kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Keigo 1-2 cuốn còn hay chứ đọc nhiều nó ngấy, ngán, đọc ko nổi. Vì sao? Vì cái cốt truyện, xây dựng nhân vật rất hãm

Keigo rất không công bằng với các nhân vật nữ của ổng trong khi nhân vật nam lại đc ca ngợi ngầm
Từ “phía sau nghi can X” một người phụ nữ đến gần hết chuyện thì ngươi đọc cảm thấy toát lên sự ích kỷ của bản thân. Còn nhà toán học lại là người làm tất cả cho người mình yêu
“Thánh nữ” thì càng tả phụ nữ nhỏ nhen và toan tính trong khi ông chồng như thằng khờ ko biết gì cả
“Ảo dạ” thì không cần nói vì nó như là đỉnh cao của sự mưu mô xảo quyệt bất chấp thủ đoạn. Còn ông main trong truyện tuy bị dắt mũi nhưng đến cuối cũng hy sinh cho người mình yêu
Sang đến "Thánh giá rỗng" thì 1 người lại quá yếu đuối, 1 người lại cực đoan đến mức mất mạng vì theo đuổi một chuyện chằng liên quan đến mình. Còn ngài bác sĩ của chúng ta thì cao thượng ngút trời

Đôi lúc cảm thấy khó kiếm được một nhân vật nữ nào trong chuyện của Keigo nổi bật nhờ một đức tính nào đó cao đẹp hoặc chỉ cần là một nhân vật nội chợ bình thường đồng hành cũng bạn đọc.

Đọc nhiều Keigo sẽ thấy có gì đó “một màu” từ tác giả. Một thứ mà dọn ra 2-3 lần đọc giả thấy chán và ngán để tạm thời dừng đọc
Phải chăng ngụ ý ở đây là phụ nữ không được là chính họ, vậy nên cuối cùng là ziết nghười? Một thể loại phản địa đàng tinh vi trong một xã hội lý tưởng?
 
Vừa đọc xong 2 cuốn Jane Eyre và The Age of Innocence. 1 cuốn happy ending chuẩn phong cách Jane Austen còn 1 cuốn để lại quá nhiều tiếc nuối cho người đọc
ARZDT6I.png
. Không biết có nhà văn nam nào viết tiểu thuyết tình yêu đến tầm của các bà k ngoài lev tolstoy
3gW7av1.png
 
Last edited:
Phải chăng ngụ ý ở đây là phụ nữ không được là chính họ, vậy nên cuối cùng là ziết nghười? Một thể loại phản địa đàng tinh vi trong một xã hội lý tưởng?
NV nữ luôn có lựa chọn chứ sao không? Lựa chọn trên tính cách của họ nhưng hầu như toàn dẫm và ích kỷ
 
Vừa đọc xong 2 cuốn Jane Eyre và The Age of Innocence. 1 cuốn happy ending chuẩn phong cách Jane Austen còn 1 cuốn để lại quá nhiều tiếc nuối cho người đọc
ARZDT6I.png
. Không biết có nhà văn nam nào viết tiểu thuyết tình yêu đến tầm của các bà k ngoài lev tolstoy
3gW7av1.png
Stendhal và Proust.

Nếu muốn một tác phẩm Việt Nam, “Lan Hữu” của Nhượng Tống, với tôi, tác phẩm này thuộc nhóm tác phẩm ở điểm cuối một típ của Việt Nam, hết rồi ”dập dìu tài tử giai nhân” cùng với những nho sinh ”phong tư tài mạo tót vời”. Nhân vật tôi, thuộc dòng dõi thư hương, khi nói với bố là mình rất thích Đỗ Phủ (vì thơ chứa chan tấm lòng trắc ẩn, không tránh cảnh dân nghèo khổ), được ông bố khen một câu, đại ý là: mày đúng là con bố, rồi đời mày sẽ nghèo và khổ. Nếu biết cuộc đời Nhượng Tống, một nhà cách mạng, thì đọc rất thú, vì nhân vật tôi rất gần với con người Nhượng Tống. Nhưng dẫu vậy, tức là dẫu cho Nhượng Tống là nhà cách mạng, mối tình tay ba trong “Lan Hữu” lại đầy mộng và hoa Hồng Lâu Mộng, với các chết khủng khiếp của một nhà nho buổi tân thời ở hậu cảnh.
 
