theo 1 bóng hồng trong vô vọng và nhận trái đắng :confused:
View attachment 447935
Gatsby nước Pháp thì phải nói đến Anh Meaulnes.
 
Camus thì giọng văn có gì đâu, trước đọc Kafka rồi thì sẽ ngấm tốt Camus, Người xa lạ được cái tình tiết tưởng chừng như xem nhẹ về mọi hành động vô tư, dửng dưng của con người nhưng có lúc sẽ để lại hậu quả không cứu vãng được, đừng tỏ ra edgylord mà xem trọng bản thân quá mà hãy mở mắt ra nhìn đời, nhìn người
với 1 cuốn sách nhỏ như vậy nhưng để lại bài học không hề nhỏ thì phải gọi quá thành công cho Camus
Đâu, thế thì bậy rồi. Camus lúc nào cũng là edgelord - phải nghe và nhìn Camus chửi thằng bạn thân Sartre mới thấy được Camus edgy cỡ nào.

Ngay cả cách để chết cũng sắc cạnh chúa nốt.

Muốn hiểu được L'estrange thì phải nhìn vào bối cảnh của nó: Một, Camus là người Pháp nhưng không phải người Pháp: phần lớn cuộc đời hắn sinh ra và lớn lên ở thuộc địa Algerie, bố hắn vắng nhà, nên hắn luôn có cảm giác tách biệt với cộng đồng người Pháp da trắng đi cai trị thuộc địa. Hai, Camus là người thuộc trường phái triết học phi lý: đời phi lý vãi l*n, chả có nghĩa lý đ*o gì cả, nên cách tốt nhất là phải đối đầu với nó (edgelord là đây) nhưng không phải bằng cách chống lại nó, mà bằng cách đối đầu với các định chế xã hội, nhưng không chống lại xã hội, đối đầu với sự phi lý, nhưng không hủy hoại cuộc đời.

Cái giai đoạn ngồi tù của Mersault là điển hình cho absurdism của Camus: hắn chửi đ. mẹ thằng cha sứ hãm l*n, đ. mẹ cách thiết chế xã hội cho rằng mẹ hắn chết thì hắn phải khóc, hay hắn giết người thì hẳn là hắn phải vô đạo đức; hắn lựa chọn không im lặng khi nghe quan toà (và xã hội) áp đặt thiết chế/định kiến lên đầu hắn nữa, hắn sẽ chống lại tất cả, ngay cả khi hắn không còn hy vọng được sống thêm nhiều nữa.

Đấy là absurdism, là chủ nghĩa phi lý của Camus. Nó thường bị nhầm lẫn với existentialism của Sartre và đồng bọn, nhưng absurdism húng chó hơn, aggressive hơn trong việc tìm kiếm mục đích cuộc đời, hơn là existantialism. Sartre cũng vì thế, toàn bị Camus chửi là thằng *****, thằng hèn, "người có não không đứng về phía đao phủ" chính là câu chửi mạt sát của Camus dành cho Sartre "chỉ có bọn đầu đất mới ủng hộ Liên Xô khát máu".
 
Giới thiệu sơ qua chút được không bạn, mấy cuốn kiểu như này bạn thấy thế nào


View attachment 447431
cái cuốn của bạn không giống mấy cuốn introduction to Jung mà bạn kia đăng. Nó không hẳn là tâm lý học, mà gần giống với social engineering hơn, pop psychology.

Cuốn này và cuốn Thinking Fast and Slow của Daniel Kahneman là hai trong số ít pop psychology/pop philosophy đáng đọc.

Mình đoán chắc bạn muốn cải thiện năng lực của mình bên mảng sale/marketing. Nếu thế thì đừng tìm sách psychology, tìm sách social engineering thôi.
 
văn học nào chứ văn học Nhật có cút con mẹ nó đi, viết toàn mấy thứ vượt tầm hiểu biết con người xong tưởng mình có khẩu vị hipster vậy là hay :censored:
chuẩn vl mai fen. tôi chịu ko đọc nổi mấy thứ văn Nhật. ghét vl cái kiểu viết của chúng nó.

