• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Các anh tìm đọc quyển Suối Nguồn ngay và luôn hộ tôi. Sách khá dày, nhưng cuốn.
triết lí đơn độc, tự kỉ của Suối Nguồn đọc cho vui vậy thôi chứ chắc chả có kĩ sư hay bất kì ngành nghề nào ngoài đời dám áp đụng nhỉ, base luck chắc phải 90% mới dám nhẫn nhịn chờ thời được cả mấy chục năm ròng để đảo ngược dòng :(
kết thúc tôi không nghĩ có người nào hoàn thành thắng cuộc trong cuộc chạy đua này, mà chỉ có người hưởng trước, người hưởng sau
 
Các anh tìm đọc quyển Suối Nguồn ngay và luôn hộ tôi. Sách khá dày, nhưng cuốn.
Sai lầm lớn nhất của Liên Xô là giáo dục cho Ayn Rand biết đọc biết viết. Sai lầm lớn nhất của nước Mỹ là cho một con mụ chống welfare sống bám vào hệ thống welfare như đỉa.

Sự tồn tại của Ayn Rand không phải là sai lầm cá nhân hay của một tư tưởng xã hội, mà là của cả một hệ thống xã hội, khi để cho con mụ ấy được biết đọc, được biết viết, được nhà xuất bản nhận in giấy chùi đít giá cao và được đám triết gia hậu hiện đại để ý đến chỉ trích, thời gian và trí óc dành cho cái con mụ đấy nó không đáng một xu.


trò hề lớn nhất của thế kỷ hai muơi, chắc để so sánh thì chỉ có Jordan Peterson ngang bằng được Ayn Rand về độ thảm hại và rác rưởi. Một con ăn bám an sinh xã hội chửi an sinh xã hội, và một thằng neo-Christian ra vẻ trọng vọng đạo đức nhưng nghiện ngập lòi pha, mồm lải nhải clean your room nhưng livestream lên phòng bẩn như cái chuồng lợn. Đỉnh cao của hề.
 
Last edited:
không quan tâm đời tư Ayn lắm, novel thì chỉ đọc được đúng 1 quyển nên chắc chắn phạm vi bàn về không thể vượt xa hơn Suối Nguồn và tôi nghĩ anh nào chắc đọc xong thấy nhột về thân phận hèn mọi talentless hack hoặc copycat của mình dữ lắm mới có cớ để chửi vào triết lý của Suối Nguồn

cũng như không nói riêng gì tính triết lí thành công trong nghề của nó, toàn bộ novel được xây dựng trên nhiều cấu trúc đổi vai nhân vật cực kì tốt, giọng văn sure kèo vượt xa những con dẫm lờ chảy nước như Jane Austen, đáng tiếc là sự ghen tức của 1 số thành phần đã làm mờ mắt chính họ và tất nhiên trên đời chỉ có 2 loại: đọc Suối Nguồn và tự trở thành nạn nhân của chính mình hoặc tiếp nhận giá trị mà Suối Nguồn để lại
 
Mấy bác đã đọc qua bộ này chưa ạ? Thấy cũng hot và giảm giá tốt quá
202123df42a8-db79-4b3f-b6e2-676256805868.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Mấy bác đã đọc qua bộ này chưa ạ? Thấy cũng hot và giảm giá tốt quá
202123df42a8-db79-4b3f-b6e2-676256805868.png


via theNEXTvoz for iPhone

3 cuốn sau chưa đọc nhưng Súng, vi trùng và thép hay nha, có điều 1 số lập luận bị lập lại (đọc đoạn ỉa ra hạt gieo trồng, loài người đem vi trùng từ âu sang mỹ cứ kể tới kể lui không biết mệt hay sao ý), chỗ thì hơi nông và rời rạc nhưng đọc vì highlight thế là ổn :shame:
 
Hồi cuối năm ngoái thấy người ta giới thiệu cuốn này dịch ra tiếng Việt trên mạng,
mình mới đọc xong bản tiếng anh, thấy hay phết vừa giải thích kinh tế vừa kể lịch sử :)
Rất là cuốn :)

Economix - Các Nền Kinh Tế Vận Hành (Và Không Vận Hành) Thế Nào Và Tại Sao ebook PDF EPUB AWZ3...jpg
 
so sánh một con mụ văn học hiện đại tk20 với một cây bút ngôn lù tk18 thù hoá ra văn học phương Tây phát triển theo hướng nhắm thẳng mặt đất mà phi xuống chăng?

