kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Lý thuyết là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi

Đọc sách giúp bác thành người đọc nhanh, nắm ý nhanh, hoặc cao hơn thì nắm tốt lý thuyết, còn thực hành là thực hành, không thể đọc sách thay cho thực hành, vì đọc sách là lý thuyết

Sách là vật chết, người là sinh vật sống, muốn dựa vào vật chết để tung hoành giữa thế giới loài người, dĩ nhiên là đem giáo giấy gươm giấy đi thi tài với phóng lợn :doubt:
Bác nên coi sách là bộ môn giải trí thuần túy, hoặc nên gấp sách lại mà ra ngoài thực hành, còn muốn chỉ đọc sách mà giỏi thực hành thì cũng như lấy gàu múc trăng trong giếng vậy
Tôi cũng nghĩ giống anh. Tôi nghĩ là đọc sách đồng nghĩa với gieo vào đầu các ý tưởng. Khi thực hành, nếu có thể gặp được tình huống có thể gợi lên các suy nghĩ lúc đọc sách thì giúp cho người ta có thể làm tốt hơn. Hoặc đơn giản là đọc nhiều sách thì có nhiều ý tưởng cũng có nghĩa là có nhiều lựa chọn lúc thực hành. Điều đó họa chăng chỉ giúp con người ta " tự do" và "tự chủ" hơn trong hành động của bản thân thôi. Tôi cho rằng điểm quan trọng khi đọc sách là sau khi đọc rồi thì người ta có suy tư về vấn đề đó hay không? Nó không giúp con người ta tài giỏi hay thành đạt hơn. Nó chỉ giúp con người ta có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới xung quanh và bản thân. Nó giúp ta trải nghiệm cuộc đời này trọn vẹn hơn mà thôi.
 
Tôi cũng nghĩ giống anh. Tôi nghĩ là đọc sách đồng nghĩa với gieo vào đầu các ý tưởng. Khi thực hành, nếu có thể gặp được tình huống có thể gợi lên các suy nghĩ lúc đọc sách thì giúp cho người ta có thể làm tốt hơn. Hoặc đơn giản là đọc nhiều sách thì có nhiều ý tưởng cũng có nghĩa là có nhiều lựa chọn lúc thực hành. Điều đó họa chăng chỉ giúp con người ta " tự do" và "tự chủ" hơn trong hành động của bản thân thôi. Tôi cho rằng điểm quan trọng khi đọc sách là sau khi đọc rồi thì người ta có suy tư về vấn đề đó hay không? Nó không giúp con người ta tài giỏi hay thành đạt hơn. Nó chỉ giúp con người ta có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới xung quanh và bản thân. Nó giúp ta trải nghiệm cuộc đời này trọn vẹn hơn mà thôi.
Cá nhân tôi nghĩ rằng khi đọc sách, có thể có những vấn đề ta thấy hay, thấy đúng, nhưng chỉ lúc đó thôi, rồi quên mất, sau này va chạm thực hành, tự ta cũng rút ra những điều tương tự, và bật nhớ ra à, sách cũng có viết như thế, như vậy sẽ nhớ rất lâu, và cũng dùng được lâu, vì tự mình chiêm nghiệm thấy, những gì tự mình đúc rút ra mới nhớ lâu và xài được, còn không chỉ là đọc để vỗ đùi khen rồi quên, hoặc nhớ nhưng không xài, cũng như nghe những lời khuyên, nhiều khi người khác khuyên, ta gật gù nhưng không làm, nhưng nếu tự đúc rút ra điều gì đó và nó khớp với lời khuyên của ai đó từng khuyên thì mới nhớ đời và xài được
 
:(
cats.jpg
 
Nhân tiện có sách nào về y tế đại loại kiểu chăm sóc cơ thể, tìm hiểu về các loại bệnh hay gặp, sơ cứu... ko các bác nhỉ
 