Chính xác thì văn Nhật bắt đầu nổi từ Thất lạc cõi người và Rừng Nauy. Đám thanh niên khoái đọc mấy cái đó, dựa hơi Nobel Prize nên bán ầm ầm, dark deep, viển vông ẩn ý, nghệ nghệ, ko thì trầm cảm tự sát. Tay Murakami thì hay hót về high - class, jazz với classical. Đọc lắm phát bực muốn đấm vào mồm
 
Đâu, thế thì bậy rồi. Camus lúc nào cũng là edgelord - phải nghe và nhìn Camus chửi thằng bạn thân Sartre mới thấy được Camus edgy cỡ nào.

Ngay cả cách để chết cũng sắc cạnh chúa nốt.

Muốn hiểu được L'estrange thì phải nhìn vào bối cảnh của nó: Một, Camus là người Pháp nhưng không phải người Pháp: phần lớn cuộc đời hắn sinh ra và lớn lên ở thuộc địa Algerie, bố hắn vắng nhà, nên hắn luôn có cảm giác tách biệt với cộng đồng người Pháp da trắng đi cai trị thuộc địa. Hai, Camus là người thuộc trường phái triết học phi lý: đời phi lý vãi l*n, chả có nghĩa lý đ*o gì cả, nên cách tốt nhất là phải đối đầu với nó (edgelord là đây) nhưng không phải bằng cách chống lại nó, mà bằng cách đối đầu với các định chế xã hội, nhưng không chống lại xã hội, đối đầu với sự phi lý, nhưng không hủy hoại cuộc đời.

Cái giai đoạn ngồi tù của Mersault là điển hình cho absurdism của Camus: hắn chửi đ. mẹ thằng cha sứ hãm l*n, đ. mẹ cách thiết chế xã hội cho rằng mẹ hắn chết thì hắn phải khóc, hay hắn giết người thì hẳn là hắn phải vô đạo đức; hắn lựa chọn không im lặng khi nghe quan toà (và xã hội) áp đặt thiết chế/định kiến lên đầu hắn nữa, hắn sẽ chống lại tất cả, ngay cả khi hắn không còn hy vọng được sống thêm nhiều nữa.

Đấy là absurdism, là chủ nghĩa phi lý của Camus. Nó thường bị nhầm lẫn với existentialism của Sartre và đồng bọn, nhưng absurdism húng chó hơn, aggressive hơn trong việc tìm kiếm mục đích cuộc đời, hơn là existantialism. Sartre cũng vì thế, toàn bị Camus chửi là thằng *****, thằng hèn, "người có não không đứng về phía đao phủ" chính là câu chửi mạt sát của Camus dành cho Sartre "chỉ có bọn đầu đất mới ủng hộ Liên Xô khát máu".

nhiều người vẫn nhầm Camus là hiện sinh mà. thực ra cái phi lý Camus nó ở mức độ "cục súc" hơn so với Sartre. Thần thoại Sisyphus là minh chứng rõ nhất :D

Tips cho người mới xem Camus là trước khi đọc L'Estrange thì hãy xem phim Fight Club của Brad Pitt. Khá là tương đồng. Xem xong đọc L'Estrange hiểu ngay :beat_brick:
 
cái cuốn của bạn không giống mấy cuốn introduction to Jung mà bạn kia đăng. Nó không hẳn là tâm lý học, mà gần giống với social engineering hơn, pop psychology.

Cuốn này và cuốn Thinking Fast and Slow của Daniel Kahneman là hai trong số ít pop psychology/pop philosophy đáng đọc.