Last edited:
Vừa đọc xong 2 cuốn Jane Eyre và The Age of Innocence. 1 cuốn happy ending chuẩn phong cách Jane Austen còn 1 cuốn để lại quá nhiều tiếc nuối cho người đọc
ARZDT6I.png
. Không biết có nhà văn nam nào viết tiểu thuyết tình yêu đến tầm của các bà k ngoài lev tolstoy
3gW7av1.png
Tolstoi có quyển anna karenina với phục sinh đúng đỉnh cao tiểu thuyết lãng mạn. Quyển anna t phải xem phân tích trên youtube ms thấy cái hay. Còn quyển phục sinh từ một mẩu truyện nhỏ trong kinh thánh mà viết ra hẳn một bộ tiểu thuyểt thì t thấy cụ tolstoi đúng đỉnh thật

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Dạo này đang đọc sách của Jane austen, Charles Dickens với chị em nhà bronte. Còn mấy tác giả khác như Mary Anne Evans k có tiếng việt chắc phải nhai tiếng anh cho đỡ ghiền rồi
rn0vAkf.png
Tôi cũng vừa đọc xong "Đồi gió hú" của Emily Bronte. Đọc xong mà upset quá :adore::adore:
 
Có thím nào thích đọc thể loại biên khảo lịch sử này không?
View attachment 2145792
Hoành Sơn Một Dải có điểm gì khác với các cuốn Ngàn Dặm Quan San, Thương Hải Tang Điền, Tạc Đá Ghi Vàng?
1. Cùng thuộc thể loại biên khảo sử Việt, nhưng các cuốn trước viết tản mạn dọc theo chiều dài lịch sử nước ta, trải qua nhiều triều đại; riêng Hoành Sơn Một Dải chỉ viết về giai đoạn Lê Trung hưng, tập trung vào cuộc đối đầu giữa Bắc Hà và Nam Hà.
2. Hoành Sơn Một Dải được viết thiên về lối kể chuyện để độc giả dễ nắm bắt được các sự kiện theo mạch thời gian.
3. Hoành Sơn Một Dải được trình bày theo phong cách mới, trong đó, mỗi sự kiện thường sẽ bao gồm hai phần. Phần 1 là tổng thuật những gì sử sách ghi chép, phần 2 là bàn luận mở rộng của tác giả, thậm chí đặt mối nghi ngờ hoặc phản biện lại các chi tiết được ghi chép mâu thuẫn trong các bộ sử.
Tựu trung, Hoành Sơn Một Dải vẫn giữ được nét đặc trưng của ba cuốn trước, nhưng dễ đọc và liền mạch hơn. Qua đó, hy vọng sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát lịch sử gần hai trăm năm đối đầu giữa hai họ Trịnh Nguyễn.
Thím nào có file mềm mấy cuốn của Tô Như không? Sách in giờ khó mua quá.
 
Có bình về văn học trung quốc không thím? Ví dụ như bộ sử ký có lời bình của tác giả nào không thím
Trong đợt đọc Phan Khôi này, tôi mới biết thêm một số thứ về Sử Ký của Tư Mã Thiên (trong tương quan với Kinh Xuân Thu của Khổng Tử). Và như vậy, tôi thêm một số điều về chiều hình thức của Sử Ký (lần trước là chiều sử tính của Sử Ký).

Sử Ký là bộ sử Trung Hoa đầu tiên viết theo thể "kỷ truyện", sách Xuân Thu là sử theo lối “biên niên”. Ở thể biên niên, mọi thời điểm và sự kiện đều quan trọng như nhau, đều được ghi chép đều đặn, rất khó thấy nhân quả trong thể biên niên, cái nhân ở năm này thì đến vài năm sau mới có quả (tức là vài chục trang sau). Ở thể kỷ truyện, thời điểm không bình đẳng, sự kiện không bình đẳng, sử gia có thể lược bỏ các thời kỳ lạnh với những sự kiện nhỏ nhặt để tạo nhân quả tức thì cho các sự kiện, người đọc thấy được chuyển động của lịch sử.

