kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Animal farm, to kill a mocking bird, of mice and men, the alchemist, 451*F, 1984 :). 6 cuốn trong chương trình phổ thông của hs mẽo đó bác.
The alchemist mình thấy khó đọc dã man bác ạ, đọc tiếng việt còn chưa hiểu hết được ý nghĩa biểu tượng, tính triết lý trong đấy. Sau sẽ quay lại đọc vài lần nữa xem có nhận thức đc gì thêm không
 
Về cuốn chiến tranh tiền tệ thì đồng ý với quan điểm của bác. Đối với cuốn Lược sử loài người, phần tiền nông nghiệp thì nó khá mơ hồ, mang nhiều phán đoán của tác giả (Thật sự chả ai, và rất ít bằng chứng về thời kỳ này). Nhưng các phần sau như tôn giáo, sự phát triển của đế quốc,... em thấy nó hay đấy chứ.:).
Tiện đây bác có cuốn nào về tài chính - tiền tệ cho người mới bắt đầu, có thể cho em xin review được không :oops:
Tài chính tiền tệ thì phải học nghiêm túc cơ bác ơi. Mình chỉ đọc cho vui thôi
Trước hết mình không phải dân tài chính, mà chỉ thích đọc tài chính do tò mò thôi :byebye:
View attachment 24000
Nếu thím gần như chưa có khái niệm nào về tài chính, thím nên đọc cái quyển không có tiêu đề kia . Nó là tập bài giảng: Tiền và hoạt động ngân hàng. Trong đó có đầy đủ các khái niệm, thế nào là tiền, chức năng, vai trò của tiền, hoạt động ngân hàng,... (lần đầu khi đọc nó mình giật mình khi biết tất cả Ngân hàng Trung ương của các nước phát triển đều không chịu sự điều hành của Chính phủ - không giống Việt Nam.:sure:)
Còn để đọc một cuốn sách thú vị, dễ đọc (mà mình nghĩ là) vẫn đúng bản chất thì thím có thể đọc cuốn Nền kinh tế tăng trưởng và sụp đổ như thế nào. Rất dễ đọc ngay với cả người biết rất ít về tài chính. Đọc nó sẽ giúp người đọc hiểu vì sao nước Mỹ với đồng USD của mình lại bá đạo như vậy, và họ có thể xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới:what::sure:
Còn nếu mon men đến chứng khoán thì phải đọc sâu về tài chính rồi (mình chưa đến trình đó), nhưng nếu thích đọc thì thím có thể thêm vài quyển trong ảnh trên của mình.
 
The alchemist mình thấy khó đọc dã man bác ạ, đọc tiếng việt còn chưa hiểu hết được ý nghĩa biểu tượng, tính triết lý trong đấy. Sau sẽ quay lại đọc vài lần nữa xem có nhận thức đc gì thêm không

Không đọc nhưng thấy nó bị gom vào mớ top sẻo help của bọn chuyên in lậu sách sẻo help ở VN nên thôi cũng vui lòng hơn vì mình đã không đọc.
 
Không đọc nhưng thấy nó bị gom vào mớ top sẻo help của bọn chuyên in lậu sách sẻo help ở VN nên thôi cũng vui lòng hơn vì mình đã không đọc.
Mình có bạn đọc xong khen lấy khen để, xong hỏi hay cái gì thì là tiếp thêm sức mạnh động lực đạt ước mơ gì đó (Đúng bài sách self help), còn nếu nhìn ở khía cạnh biểu tượng xã hội, etc thì sẽ khác.. Mình cũng chưa thẩm hết nhưng thấy mới hiểu đc phần nông của sách thôi
 
Mình có bạn đọc xong khen lấy khen để, xong hỏi hay cái gì thì là tiếp thêm sức mạnh động lực đạt ước mơ gì đó (Đúng bài sách self help), còn nếu nhìn ở khía cạnh biểu tượng xã hội, etc thì sẽ khác.. Mình cũng chưa thẩm hết nhưng thấy mới hiểu đc phần nông của sách thôi
Chuyển ngành thôi bác ơi chứ cần chi thẩm quyển này nữa. Đọc triết học, văn học đi cho dân trí người Việt nó nâng cao.
 
