kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Những ảo tượng luân hồi chỉ có trong các tôn giáo, chính việc tạo ra các ngáo ộp về tham-sân-si, chân lý-nguyên nhân về khổ và ban phát khả năng diệt khổ, thoát khổ. Cuối cùng chính con ngáo ộp chống lại cuộc sống đe dọa con người,thúc ép con người vào cái ảo tượng của "chủ nghĩa khổ hạnh" gò ép con người vào tinh thần tự chủ, sống tiết độ, kiềm chế mọi đam mê của con người. Với một niềm tin duy nhất giúp con người "giải thoát" khỏi cuộc sống. Những thứ đức hạnh ti tiện đó phải bị đập bỏ, để giải thoát cho đời sống.

Vấn đề này khá thú vị, không thể nói về tôn giáo mà không nhắc đến các vấn đề về Nhân học, mỗ đang xem lại một vài lý thuyết để đối chiếu quan điểm của các nhà Nhân học, sẽ cố gắng giới thiệu cho mọi người một số cái khá hay ho.
hóng post tiếp theo của thím
 
Proust không phải khó đọc, kiên nhẫn qua đoạn đầu là sẽ thấy cái quen. Chủ yếu là câu từ nó trào ra ghê quá, nên sợ . Cách tiếp cận ban đầu chắc là bỏ qua một số đoạn trong dấu ngoặc đơn giải thích hay giữa hai đấu gạch ngang (cái này từ mô tả đúng là gì mình quên mẹ rồi, bổ ngữ?), cứ đọc tiếp hết câu, rồi quay lại.
Nhưng khi quen rồi không cần đọc kiểu ấy nữa, chắc gọi là vào guồng.
Với hạng vừa ngộ chữ vừa thích tìm hiểu mấy cái giằng xé nội tâm như mình thì Proust lại hợp nhất. Bây giờ hơi tiếc trình Tiếng Anh không đủ để tiếp tục đọc các tập sau của Đi Tìm Thời gian đã mất ( mới đọc được 2 quyển của Nhã Năm mà thật ra chỉ là 1 tập theo ý Proust lol)
Quote lại 1 đoạn ưng ý : bối cảnh là nhân vật chính đang tự chối bỏ rằng bồ mình là gái làng chơi
Giống như nhiều người, Swann lười suy nghĩ và thiếu đầu óc phát minh. Ông biết rõ, như một chân lý chung, rằng đời người đầy những tương phản, nhưng đối với mỗi con người riêng biệt, ông hình dung toàn bộ phần đời ông không biết cũng giống hệt như phần ông đã biết. Ông dựa vào những gì người ta nói với ông để hình dung những gì người ta giấu ông. Những lúc ở bên Odette, nếu họ cùng bàn về một hành động thiếu tế nhị hay một tình cảm thiếu tế nhị của một người khác, nàng thường lên án chúng theo tinh thần của chính những nguyên tắc mà Swann xưa nay vẫn nghe cha mẹ ông truyền dạy và vẫn một lòng tuân thủ; thế rồi nàng cắm hoa, nàng uống một tách trà, nàng lo lắng về công việc của Swann. Cứ như vậy Swann mở rộng những thói quen ấy đến phần còn lại của đời Odette, ông lặp lại những cử chỉ ấy khi ông muốn hình dung những lúc nàng ở xa ông. Nếu ông được nghe ai mô tả nàng đúng như hiện tại, hay chính xác hơn, như nàng đã từng thể hiện với ông bao lâu, nhưng giờ ở bên một ngưòi đàn ông khác, có lẽ ông sẽ đau lòng, vì hình ảnh đó, theo cảm nhận của ông, có vẻ đúng như thật. Nhưng bảo rằng nàng lui tới những mụ ma cô, xả láng lao vào các cuộc truy hoan với những ả giang hồ, sống cuộc sống bất lương của những con người đê tiện, thì quả là điều quàng xiên xằng bậy mà, đội ơn Chúa, những bông cúc trong tâm tưởng, những bữa trà kế tiếp nhau, những cơn phẫn nộ đầy đức hạnh ắt không dành cho kẽ hở nào để thành hiện thực! Chỉ thi thoảng, ông mới bóng gió cho Odette ngầm hiểu rằng thiên hạ độc địa đã kể cho ông vể mọi điều nàng đã làm; và, nhân đó, dùng một chi tiết vặt vãnh nhưng có thật mà ông tình cờ được biết, như thể đó là cái mẩu nhỏ duy nhất ông vô tình để lộ ra trong số bao mẩu khác ghép lại để tái tạo toàn bộ cuộc đời Odette, một cố gắng mà ông giữ kín trong lòng, ông khiến nàng đi đến chỗ đoán là ông có đầy đủ thông tin về những điều mà thực ra, ông không hề biết, thậm chí không hề ngờ tới, vì sở dĩ rất nhiều lần ông khẩn khoản xin nàng đừng xuyên tạc sự chật, đó chỉ là, cho dù ông có ý thức thế hay không, để Odette nói cho ông nghe tất cả những gì nàng đã làm. Tất nhiên, như ông đã nói với Odette, ông yêu thích sự thành thật, nhưng ông yêu thích nó như một tên ma cô có thể cho ông biết tường tận về cuộc đời người tình của ông. Cho nên, lòng yêu sự thật của ông, vì không vô tư, không làm ông tốt hơn. Sự thật mà ông yêu quý là sự thật từ miệng Odette; nhưng bản thân ông, muốn đạt được sự thật ấy, không sợ phải dùng đến dối trá, thói dối trá mà ông không ngừng mô tả với Odette như là nhân tố đưa mọi con người đến chỗ xuống cấp. Tổng lại, ông nói dối cũng nhiều như Odette bởi vì, do khổ sở hơn nàng, ông ích kỷ không kém gì nàng.
 
