kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Ngôn tình thật ra chả phải là cách mạng gì đó quá mới mẻ. Thời mấy cô, mấy dì chúng ta ai chả lậm phim tình cảm Hàn Cuốc, thì ngày nay các em gái nhỏ có thú vui mới là đọc ngôn tình thôi. Chả có gì mới mẻ nhưng mặt tính cực có thể kể đến ở đây là rèn cho thế hệ các em thói quen thích đọc sách, truyện chữ (điều mà dân ta lười cực).
Và sẽ có ai đó phản bác rằng: "thà chả đọc gì còn hơn là phải đọc ngôn tình". Có thật là thế? Hầu hết độc giả ngôn tình là mấy em teen cấp 2, cấp 3. Nếu chúng không đọc ngôn tình thì chúng khó có lựa chọn nào khác cả. Đừng bảo một con cấp 3 cầm quyển văn học lên đọc, kết quả là chúng ta sẽ có một con nhóc trưởng giả học đòi làm sang, tệ hơn nữa là vì nhồi nhét những thứ quá cao siêu, không thích hợp với lứa tuổi mình nên nó sẽ đọc xong và chửi những tiểu thuyết kinh điển như Trà Hoa Nữ là truyện làm đĩ, truyện ngôn tình, còn Bà Bovary là truyện ngoại tình kinh tởm, gớm ghiếc, Đồi gió hú sẽ là truyện đám người lớn nhưng hành xử như trẻ con đam mê trả thù vặt vãnh.

Tuy ở phương tây vẫn chắt lọc ra những quyển tiểu thuyết kinh điển để đưa vào chương trình dạy học sinh. Thậm chí giáo viên bắt toàn thể phải đọc hết chứ không phải trích đọc một chương như ngành giáo dục Việt Nam làm với cái chương Hạnh phúc của một tang gia trong truyện Số Đỏ. Theo tôi đây là một hình thức nhồi sọ, ở cái tuổi mà quyển Sách Gíao Khoa các em còn chưa đọc xong nổi mà bắt chúng phải đọc nguyên cả một quyển tiểu thuyết thì lại là điều quá sức. Tất cả sự giáo dục này chỉ nên dừng ở mức "đề xuất, giới thiệu", để sau này các em nếu có ra trường thì cũng nhớ lại sự gợi cảm hứng đọc văn học từ hồi còn ngồi ghế nhà trường và từ đó trở đi cũng là độ tuổi thích hợp để đủ tư duy, trình độ đọc văn học.
Còn trước đó? Trước đó không có văn học thì phải đọc gì? Đọc ngôn tình có sai không? Ngôn tình có kể về những vấn nạn nhức nhối như cắm sừng, ngoại tình, làm đĩ như văn học phương tây không? Có hết ấy chứ. Nhưng nó kể một cách duyên dáng, nó kể một cách tối giản, thậm chí nông cạn, miễn sao là phù hợp với bộ não vừa đủ chứa của các cháu quàng khăn đỏ. Nó dám kể về ngành gái đứng đường phố đèn đỏ nhưng lại kể một cách an toàn, hời hợi, miêu tả nội tâm không bao giờ tạo được cảm giác tan nát, khổ ải, tiếc hận như số phận của các nhân vật trong Bà Bovary, Chữ A Màu Đỏ. Ngôn tình dẫu chất lượng nó ra sao, thì kết cấu nó vẫn đáp ứng đủ mọi thứ để chúng ta có quyền gọi nó là một quyển tiểu thuyết. Nhưng chỉ là dạng tiểu thuyết 2 xu cho mấy cháu tập đọc chữ, chỉ là những tiểu thuyết mì ăn liền tạm thời chứ không hề có những bộ phận chuyên gia nào đó có trách nhiệm phải đánh giá, trao giải thưởng danh giá như ngành văn học phương tây.