Về cuốn chiến tranh tiền tệ thì đồng ý với quan điểm của bác. Đối với cuốn Lược sử loài người, phần tiền nông nghiệp thì nó khá mơ hồ, mang nhiều phán đoán của tác giả (Thật sự chả ai, và rất ít bằng chứng về thời kỳ này). Nhưng các phần sau như tôn giáo, sự phát triển của đế quốc,... em thấy nó hay đấy chứ.:).
Tiện đây bác có cuốn nào về tài chính - tiền tệ cho người mới bắt đầu, có thể cho em xin review được không :oops:
Mình đang đọc cuốn Đồng tiền lên ngôi của Niall Ferguson và Kỷ nguyên hỗn loạn của Alan Greenspan - cựu chủ tịch FED thấy cũng khá ổn đấy fen
 
ôi những cuốn tiểu thuyết viết về đàn bà trong lòng tôi 🤤🤤
273592004_1001205730747048_3088399546157332454_n.jpg
 
View attachment 23562
Mình có sở thích đọc sách khá là tạp nham, và đọc cũng tương đối. Trong list đầu của thớt thì ngoài mấy quyển bên trái bức ảnh mình đã đọc online Lược sử loài người, 1984, Kafka bên bờ biển. Những quyển đấy thì mình nói chung đều ấn tượng tốt, nhất là Súng, vi trùng và thép, 1984 và Không gia đình:beauty:. Ngược lại là 3 quyển: Suối nguồn, Lược sử loài người và Chiến tranh tiền tệ.

Với quyển Suối nguồn, nếu thím nào đã từng đọc Nhà giả kim mà không cảm thấy thích hợp thì mình nghĩ là không nên đọc quyển suối nguồn. Đó là một quyển truyện khá khó đọc, và trong xã hội Việt thì việc áp dụng nó có lẽ còn khó hơn Nhà giả kim. Nếu như trong nhà giả kim – một quyển sách mỏng, tác giả cổ vũ con người hãy sống theo đam mê, hãy sống theo sự mách bảo của trái tim, cuối cùng bạn sẽ nhận được cái kết có hậu thì trong Suối nguồn – quyển truyện dày gấp khoảng 5-6 lần gì đó, đó là sự vật lộn của nhân vật chính khi muốn thay đổi quan niệm của thế giới, rằng cái hợp lý cuối cùng sẽ chiến thắng dù nó cá biệt, dù nó phải chống lại số đông. Để làm theo được nhân vật chính (NVC) trong suối nguồn, nếu ở Việt Nam thì bạn gần như không thể, trừ khi bạn là thiên tài:doubt:. Tác phẩm mà theo cá nhân mình nhận thấy nó cũng ít mang tính văn học mà mang tính triết học nhiều hơn, nó gần như là một cuộc tuyên truyền cho chủ nghĩa cá nhân, nói chung khá khô khan và nặng nề, hơn nữa, nó dày 1174 trang. Đọc 1174 trang, với cá nhân mình nó tương đương đọc khoảng 4000 trang kiếm hiệp. :beat_plaster:

Quyển thứ 2: Lược sử loài người: Quyển sách đưa ra khá nhiều dẫn chứng để chứng minh các luận điểm muốn nêu ra, nhưng mình nhận thấy chúng được đưa ra theo hướng 1 chiều nhằm chứng minh luận điểm của tác giả, dường như tư tưởng của quyển sách đã được định hình trước khi tác giả tìm kiếm các luận cứ để chứng minh. Nếu người đọc không đọc các tác phẩm khác có nội dung tương tự thì rất dễ bị cuốn theo tư tưởng trong cuốn sách, nhưng đôi khi bạn sẽ đọc được những kết luận hoàn toàn khác trong những quyển sách khác, và bạn lại thấy nó hợp lý hơn quyển Sapiens. Với mình quyển này đọc cũng được, nhưng nên đối chiếu với những quyển sách khác để không bị tác giả áp đặt tư tưởng:confident:.

Quyển thứ 3: Với mình đây là một quyển sách rác về tài chính:hungry:, hoàn toàn không có giá trị học thuật. Nếu bạn yêu thích những thuyết âm mưu – xin mời, nó rất phù hợp. Nhưng khi nói với ai đó về tài chính – đừng đem quyển này ra trừ khi bạn muốn đem lại sự vui vẻ cho người khác bằng cách lấy chính mình ra làm trò cười.