Đọc lại Tội Ác và Hình phạt thấy tác giả khéo léo đưa yếu tố tiền bạc vào quá. Mỗi món đồ mô tả x rúp y rúp, anh sinh viên mỗi tháng mẹ gửi mấy rúp, tiêu mấy rúp. Đám tang, đám cưới bao nhiêu rúp.
Lần đọc trước thấy chi li nên bỏ qua, nhưng trong lần đọc lại thì xem kĩ giá tiền hơn, so sánh chia tỉ lệ các kiểu, nhận ra là mọi thứ bí bách hơn hẳn với anh sinh viên. :shame: đúng là tác giả hay, tả cái nghèo thì dùng tiền là quá hợp lí :v
 
trong 1/3 đầu truyện đọc cái đoạn main tố giác bức thư thằng sỡ khanh kia viết cho mẹ, con main thấy phân tích từng đồng, từng nguồn ra nguồn vô về cách nó gửi mẹ con họ lên thành phố Petersburg thấy đỉnh thực sự, đây là chi tiết đắt giá nhất toàn cuốn Tội ác và hình phạt
 
E cần mua cuốn Guns, Germs and Steel version English, thím nào đọc xong muốn bán lại thì hú e, chỉ cần sách còn sạch đẹp, e sẵn sàng mua giá gốc.
 
KY9tRZ6.jpg
🕮 Hiệu Ứng Đèn Gas (*) ― Robin Stern​
 
FB_IMG_1632228831374.jpg
Cho mình xin ít review về cuốn này, về mức độ dễ tiếp cận và tính thiết yếu của nó.
.
Mình tìm được một cuốn có chủ đề tương quan, không biết người đọc mới và thiếu hụt kiến thức về kinh tế, sự bất bình đẳng đọc quyển nào hợp hơn (trong thời kỳ sắp có những biến chuyển hậu covid).
Screenshot_20210921-204653_Tiki.jpg
 
Last edited:
View attachment 776180Cho mình xin ít review về cuốn này, về mức độ dễ tiếp cận và tính thiết yếu của nó.
Cuốn này mỗ chưa đọc, nhưng xem qua bản tiếng anh thì có vẻ như là phát triển thêm ra từ một tiểu luận của Stiglitz năm 2011 <The Price of inequality: How to day’s divided society endangers our future>, cơ bản ý tưởng không bồi đắp thêm nhiều nhưng bằng chứng và các nghiên cứu bổ sung thì khá đầy đủ, tiểu luận này lúc công bố gây khá nhiều sóng gió.