Mình đoán chắc bạn muốn cải thiện năng lực của mình bên mảng sale/marketing. Nếu thế thì đừng tìm sách psychology, tìm sách social engineering thôi.
Đung rồi, mình chủ yếu muốn tìm hiểu tâm lý của khách hàng, người dùng phục vụ cho thiết kế UX và marketing thôi, mình mới tìm hiểu, nhiều khái niệm không biết.
 
chuẩn vl mai fen. tôi chịu ko đọc nổi mấy thứ văn Nhật. ghét vl cái kiểu viết của chúng nó.

Chính xác thì văn Nhật bắt đầu nổi từ Thất lạc cõi người và Rừng Nauy. Đám thanh niên khoái đọc mấy cái đó, dựa hơi Nobel Prize nên bán ầm ầm, dark deep, viển vông ẩn ý, nghệ nghệ, ko thì trầm cảm tự sát. Tay Murakami thì hay hót về high - class, jazz với classical. Đọc lắm phát bực muốn đấm vào mồm
Murakami có phải là "văn học Nhật" đâu anh :amazed: Hắn viết văn học phương Tây đại chúng bằng tiếng Nhật thôi :misdoubt:

Được cái dễ đọc. Nhung namedrop nhiều vãi cứt. Vâng ai cũng biết anh Murakami anti Beatles rác rưởi :tired:

Một thằng cha nữa là Kazuo Ishiguro. Lão này nhà văn người Anh gốc Nhật, văn châu Âu hiện đại đặc sệt, nhiều anh tưởng văn Nhật :amazed:

Còn văn học cổ điển Nhật kiểu Mishima Yukio, Kenzaburo Oe, Kawabata Yasunari thì nó hơi ước lệ, đặc biệt là hai thầy trò Kawabata - Mishima. Dazai hay Natsume Soseki cũng thế; nó đòi hỏi các anh một mức độ tìm hiểu nhất định về bối cảnh Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XX để biết được thằng cha này đang sủa cái gì.

Văn học hiện đại Nhật tôi vẫn đang tìm hiểu. Các anh yểu điệu thục nữ thì đọc Yoshimoto Banana, hoặc Kazumi Yumoto, tình cảm, yêu thương nồng nàn, diễn biến tâm lý nhân vật ổn. Hoặc đọc Light novel thì Nishio Isin, hoặc Tomihiko Morimi. Tôi không đánh giá cao series Hyouka lắm.

Văn học hiện đại Nhật Bản chết là bởi light novel, mà sống được và phát triển về sau này cũng sẽ phải dựa vào light novel. Classic Japanese literature tầm này ngoài mấy đứa major văn học với đám tumblr gurl da trắng thì không mấy ai đọc, nó bị outdated, tương tự như văn học Anh lợn cổ điển.
 
Last edited:
Murakami có phải là "văn học Nhật" đâu anh :amazed: Hắn viết văn học phương Tây đại chúng bằng tiếng Nhật thôi :misdoubt:

Được cái dễ đọc. Nhung namedrop nhiều vãi cứt. Vâng ai cũng biết anh Murakami anti Beatles rác rưởi :tired:

Một thằng cha nữa là Kazuo Ishiguro. Lão này nhà văn người Anh gốc Nhật, văn châu Âu hiện đại đặc sệt, nhiều anh tưởng văn Nhật :amazed:

Còn văn học cổ điển Nhật kiểu Mishima Yukio, Kenzaburo Oe, Kawabata Yasunari thì nó hơi ước lệ, đặc biệt là hai thầy trò Kawabata - Mishima. Dazai hay Natsume Soseki cũng thế; nó đòi hỏi các anh một mức độ tìm hiểu nhất định về bối cảnh Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XX để biết được thằng cha này đang sủa cái gì.

Văn học hiện đại Nhật tôi vẫn đang tìm hiểu. Các anh yểu điệu thục nữ thì đọc Yoshimoto Banana, hoặc Kazumi Yumoto, tình cảm, yêu thương nồng nàn, diễn biến tâm lý nhân vật ổn. Hoặc đọc Light novel thì Nishio Isin, hoặc Tomihiko Morimi. Tôi không đánh giá cao series Hyouka lắm.