Tiện đây mình cũng muốn giới thiệu với các thím vài quyển, trong ảnh tập ở giữa là sách “tạp nham” còn ngoài cùng bên phải là văn học – khá hay theo ý mình. Thím nào muốn tìm hiểu trước quyền nào thì mình sẽ review quyển đó (theo ý mình), chứ gõ hết hơi ngại.:surrender::byebye:
À, còn mấy tác phẩm cho trẻ em khá hay mà mình không chụp ở đây: Chuyện chú mèo dạy hải âu bay, Toto chan bên cửa sổ, Những tấm lòng cao cả, Ông già Khốt ta bứt,... rất hay cho trẻ con:beauty:
Gạc Ma vòng tròn bất tử đọc đc ko mẹ nó
 
Đọc tới đoạn này là muốn ném mẹ nó cuốn này vào sọt rác
Vibe nhộng không khí của thằng Murakami trở lại và ám ảnh cực kì
Tới con chó nhà tôi sủa nghe còn vầng hơn là đọc văn của 2 thằng đàn bà Murakami và Musso

IMG_20220214_234516.jpg
 
Ủa rồi sao? Ông tính thể hiện cái máu lòn edgy boi gì vậy? Đã gọi là thời thiếu niên thì ai chả trẻ, ai chả đẹp. Chục năm sau thì nhan sắc, thậm chí tính cách họ thay đổi thì phận làm fans vẫn phải hiểu cho họ chứ. Idol chưa chê fans trẻ trâu mà fans chê idol già LMAO. Tuổi mới nhú biết được tí rồi ra vẻ ta đây biết đánh giá bậc cha chú, bậc thần tượng, biểu tượng văn hoá đại chúng à? Fuckboi thì ai chả có thời đi làm fuckboi, quan trọng là điểm dừng và mức độ thế nào, lên tiếng phê phán tính ra vẻ ta đây là virgin đạo đức mẫu mực chính hiệu không sơ múi ai bao giờ à? Tới chứng chán ăn là bệnh của người ta mà cũng đem ra phỉ trong khi câu trên bảo phụ nữ gặp chứng chán ăn còn câu dưới lại tổ lái bảo họ phải đi hút mỡ, không ăn mà đi hút mỡ cho còn mỗi cái xác khô à? Tự vã mõm đôm đốp vậy chắc vui nhỉ anh hề. Dám lắm chưa đọc qua nỗi khổ của ANOREXIA NERVOSA (CHỨNG BIẾNG ĂN) của nhà văn Wiśniewski đâu. https://docsach24.co/doc-sach/tinh-nhan/chuong-4-77116.html
Còn phụ nữ làm đẹp phải trãi qua dao kéo đau đớn không tả mà bị một thằng ranh con nhảy vào chê là họ nhựa, giả, đểu này nọ. Viết văn đúng kiểu thằng con ranh tấm chiếu mới chưa trãi bao giờ luôn. Mẹ kiếp méo hiểu sao vẫn có người đọc nổi thằng cha nhà văn đương đại rác rưởi này.
Viết văn vắt sữa hám tiền có vài ba công thức lập đi lập lại, nào là hận tình, sầu đời, nội tâm nam tính thì rỗng tuếch, nữ chính thì chả khác gì con búp bê di dộng, thi thoảng quen thói cũ lồng thêm mấy pha nhét ma tuý, ấu dâm, tham nhũng vào cho có tí nhân văn, để mấy cháu teen độc giả thấy deep dark tí chứ thật ra chỉ ngang mấy phim hành động rẻ tiền hay chiếu rạp mà ai coi xong khi ra về cũng chả còn đọng lại thứ gì trong đầu.
Mà niềm an ủi lớn nhất là thằng cha này toàn viết đú bối cảnh Mẽo chứ nếu viết về bối cảnh Pháp thì ô nhục cho nền văn học Pháp bỏ mẹ. Cảm ơn vì đã đú Mẽo!
Thôi cho biến luôn nhé, đọc tới cuốn thứ 3 rồi thấy vẫn rác, cho toàn bộ sách của bạn vào chuồng ngôn tình Tàu khựa chờ đợi ngày thiêu huỷ.
Nói về nhà văn đương đại thì Janusz Leon Wiśniewski đấm chết gã này trên mọi mặt trận.