Dẫu sao thì cũng không nên đưa ra những lời khuyên vô bổ như đọc ngôn tình thì phải đọc ít hay đọc nhiều. Ít hay nhiều thì tự người đọc hoàn toàn có thể ý thức được liệu nó còn đủ cuốn hút để mình đọc thêm không hay bỏ? Bởi cái ngành văn Trung Quốc hầu hết là chạy theo vụ lợi cá nhân, mấy bà dẫm lười biếng muốn kiếm thêm thu nhập trên mạng bằng cách ngồi nhà sáng tác ngôn tình, mà muốn kiếm thêm phần bonus thì phải sáng tác thêm chap mới thay vì cho kết khi vừa kịp lúc. Thời lượng thật thì có 1 tập thì phải cố rặn ỉa, cố vòng vo, cao su, thêm thắt mấy đoạn tả Sếch giường chiếu vào để độn dày quyển sách lên, bởi khi in ra thành 2 quyển thì bán lời gấp bội 1 quyển còn gì.
Ngoài ra văn học Trung Quốc không tìm kiếm được sự tự do trong tiếng nói. Sáng tác cái gì cũng phải đồng hóa, phải mang tư tưởng của đảng mớm cho là dân Hán tộc đang gây ảnh hưởng lớn trong khu vực, là có tiếng nói trên thị trường nước ngoài. Viết gì thì viết, tuyệt đối không được quên rằng phải dành 1 chương ra để chửi thằng Nhật Bản là đồ con chó độc ác, bần tiện, man rợ vì tội ác chiến tranh trong khi văn học 2 thằng này nát ngang nhau nhưng được cái Nhật nó không chơi trò lạm dụng văn học để phỉ nhổ dân tộc nào khác, như thế là mất lương tâm lắm.
Cho nên đọc nhiều hay ít chả quan trọng, quan trọng là khi đọc phải đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, thay vì mấy cháu tin răm rắp vào mấy trò tuyên truyền hoặc mấy chuyện tình trong ngôn tình là đỉnh cao, là chân thực trong khi nó chỉ là một bản nháp, một bản giấy vụn cho dân tập sự tiếp cận chứ chất trữ tình của phương đông nó nằm đâu đó ở văn học, phim ảnh, âm nhạc chứ chưa bao giờ nằm ở ngôn tình.

Còn đây là ảnh cuốn ngôn tình duy nhất tôi thấy hay, nuốt trôi được.
Không có mô tả ảnh.
 
Last edited:
IMG_20220120_111832.jpg
 
Hình như bên việt nam đạo lại thành phim với tựa đôi mắt ân tình phải ko thím,cũng đang nghe trên kênh mc thanh bình,mà thích ngọc quan âm hơn
Không coi phim nhưng nghe nói trước có TV series trên Vtv
Giờ mua sách Hải nham ở đâu nhỉ
 
mình mới nhận bộ sách Chuyện xứ Langbiang, mỗi ngày đọc 50 trang, mỗi tháng đọc 1 cuốn ạ

Nguyễn Nhật Ánh viết văn theo kiểu làm điều phức tạp bằng một cách rất đơn giản. Câu chuyện bình thường, nhân vật bình thường, diễn biến sự việc bình thường, suy nghĩ bình thường, hành động bình thường... nhưng gom lại một tổng thể để tạo thành kiệt tác thì không có người bình thường nào làm được.
 
Mình nghĩ ai cũng nên đọc cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Linh để thấy cái vinh quang chiến tranh mà bò đỏ vs Cảng đang ra sức kêu gào năm này qua năm nọ, là thứ cần phải bớt bớt lại.
thích tìm những cuốn nói đúng hơn về sự thật, về những người đã từng sống ở giai đoạn lịch sử và nói lên cảm nhận thật sự của họ, chứ sách mà đã qua tuyên giáo duyệt thì chắc hay như thơ tố hữu
 
thích tìm những cuốn nói đúng hơn về sự thật, về những người đã từng sống ở giai đoạn lịch sử và nói lên cảm nhận thật sự của họ, chứ sách mà đã qua tuyên giáo duyệt thì chắc hay như thơ tố hữu
vậy đọc nhật kí, thư từ đi ông chứ không cần đọc tiểu thuyết
 
Back
Top