Nhưng thể kỷ truyện lại làm người đọc khó nắm bắt thời gian sử kiện, vì có các năm được lược bỏ, và các năm dài ngắn khác nhau (tuỳ theo mật độ sử kiện), sách tre nên cũng không có mục lục (à cái này thì tôi đoán, vụ sách tre). Nên Tư Mã Thiên cũng là sử gia Trung Hoa đầu tiên trình hiện lịch sử bằng bảng biểu (tableau). Biểu là trạm dừng chân cần thiết của truyện. Biểu cho phép sắp xếp lịch sử giống như một cảnh tượng chứ không phải như một chuyển động. Các đối tượng của lịch sử được tri nhận tức thời trong trật tự, thoát khỏi sự hỗn loạn của truyện, người đọc dễ tra cứu hơn.

Và như vậy, Tư Mã Thiên cũng sắp xếp các nhân vật lịch sử vào các bảng (bản kỷ, thế gia, liệt truyện). Ở đây, Tư Mã Thiên bộc lộ quyền năng sáng tạo của sử gia trong việc trao lại ý nghĩa và giá trị cho các nhân vật lịch sử (như Chúa trong ngày phán xét). Hạng Võ được xếp vào bảng của đế vương dù thua Lưu Bang, Khổng Tử được xếp vào bảng thế gia dù chỉ là kẻ bố y không dòng dõi thế phiệt. Bằng việc trao lại vinh quang cho những anh hùng không gặp vận, Tư Mã Thiên thêm vào một chiều đạo đức cho lịch sử vốn dĩ là ngẫu nhĩ và tàn bạo. Tư Mã Thiên, giống với một hình ảnh của Henri Bergson, là một cung thủ kéo mũi tên về phía quá khứ để lấy đà bắn vào tương lai. Tư Mã Thiên đã tạo lập một tinh thần “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.” (thơ Văn Thiên Tường) cho các anh hùng Đông Á mãi về sau.

Nguồn (ông Phan Khôi viết hay hơn đoạn trên đấy):
https://vi.wikisource.org/wiki/Một_..._giá_trị_trên_thế_giới:_Sử_ký_của_Tư_Mã_Thiên
 
Chuẩn, truyện này đọc nhân vật cứ bị điên điên kiểu gì í, đọc xong khó chịu vch :choler::choler:
Mà cũng không phải do viết từ thế kỷ trước nên thế. Tôi đọc cả văn của dickens với thackeray rồi, vẫn rất bình thường
cảm giác tất cả nv trong sách đều có thể làm khác đi, nhưng chọn một cách rất hãm l` để làm và cuối cùng ta có đồi gió hú
tôi có nhóm đọc sách có mấy đứa hype đồi gió hú các kiểu, riêng tôi chịu
 
Mà cũng không phải do viết từ thế kỷ trước nên thế. Tôi đọc cả văn của dickens với thackeray rồi, vẫn rất bình thường
cảm giác tất cả nv trong sách đều có thể làm khác đi, nhưng chọn một cách rất hãm l` để làm và cuối cùng ta có đồi gió hú
tôi có nhóm đọc sách có mấy đứa hype đồi gió hú các kiểu, riêng tôi chịu
Do bà tác giả hơi dị, tôi đoán vậy :big_smile:
 
có bác nào đọc quyển KẺ TRỘM SÁCH chưa nhỉ? em đọc đc 1/3 quyển mà thấy dài dòng quá câu chuyện cứ xoay quanh hai đứa nhỏ chưa thấy điểm lôi cuốn, bác nào đọc rồi thấy hay chỉ em chỗ ý nghĩa quyển sách với. À sẵn tiện các bác cho em xin mấy đầu sách có nội dung giống CÀ PHÊ CÙNG TONY với, em thấy quyển này khá thú vị và dễ đọc.
 
có bác nào đọc quyển KẺ TRỘM SÁCH chưa nhỉ? em đọc đc 1/3 quyển mà thấy dài dòng quá câu chuyện cứ xoay quanh hai đứa nhỏ chưa thấy điểm lôi cuốn, bác nào đọc rồi thấy hay chỉ em chỗ ý nghĩa quyển sách với. À sẵn tiện các bác cho em xin mấy đầu sách có nội dung giống CÀ PHÊ CÙNG TONY với, em thấy quyển này khá thú vị và dễ đọc.
nó nhẹ nhàng dễ đọc. Văn học kiểu như thiếu nhi. Mà guu bác Cafe cùng tony thì chắc đọc văn học thiếu nhi chán là đúng rồi
 
Back
Top