Diễn giải lại ý nghĩa của đọc sách: Việc đọc sách thông thường chỉ như dạo phố ngắm hoa, hay khó hơn là kiên nhẫn đứng ngó người khác chăm sóc vườn hoa của họ. Muốn có vườn hoa đúng ý trong sân nhà mình, mỗi người phải tự bỏ công chăm bón và tỉa tót cây cối mỗi ngày.
Lười nhác thì chỉ mãi nhấp nhổm xớ rớ ngắm hoa nhà người khác mà thôi. Hoặc tệ hơn là khoe khoang và hãnh diện về những vườn hoa đẹp của thiên hạ

Với tôi thì: Chọn lọc các mục tiêu thực dụng và cần ưu tiên nhất. Từ đó triển khai thành những bài tập gắn với hoạt động thường ngày.
View attachment 1040900


CASE STUDY
1. Mục tiêu
- Nâng cao khả năng nhìn nhận-đánh giá vấn đề/sự kiện.

2. Triển khai - Trong hoạt động lướt voz.
Topic: Nữ sinh lớp 9 ở Thanh Hóa mang bầu nghi do bị cưỡng hiếp
Đặt vấn đề: Chỉ qua một bài báo ngắn tũn (conan chưa vào việc), sao đã có một bầy vozer lên đồng căm phẫn rồi hung hăng chửi bới cô giáo và mạt sát gia đình nghi can?

2.1. Cấp độ nhận thức 1
- Vì dân trí VN vốn thấp, vozer F33 chỉ thể hiện dân trí VN
-> Do gen, do chiến tranh tàn phá - thiên tai triền miên, do thế lực thù địch chống phá, giáo dục cùi ghẻ, văn hóa lạc hậu.
- Dân trí VN không thấp, do F33 là nơi thu hút bọn đần độn
-> Nhờ ẩn danh, luôn hoạt động sôi nổi, không bị FB khóa mồm vì political correctness, không bị trẻ trâu úp sọt hội đồng,...
- Liệu có phải toàn bọn vozlit 2k chửi bới
-> Joindate cũ mới đủ cả -> Tuổi tác cũng không giúp nhiều thằng bớt ngu đi.
- Vì sao nhiều thằng chửi đổng vậy
-> Chửi đổng giúp bọn này thấy hưng phấn cao độ, đặc biệt khi chửi theo bầy.
Nhưng tại sao việc chửi bới (theo bầy) lại tạo hưng phấn?
-> Nhớ lại The Law of Human Nature - Robert Greene, chương 10:

-> Hạ thấp/chửi bới kẻ khác khiến con người cảm thấy mình tốt đẹp hơn.

Chương 1:

Cơ sở văn hóa VN - Trần Ngọc Thêm:
View attachment 1041416
-> Sủa theo bầy sẽ tăng tự tin lên, giảm sợ hãi xuống (vì nấp sau 1 nhóm đông), tạo ảo giác bản thân đang được đám đông tung hô (qua việc được ưng, quote khen).

2.2. Cấp độ 2
- Bọn lều báo đi*m bút có làm trò gì để dắt mũi người đọc không nhỉ?
-> Đọc kỹ bài và phát hiện ra trò xiếc chữ nghĩa của thằng lều báo - lập lờ gây hiểu nhầm cho người đọc và cũng dễ dàng phủi sạch trách nhiệm khi sự việc sáng tỏ.
-> Là phép tỉnh lược trong sách đây mà.
=>Trò này hay đấy, mình nên áp dụng cho hoàn cảnh gì nhỉ?

-Thật khó để kết luận về dân trí của mấy chục triệu người.
-> Tập trung vào giả thuyết 2: F33 thu hút rất nhiều thằng đần.
-> Vì sao biết dùng internet mà vẫn ngu -> Ngu bẩm sinh hay được rèn giũa?
-> Ngu bẩm sinh do chất độc màu da cam, ăn bobo, quà vặt china?
-> Ngu nhân tạo nhờ gia đình, thầy cô hay xã hội đào luyện?
=> Phương pháp giáo dục để tránh con cái bị ngu như bọn kia, cần tham khảo sách của ông abc.