ngòi bút của Ayn Rand không có gì mới, nó không hay cũng chả tiên phong. Dưới khía cạnh văn học nó là một tác phẩm không mới, nếu không muốn nói là dở; chưa thấy một thằng critic nào dám hiên ngang đứng giữa giời khen văn phong Ayn Rand hay. Dưới khía cạnh triết học nó tiếp nối truyền thống triết học không chân tự bịa hoang tưởng phương Tây, một thứ self-help điển hình với niềm tin tuyệt đối vào invidualism sẽ cứu rỗi xã hội.

Tất nhiên là chả ai cấm các anh thích hay ghét một cuốn sách, nhưng dành chục post trong này chửi self-help rồi dí mũi vào một con triết gia tự phong thì cũng nên xem lại mình có đang chó hùa chửi self-help theo phong trào. Cũng như ra đường gặp đám học thuật đừng khoe em đọc nhiều sách và em thích tư tưởng của Ayn Rand, chúng nó cười ỉa.

dù rằng cái tư tưởng kiểu đấy thì nó phù hợp lắm với cái thời đại neo-liberal late capitalism, nơi anh nào cũng muốn ấp ngực một cuốn tư tưởng gối đầu giường thay kinh thánh để kê đít cho ý chí vị kỷ của mình, nhưng lại quá đần để tiếp cận các tư tưởng sâu sắc một cách nghiêm túc và chọn cách là úp mẹ mặt vào bất kì đống cứt nào best seller, càng hời hợt càng tốt, càng nông cạn càng confirmation bias càng tốt, ỉa mẹ lên điều quan trọng nhất của triết học là tự chất vấn bản thân.

tumblr_mz551pJRet1s0arkdo9_1280.jpg
 
Last edited:
Mỗi người đều có cách suy nghĩ riêng, cách cảm nhận cái đẹp riêng, thậm chí là nét văn hóa riêng. Nhưng có những người rất buồn cười là thấy người khác tung hô một cái gì đó hơi thái quá mà bản thân mình không thích thì lại tỏ ra khó chịu, cố gắng thay đổi suy nghĩ của người ta trong khi mình chưa chắc đã thấy được cái đẹp trong thứ đấy.

Bởi vậy là nên tôn trọng suy nghĩ của người khác vì b chưa từng sống cuộc đời họ. Thấy người khác thích cái gì ko phải gu của mình thì cứ bơ đi thôi vì rút cho cùng cũng chỉ tốn thời gian của bản thân, chưa kể việc người ta làm cũng chẳng ảnh hưởng gì đến mình.

Ví dụ như tôi không thích văn hóa, văn học TQ vì thấy không hợp, nhưng chắc chắn một điều là nếu tôi thấy được cái hay của nó và bị ấn tượng vào đúng thời điểm nào đó thì chắc sẽ khác đấy.
Thím nói quá chuẩn, liked:beauty:
 
so sánh một con mụ văn học hiện đại tk20 với một cây bút ngôn lù tk18 thù hoá ra văn học phương Tây phát triển theo hướng nhắm thẳng mặt đất mà phi xuống chăng?

ngòi bút của Ayn Rand không có gì mới, nó không hay cũng chả tiên phong. Dưới khía cạnh văn học nó là một tác phẩm không mới, nếu không muốn nói là dở; chưa thấy một thằng critic nào dám hiên ngang đứng giữa giời khen văn phong Ayn Rand hay. Dưới khía cạnh triết học nó tiếp nối truyền thống triết học không chân tự bịa hoang tưởng phương Tây, một thứ self-help điển hình với niềm tin tuyệt đối vào invidualism sẽ cứu rỗi xã hội.

Tất nhiên là chả ai cấm các anh thích hay ghét một cuốn sách, nhưng dành chục post trong này chửi self-help rồi dí mũi vào một con triết gia tự phong thì cũng nên xem lại mình có đang chó hùa chửi self-help theo phong trào. Cũng như ra đường gặp đám học thuật đừng khoe em đọc nhiều sách và em thích tư tưởng của Ayn Rand, chúng nó cười ỉa.

dù rằng cái tư tưởng kiểu đấy thì nó phù hợp lắm với cái thời đại neo-liberal late capitalism, nơi anh nào cũng muốn ấp ngực một cuốn tư tưởng gối đầu giường thay kinh thánh để kê đít cho ý chí vị kỷ của mình, nhưng lại quá đần để tiếp cận các tư tưởng sâu sắc một cách nghiêm túc và chọn cách là úp mẹ mặt vào bất kì đống cứt nào best seller, càng hời hợt càng tốt, càng nông cạn càng confirmation bias càng tốt, ỉa mẹ lên điều quan trọng nhất của triết học là tự chất vấn bản thân.