Văn học hiện đại Nhật Bản chết là bởi light novel, mà sống được và phát triển về sau này cũng sẽ phải dựa vào light novel. Classic Japanese literature tầm này ngoài mấy đứa major văn học với đám tumblr gurl da trắng thì không mấy ai đọc, nó bị outdated, tương tự như văn học Anh lợn cổ điển.

thứ cứu cánh duy nhất cho Murakami tách biệt khỏi cái ngành văn học Nhật là đề mác tác giả Nhật nhưng ruột thì phơi bày ra toàn bộ chất Tây, đôi khi nghĩ nhờ cái idea này mà Murakami được giới trẻ VN ưa đọc và tìm hiểu chăng? :LOL:
bố này cũng ham thử sức với nhiều dòng lắm như Dystopia có Xứ Sỡ Điệu Kì Tàn Bạo, trinh thám siêu nhiên có Cuộc Săn Cừu Hoang và kết quả thì chả ra đâu vào đâu, kiểu viết thử sức cho có, hên thì được khen mình có khả năng lấn sân đa tài, còn thảm họa thì bảo do đó không phải thế mạnh của mình :oh:
 
nhưng mình nghĩ không đời nào với Việt Nam, hay ý bạn là giọng văn và cách viết?
Kansuke viết hồi ký về tuổi thơ ở vùng ngoại ô miêu tả lễ hội đền chùa đến các trò chơi con quay, ném hoa gai, đến cả các vật dụng trong nhà cũng gần gũi với vn.
Còn Natsume thì viết tác phẩm đầu tay vào đầu tki XX, khi đó Nhật nó vừa qua chiến tranh Nga Nhật. Thời đó họ đã xây đc cả hệ thống JR, làn sóng tây học cũng rầm rộ giống vn thời pháp thuộc. Dân cắt tóc ngắn, ăn đồ Tây mặc đồ Tây. Giới trí thức đua nhau dịch văn học Anh văn học Pháp, Nga, triết Hi Lạp... rồi cũng say mê Balzac, Epictetus, Dostoyevski... Mình thấy nó lại càng gần gũi với Vn bây giờ chứ không hề lạc hậu chút nào.
Không, nó không giống tí nào cả. Nhìn mặt bên ngoài là như thế thôi, chứ context của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ 21 nó không giống tí nào với xã hội Nhật trước đó 100 năm, một đằng là xã hội imperialism, tư bản mới nổi, một đằng là post-colonialism, late capitalism. Người đọc bình thường casual rất khó để hiểu được bối cảnh đấy trong hoàn cảnh VN, nếu không muốn nói là bất khả.

Còn cái thằng gần với Việt Nam nhất thực ra lại là văn học Đông Âu, thời kỳ đầu XX, và thời kỳ hậu Xô Viết. Xã hội hậu thuộc địa điển hình.

Đấy là chưa kể 70 năm XHCN tẩy đi rất nhiều thiết chế xã hội Đông Á khỏi xã hội VN rồi, nên những cái như kiểu thứ bậc, văn hoá, hay chỉ đơn giản là cách xưng hô..... nó cũng không còn giống với phần còn lại của Đông Á nữa. Văn học Việt Nam gần văn học Đông Âu hơn là Á Đông.

Dễ nhất là hãy so sánh Ma Chiến Trường của Mạc Ngôn với văn học hậu chiến VN. Nó chả giống nhau chỗ nào.
 
Last edited:
Bh ở vn vh Nhật đang là trend trong đám đàn bà. Kawabata, Mishima, Soseki với Dazai bán chạy như tôm tươi. Tôi đọc vài quyển của Soseki và Mishima nản quá vứt mẹ :beat_brick:
 
Back
Top