- Nghĩ về cách xử lí khi phải làm việc với mấy thằng ngu kiểu này ngoài đời thực.
-> Dùng từ chuẩn xác, không nói tắt, khéo léo yêu cầu đối phương xác nhận lại nội dung mình đã truyền đạt để đảm bảo nó không hiểu sai.

Đại khái là không ngừng đặt câu hỏi để tự vấn, không được phép tự tin trong quá trình tự học.

3. Bạn có thể thực hành ngay ở topic này
Đặt vấn đề: Với một đề nghị hết sức ngắn gọn và dễ hiểu

Sao người ta vẫn tới gần vỗ vai an ủi, rồi khuyên bạn nên an phận bằng một đống chữ lổn nhổn tối tăm mờ mịt gồm rất nhiều danh từ và tính từ loong coong leeng keeng?


Xác nhận mình cũng đang theo hướng này. Luôn đặt ra mục tiêu khi đọc một cuốn sách. Nhưng mình tiếp cận theo hướng dẫn tại cuốn How to read a book? - Đọc sách như một nghệ thuật.

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần 1. Các phương diện đọc sách
1. Đọc sách và nghệ thuật đọc sách
1.1 Đọc sách tích cực
+ Đọc là một hoạt động phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động tách biệt. Ai thực hiện được nhiều hoạt động hơn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

1.2 Mục tiêu của việc đọc sách: Đọc để lấy thông tin và đọc để hiểu biết
+ Đọc sách là quá trình vận dụng trí óc để suy ngẫm về những con chữ mà không cần đến sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Nhờ đó trí tuệ, vốn hiểu biết của bạn được mở rộng, nâng lên một tầm cao mới.

1.3 Đọc là học: Sự khác biệt giữa học qua giảng dạy và học thông qua khám phá.
+ Nghệ thuật đọc là nghệ thuật khám phá một cách độc lập: Sự sắc sảo trong quan sát, trí nhớ, trí tưởng tượng phong phú, khả năng phân tích và phản ánh.
+ Phải biết làm sao để sách dạy mình thật hiệu quả.

2. Các cấp độ đọc sách
+ Đọc sơ cấp = Đọc hiểu.
+ Đọc kiểm soát = Đọc lướt thật nhanh để phân loại và đánh giá giá trị cuốn sách.
+ Đọc phân tích = Đọc kỹ toàn bộ.
+ Đọc đồng chủ đề = Đọc và so sánh.

3. Cấp độ đọc đầu tiên - Đọc sơ cấp
3.1 Các giai đoạn học đọc.
3.2 Giai đoạn và cấp độ

4. Cấp độ đọc thứ hai - Đọc kiểm soát
4.1 Đọc kiểm soát 1: Đọc lướt có hệ thống - Chuẩn bị đọc.
4.1.1. Xem trang đầu và phần giới thiệu:
+ Chú ý phụ đề, dấu hiệu về quy mô, mục đích của cuốn sách và quan điểm của tác giả về đề tài trong cuốn sách.
+ Cố sắp xếp cuốn sách vào một thể loại.

4.1.2. Đọc mục lục.
+ Nắm tổng quát cấu trúc của cuốn sách.

4.1.3. Xem bảng chỉ dẫn (index), tài liệu tham khảo.
+ Chú ý các từ ngữ quan trọng.

4.1.4. Đọc lời giới thiệu của NXB.
+ Chú ý tìm tóm lược nội dung cuốn sách.

4.1.5. Đọc những chương "có vẻ" quan trọng.
+ Chú ý tìm đọc những câu tóm lược nội dung chương, thường ở đầu hoặc cuối chương.

4.1.6. Đọc ngẫu nhiên vài đoạn, vài trang. Xem lướt cả cuốn sách.
+ Chú ý tìm các luận điểm chính và vấn đề cơ bản của sách.
+ Chú ý những trang kết cuối sách.

+ Xác định cuốn sách có đáng đọc phân tích không?
+ Xếp vào một danh mục sách cụ thể.