View attachment 459581

so với ngay Jane Austen để dễ nhận biết cái thứ ngôn tình 2 xu như ả còn được tung hô rầm rộ trong thế kỉ 21 trong khi biết bao nữ văn hào khác xứng đáng hơn vạn lần và trong đó gồm có cả Ayn

anh chê giọng văn Ayn dở nhưng nếu dở thật thì tôi nghĩ phần lớn người đọc drop ngay tại chap đầu chứ chưa thấy ai lặn lội clear hết cả quyển sách hơn 1000 trang, liệu có ai đói khát đến mức ăn miếng đầu thấy dở nhưng vẫn cố nuốt hết cả 1 tô thay vì phun nhổ và tìm thứ hợp miệng hơn?
tất nhiên 1 giọng văn không thể phù hợp với tất cả mọi người trên đời nhưng tôi chưa thấy ai drop Suối Nguồn vì chê giọng văn cả, kể cả anh cũng đã hoàn thành cuốn sách to ngang cục gạch này thì hẳn cũng có lý do để hoàn thành chứ không gì là tự nhiên nhể

vâng quan điểm tôi trước đây, bây giờ và sau này thì sẹo hẹp vẫn là thể loại rác rưởi đáng bị phỉ nhổ của nhân loại nhưng sách thuộc về văn học lại khác, bất kể những quyển sách nặng tính triết học hơn văn học, 1 tình triết 2 nhân vật ngồi trò chuyện, giải bày tư tưởng cũng hết 100 trang mà chưa có dấu hiệu dứt như Suối Nguồn, Anh Em Nhà Karamazov, Người Xa Lạ, Vụ Án blah blah gì đối với tôi đều thuộc về TIỂU THUYẾT và SỰ THẬT NÓ LUÔN THUỘC VỀ TIỂU THUYẾT, việc anh gom góp và đánh đồng 1 số tiểu thuyết ngang hàng với đống sẹo hẹp dạy đời rác rến chỉ chứng tỏ tâm lí và nhận định anh có vấn đề và không khéo anh cũng nhiêm tư tưởng bố mày đúng, bố mày không hề sai, thứ sai là thế giới này của chính thằng Roak đấy lol

ở đây hầu hết mọi người yêu mến Suối Nguồn vì với 1 độ dày lớn như vậy nhưng tình tiết, giọng văn, xây dựng thế giới đều cuốn hút để theo dõi tới trang cuối cùng, chứ méo 1 thằng ngu nào dám đứng ra bảo mớ thuyết dạy làm giàu hay bộc lộ tài năng khác biệt so với số đông, thời đại tức là đúng và nên áp dụng theo bất kì xã hội thời nào hay bất kì ngành nghề nào, chỉ có mình anh chửi mớ thuyết này cho sang mồm mà thực sự là không ai quan tâm, chắc chúng ta khác ở chỗ 1 bên đọc tiểu thuyết với 1 bên đọc info về cuộc đời tác giả
 
Biết đâu quá khứ của bà ý chỉ qua lời kể của người khác và nó chỉ là một phần sự thật thì sao, ko nên tin tưởng quá vào mấy cái đó để rồi tẩy chay tác giả 100%, phải ko? Giờ bỏ nó qua một bên để nhìn nhận về tác phẩm của bà ấy đi.

Về cuốn Fountainhead, đọc đc độ 1 200 trang đầu thấy cũng ko tệ và cố gắng tiếp tục đến 3/4 quyển vì mong chờ, hi vọng nhân vật sẽ đc phơi bày thêm một chút về background để justify cho thái độ và hành động.
Kết quả là bỏ dở vì ko thể chịu đựng đc sự một chiều, cực đoan của các nhân vật này, cảm giác không thuyết phục.
Nói đến cái giai đoạn cuối đời để thấy rằng chính bà ấy cũng cắn lưỡi chết cùng cái tư tưởng cực đoan của mình mà thôi, nó không áp dụng được. Còn tác phẩm/tư tưởng của bà ấy thì nó quá dễ để phản biện và phủ định: trong cái objectivist có-cái-gì-là-objective? Nó không có gì đáng để nói, vì cái gì đáng nói thì đều đã có người nói cả rồi.
 