Mấy cuốn sách dạng này dễ đọc nhưng khó hiểu, vì đòi hỏi kiến thức nền phải có chiều sâu thì mới thấy dụng ý của tác giả và phản biện được tác giả. Vì vấn đề kinh tế rất trừu tượng và nhiều học thuyết kinh tế rất đôi lập nhau, việc thực chứng đúng sai của từng trường phái là điều không thể. Vin vào đó nên nhiều tác giả kinh tế thường xoáy sâu vào những phần “chưa chính xác” để ném cư* vào mặt nhau, mà lờ đi chính những điểm “chưa xác đáng” của mình.

Cuốn sách này ra đời có liên quan mật thiết với cuộc khủng hoảng 2008-2009, các phi vụ giải cứu các tổ chức tài chính mà dòng tiền cuối cùng cũng đi vào giới siêu giàu mà các “người làm thuê cấp cao”, gánh nặng cuối cùng vẫn đè lên vai tầng lớp trung lưu.

<Để hiểu thêm về vấn đề bất bình đẳng, mời đọc “The Four: The Hidden DNA of Amazon, Apple, Facebook, and Google” và đối chiếu tình trạng TQ: https://vnexpress.net/ly-do-trung-quoc-tu-ban-vao-chan-khi-siet-cac-cong-ty-internet-4336111.html>

Và phần mỗ đã viết cách đây mấy hôm.
Để hiểu một cách tổng quát thì lược sơ lại một phần lịch sử kinh tế thế kỷ XX, thất baị của mô hình tổng cung của chủ nghĩa tư bản giai đoạn trước năm 1933 với điểm nối là The Great Despression 1929-1933. Sau giai đoạn này là thời kỳ dài của mô hình tổng cầu Keynes. Đặc trưng của giai đoạn này là không tập trung vào giảm chi phí, cung hàng hoá ra thị trường mà vận hành kinh tế dựa trên tổng cầu-On Demand. Chính trong thời kỳ dài này hình thành nên một hình thái mới của của nghĩa tư sản là Consumerism. Với việc cổ vũ nợ và tiêu dùng vô tội vạ, kết quả là ai cũng thấy. Từ hộ gia đình đến chính phủ đều liên tục phình to khối nợ, hệ quả xảy đến là khoảng cách giữa giới siêu giàu và giới siêu nghèo. Chính điều này gây bất ổn xã hội, một xã hội ổn định luôn luôn phải dựa vào tầng lớp trung lưu và bất cứ chính quyền nào muốn giữ ổn định thể chế xã hội đều phải tìm mọi cách để phát triển tầng lớp này. Bọn siêu giàu sẽ tìm cách lũng đoạn, bọn siêu nghèo luôn tìm cách reset game chơi lại.
Kinh tế thị trường là một trò chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy hẳn là những người khôn lanh ít nhiều hơn người khác. Song những người thắng cuộc cũng thường có những bản chấn không đáng ngưỡng mộ: khả năng luồn lách pháp luật, hoặc uốn nắn pháp luật theo cách có lợi cho họ<Một điển hình ở VN là “nhóm lợi ích” và tham nhũng chính sách như nhóm tư vấn ĐH Fu*>. Sự sẵn sàng lợi dụng kẻ khác-ngay cả những người nghèo và chơi những trò chơi bẩn nếu cần <Nước tương xxx, nước mắm as>.