273690837_974937456546721_8209491053868588532_n.jpg
 
Last edited:
Tôi bị ung thư giai đoạn cuối và bác sĩ bảo tôi không bao giờ tỉnh lại nữa. Cho đến ngày có một cô y tá đứng cạnh tôi bật audiobook của nhÀ vĂn Guillaume Musso lên nghe, giây phút đó tôi bổng chợt choàng tỉnh dậy và vươn tay đấm nát lấy chiếc iphone để dập tắt ngay cái giọng văn kia. Kể từ đó vĂn hỌc của Guillaume Musso đã cứu vớt lấy đời tôi khỏi căn bệnh ung thư tác quái.
 
🕮 Cậu ấm ngây thơ (*) ― Natsume Soseki ― Bùi Thị Loan dịch
Cậu ấm ngây thơ, hay còn được gọi bằng cái tên khác là Botchan (坊ちゃん) là tên tiểu thuyết thứ hai phát hành năm 1906 của nhà văn người Nhật, Natsume Soseki.
Tôi đã đọc khá nhiều truyện Nhật. Hầu hết đó đều là những câu chuyện đẹp, buồn và đau đớn đến vô cùng. Nhưng, thật tình cờ vào một ngày tôi đã bắt gặp một cuốn sách khác – Cậu ấm ngây thơ. Một cuốn sách trong trẻo, hồn nhiên và thực sự hài hước. Nếu muốn thưởng thức một câu chuyện vui bên ly trà, nếu bạn muốn cười và thanh thản khi nghĩ về nước Nhật, Cậu ấm ngây thơ thực sự rất cần và đáng đọc.
Có một điều thú vị cần chia sẻ với mọi người rằng, trong tiếng Nhật, tên truyện là Botchan, một cách gọi những chàng công tử với vẻ cưng nịnh, cũng có nghĩa là những anh chàng ngốc nghếch, công tử được nuông chiều trong giàu sang không hiểu chuyện đời.
Botchan từ bé đã là một người liều lĩnh, hành động đi trước lời nói nên toàn làm những việc có hại cho bản thân. Mọi người xung quanh kể cả cha mẹ cậu đều cho rằng nuôi cậu chỉ tổ tốn gạo, ngoại trừ bà hầu gái Kiyo – người luôn hết mực cưng chiều và yêu quý cậu. Chính bà cũng là người đặt biệt danh “Botchan” (cậu ấm) cho cậu. Sau ngày mẹ rồi đến cha lần lượt qua đời, bằng món tiền thừa kế, Botchan hoàn thành sau việc học đại học của mình và bắt đầu công việc dạy toán tại một trường nam sinh ở Matsuyama, một nơi cách xa quê hương Edo (Tokyo ngày nay) của cậu. Mâu thuẫn bắt đầu từ việc Botchan xa lạ với cung cách ứng xử ở vùng quê (nếu không trả tiền thêm ở nhà trọ thì sẽ không được đối đãi tốt chẳng hạn), phải đương đầu với lũ học sinh quậy phá trong trường, sự đạo đức giả của Áo Đỏ và Hề Trống...
Sau những tình huống, những câu chuyện tưởng chừng như đọc chỉ để vui lúc ấy Cậu ấm ngây thơ lắng lại trong chính những giản đơn và cảm xúc trong trẻo nhất của một con người. Cuộc sống càng khó khăn, càng hiện đại, càng ồn ào thì con người càng bị cuốn đi trong những bon chen, lọc lừa, để rồi đôi khi đánh rơi mất chính những điều đẹp nhất, ngô nghê và hồn nhiên nhất của tâm hồn mình. Tôi thực sự thích câu chuyện này. Cuốn sách được viết bằng thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, rất dễ dàng đi vào lòng người, nhưng hãy tin rằng câu chuyện ấy sẽ đọng lại trong chúng ta những suy nghĩ đầy sâu sắc.​
(*): Botchan.
 
Back
Top