Có truyện nào hài hước không các thím. Đọc để đổi vị :)
Nước Mỹ -Kẻ Mất Tích

quyển novel này chính xác đã nói lên những suy tư của tôi về việc nếu bổng dưng 1 kẻ bổng dưng bị tống từ đất mẹ Âu-Á sang thiên đường nhập cư này thì sẽ sinh tồn, mưu sống ra sao? việc anh chàng Karl (main nam) bổng dưng lọt vào giữa Nước Mỹ làm tôi nhớ đến 1 siêu phẩm khác là Chàng Khờ của Dostoevsky cũng bổng dưng từ bỏ Thụy Điển để trở về lại nước Nga và từ đó mớ drama hài kịch bổng ập tới con người vừa đặt chân tới vùng đất mới toanh này và chúng ta không thể phủ nhận hình tượng Karl lẫn hoàng thân Myshkin quá non thơ và tươi đẹp so với cái thế giới tăm tối, mục nát này

chính thức hoàn thành tứ trụ: Vụ Án-Hóa Thân-Lâu Đài-Nước Mỹ của Kafka và cả 4 đều thuộc hàng tuyệt phẩm
dù số lượng sáng tác không nhiều nhưng những gì Kafka để lại dư vị trong tôi không hề nhỏ, đồng thời tôi không tham đọc thêm những tác phẩm bị đốt bỏ của Kafka, tôi tôn trọng những gì đã bị chính tác giả loại trừ, bác bỏ vì chắc chắn nó không hay hoặc không vừa lòng tác giả, đừng cố moi móc thêm bất kì thứ gì bị chôn vùi của Kafka, với tôi 4 quyển tiểu thuyết này là quá đủ để nói lên 1 huyền thoại
nếu bạn muốn Kafka giữ hình tượng bất bại 4-0 trong lòng tôi, đừng bao giờ mời mọc tôi đọc thêm bất kì sáng tác bị đốt bỏ dang dở nào của ông, đừng bao giờ! bởi khi đọc Kafka tôi chấp nhận sự bullshit, sự unfinished, sự nonsense trong plot của ông để đổi lại cho tôi những giờ phút hề hước nhất, còn nếu bạn không tìm ra sự giải trí tương đương với văn học trào phúng, ngụ ngôn khi đọc Kafka thì cuộc đời bạn chỉ chui rúc trong xó nhà tự kỉ, khóc thút thít cho cái gu joke nhạt nhẽo của mình.

18077180_10155182484389085_418144346049593850_o.jpg
 

Attachments

  • 18077180_10155182484389085_418144346049593850_o.jpg
    18077180_10155182484389085_418144346049593850_o.jpg
    271.7 KB · Views: 62
Nói thật với anh, với tư cách một thằng biên tập khát chữ thì cứt tôi cũng đọc. Đừng assumption tôi chỉ đọc cái gì đấy "hay". Nói không với thiên kiến xác nhận, tôi đọc Ayn Rand để chỉ trích cũng như đọc Schopenhauer để chỉ trích Schopenhauer. Đọc với tôi là để phản biện và đối thoại, không phải để vuốt đuôi vuốt đít tác giả và xoa mông chính bản thân mình.

Còn đừng nói chuyện "sự thật". Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi "đúng" hay "không đúng". Văn học hiện đại không diễn tả cái "thật", còn triết học hiện đại trét cứt lên sự thật từ lâu rồi: hoặc là được dựng lên bởi quyền lực bị chi phối, hoặc chỉ là sự bóp méo, mô phỏng, giả lập cái chính nó. Không có cái "thật" nào để nói về văn học hiện đại/hậu hiện đại hết.

Người ta chỉ trích Ayn Rand vì tư tưởng bà ấy nhiều lỗ hổng, vì nhân vật của bà ấy không phát triển sau gần 800 trang giấy, vì nó yếu ớt đến mức độ tác giả phải mượn lời nhân vật lải nhải suốt 80 trang giấy về tư tưởng của mình mà vẫn không mạch lạc được. Cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ chủ nghĩa thì nhiều người cầm chương lắm, và họ cầm chương hay hơn nhiều Ayn Rand.
 