Quan điểm hay được nhai đi nhai lại:”dù tầng lớp siêu gìau có tích tụ tài sản của học cách nào đi nữa (miễn là hợp pháp) thì học cũng có ích cho xã hội vì nhờ họ mới có đầu tư, tạo công ăn việc làm, đầu tàu cho sự tăng trưởng cả nước”, sự chênh lệch thu nhập là cần thiết bởi nó taọ động lực cho lao động. Nói dễ hiểu là có sự đánh đổi không thể tránh giữa “hiệu quả kinh tế” và “công bằng thu nhập”. Trong tiểu luận của Stiglitz phản bác quan điểm này và cung cấp một số luận điểm khác nhằm cố gắng giải quyết thế lưỡng nan nói trên. Tuy nhiên vì hạn chế về nhận thức luận nên Stiglitz không nhìn thấy được gốc rễ của vấn dề mà chỉ giải quyết được những “biểu hiện” của các bất bình đẳng nằm trong vòng tròn của các hình thái kinh tế.

https://www.mckinsey.com/featured-i.../rethinking-the-future-of-american-capitalism

Stiglitz cũng phản bác vấn đề về EMH (giả thiết thị trường hiệu quả), trong cũng series này có thể đọc thêm các sách của Taleb, Thaler,Kahnerman đối chiếu với trường phái kinh tế Áo để có những quan điểm bổ sung khá thú vị.
 
"thường tất cả các tác phẩm văn xuôi tử tế đều là viết cho mình và những người giống mình. vì thế nó sẽ bị lạc mất một đám đông độc giả khác mình.
[...]
đã là một tác phẩm nghệ thuật thì chẳng cần nhắc tới tính dân tộc, bởi đó là một điều đương nhiên. văn học hay hội hoạ hay âm nhạc, cũng chỉ là một tiếng thét hoặc tiếng thở dài trong một đoạn sống nhất thời của một ai cụ thể. nó có thể là bi lụy, cũng có thể là hùng khoái, nhưng đại loại vẫn là câu chuyện của chính cá nhân ấy. làm quái gì có một thứ gọi là nền văn học hay nền hội hoạ. vì thế, mọi tác phẩm nghệ thuật vô danh hay hữu danh, thì tuỳ từng lúc vừa giá trị vừa vô giá trị. sáng tác là để bày tỏ cái cảm xúc chân thành lúc ấy của chính mình nên thường nó vô danh vô lợi.
[...]
văn chương chỉ là một trạng thái sống bộc lộ trong một lúc nhất thời. nó hay, nó cao cả nhưng không phải là tất cả. nó đậm đặc đoạn kiến. thường thì nó thấp hơn hẳn đời sống. làm gì có cái gọi là tác phẩm ngang tầm thời đại. đám lý luận đã cố đóng đinh cho nó bền vững vào cây thánh giá hoang tưởng thiêng liêng."
 
Các thím đọc sách trong đây có hay highlight không?

Em giữ sách vì mỗi lần đọc lại sẽ cho một ý niệm khác, highlight sẽ làm lần đọc sau tập trung vào quan niệm của lần đọc trước. Nên, thay vì highlight, sau khi đọc vài đoạn em sẽ lấy bút ra tóm lược ghi vào sổ. Chủ yếu là các keyword để gợi lại ý tưởng trong trí nhớ.

Em học dốt mấy môn tư duy rành mạch* nên phân biệt Topic, Main ideas và Supporting details cực kém. Nhiều lúc đọc một đoạn text thấy chỗ nào cũng hay, cũng không thể bỏ. Thành ra không biết highlight chỗ nào để tập trung ghi nhớ, nên quyển sách nào cũng đọc lại ít nhất 3 lần mới hiểu được.

*trừ môn Toán và Lý cấp 3, Cơ học của Đại học (không hiểu sao em thậm chí được vào top 10 chuyên của tỉnh, thi Olympic cơ học toàn quốc giải nhì)
Tính tôi thì tôi không thích highlight lên sách vì dơ quá, toàn để trắng.
Còn vụ anh phân biệt kém nhưng giỏi toán là do tư duy ngôn ngữ anh không tốt bằng tư duy toán học
 
Back
Top