Nói thật với anh, với tư cách một thằng biên tập khát chữ thì cứt tôi cũng đọc. Đừng assumption tôi chỉ đọc cái gì đấy "hay". Nói không với thiên kiến xác nhận, tôi đọc Ayn Rand để chỉ trích cũng như đọc Schopenhauer để chỉ trích Schopenhauer. Đọc với tôi là để phản biện và đối thoại, không phải để vuốt đuôi vuốt đít tác giả và xoa mông chính bản thân mình.

Còn đừng nói chuyện "sự thật". Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi "đúng" hay "không đúng". Văn học hiện đại không diễn tả cái "thật", còn triết học hiện đại trét cứt lên sự thật từ lâu rồi: hoặc là được dựng lên bởi quyền lực bị chi phối, hoặc chỉ là sự bóp méo, mô phỏng, giả lập cái chính nó. Không có cái "thật" nào để nói về văn học hiện đại/hậu hiện đại hết.

Người ta chỉ trích Ayn Rand vì tư tưởng bà ấy nhiều lỗ hổng, vì nhân vật của bà ấy không phát triển sau gần 800 trang giấy, vì nó yếu ớt đến mức độ tác giả phải mượn lời nhân vật lải nhải suốt 80 trang giấy về tư tưởng của mình mà vẫn không mạch lạc được. Cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ chủ nghĩa thì nhiều người cầm chương lắm, và họ cầm chương hay hơn nhiều Ayn Rand.

dĩ nhiên tôi không hề nghi ngờ hay đặt chất vấn về việc anh có đọc hết Suối Nguồn hay không, mà ngược lại anh đọc cả Ayn chứ không riêng gì Suối Nguồn, tôi chỉ nhắc lại để anh tự nhớ vì sao anh (cũng như 1 vạn người đã đọc Suối Nguồn ngoài kia) đã đọc hết và việc đọc hết thì có ý nghĩa gì so với những cái giọng văn ghẻ lở best seller ngoài kia mà đọc 1/3 đầu muốn đem quyển sách đi lót đít và dù có cố đọc tới cuối cùng chả mang lại tí kết quả nào khả quan hơn
còn vấn đề tôi thích so Ayn với Jane hay bất kì con mụ nào cũng không thành vấn đề, thế kỉ 21 không thể xây dựng nên bất kì 1 nền văn học nào đỉnh đạt được như ông cha ta để lại thời kì vàng son thế kì 18-19-20, chúng ta xây 1 thì di sản họ để lại là 10, thay vì xây thì chỉ cần đọc và hiểu

Suối Nguồn là tiểu thuyết, nó chả thiếu bất kì 1 cơ sở hay thế mạnh nào để nó hình thành nên 1 tiểu thuyết khổng lồ, thậm chí Anh Em Nhà Karamazov dài gần bằng nó nhưng thiếu hụt tình tiết, lạm bàn triết lí nhân vật, mốc thời gian diễn ra toàn cảnh novel chắc không quá 1 tuần cho đến khi bãi tòa và đóng sách lại và tự hỏi đây là sách triết học hay văn học? nhưng anh đọc Suối Nguồn với mindset ngay từ đầu để phản biện như cách anh đọc triết học của Schopenhauer? dũng cảm đấy anh bạn, vậy chỉ cần đọc wiki giới thiệu về tư tưởng Ayn là đủ hoặc đống đọc non fiction của bà ấy, đọc hết tiểu thuyết mà vẫn coi nhân vật, giọng văn, cốt truyện nó như cứt thì tùy anh, cá nhân tôi cảm thấy hơi thương xót cho anh cũng như những người giữ mindset như anh
 
Các bác cho e xin 1 số cuốn sách tìm hiểu về kinh tế cho newbie với ạ .
Đấy, có cuốn này bác trên vừa giới thiệu đó
Hồi cuối năm ngoái thấy người ta giới thiệu cuốn này dịch ra tiếng Việt trên mạng,
mình mới đọc xong bản tiếng anh, thấy hay phết vừa giải thích kinh tế vừa kể lịch sử :)
Rất là cuốn :)

View attachment 459474
 
Back
Top