TRẢ LỜI CÂU HỎI: TỔNG QUAN CUỐN SÁCH NÓI VỀ ĐIỀU GÌ

4.2. Đọc kiểm soát 2: Đọc bề mặt.
+ Đọc toàn bộ cuốn sách, bỏ qua những đoạn khó hiểu, chỉ để ý những gì mình hiểu, nắm sơ bộ nội dung cuốn sách.
+ Xác định có nên đọc lần 2 (đọc phân tích) không?

4.3. Tốc độ đọc
+ Có khúc cần đọc chậm, có khúc cần đọc nhanh, có khúc chỉ cần đọc lướt.
+ Luyện cách đọc nhanh hơn.

4.4. Dừng lại và thụt lùi.
4.5. Hiểu cũng là một vấn đề.
4.6. Tóm tắt phần đọc kiểm soát.

5. Cách trở thành một độc giả yêu cầu cao .
5.1. Bản chất của việc đọc tích cực: 4 câu hỏi cơ bản độc giả cần phải hỏi.
+ Trong khi đọc phải luôn đặt ra 4 câu hỏi:
5.1.1. Tổng quan cuốn sách nói về điều gì? - Chủ đề chính, các chủ đề phụ.
5.1.2. Những gì được đề cập chi tiết và đề cập như thế nào? - Các ý chính, các luận điểm được tác giả nhắc đến.
5.1.3. Cuốn sách có đúng không? Đúng một phần hay đúng toàn bộ?
5.1.4. Ý nghĩa của cuốn sách? - Ý nghĩa những thông tin trong sách. Bản thân có cần biết không? Ngụ ý của tác giả và hướng đào sâu thêm cuốn sách.

5.2. Làm thế nào để thực sự sở hữu một cuốn sách?
+ Dùng bút để ghi chú.
++ Gạch dưới/vạch thẳng ngoài lề những nhận định quan trọng.
++ Dấu sao, hoa thị: Nhóm nhiều nhận định.
++ Đánh số: Thống kê các ý trong lập luận.
++ Khoanh tròn/Highlight : Từ quan trọng.
++ Viết bên lề: Những câu hỏi/nhận định/những ý tưởng… liên quan.
++ Trang đầu: (sau quá trình đọc kiểm soát)
++ Đây là loại sách gì?
++ Toàn bộ cuốn sách nói về vấn đề gì?
++ Cấu trúc cuốn sách (cách tác giả phát triển và xử lý vấn đề).

++ Trang cuối: Những kết quả đạt được khi đọc xong (tổng hợp các ghi chú quan trọng trong cuốn sách).

5.3. 3 kiểu ghi chú.
+ Đọc kiểm soát: Ghi chú đầu sách.
+ Đọc phân tích: Ghi chú cuối sách.
+ Đọc đồng chủ đề: Ghi chú giấy riêng.

5.4. Hình thành thói quen đọc sách.
5.5. Từ nhiều quy tắc thành một thói quen.

Phần 2. Cấp độ đọc thứ ba - Đọc phân tích
6. Phân loại một cuốn sách.
6.1. Tầm quan trọng của việc phân loại sách.
+ Quy tắc 1: Phải biết mình đọc loại sách gì. Càng sớm càng tốt.
6.2. Tiêu đề sách.
6.3. Sách lý thuyết hay sách thực hành.
6.4. Các loại sách lý thuyết.

7. “Chụp X-quang” một cuốn sách.
+ Quy tắc 2: Trình bày được nội dung cuốn sách trong một câu/một đoạn văn ngắn.
++ Toàn bộ cuốn sách nói về...
+ Quy tắc 3: Trình bày được những phần chính của cuốn sách và mối liên quan giữa chúng.
++ Bao nhiêu phần, nội dung và số lượng luận điểm của mỗi phần.
7.1. Nội dung và bố cục phải nêu được tính chỉnh thể của một cuốn sách.
7.2. Phác thảo dàn ý của một cuốn sách.
7.3. Mối liên hệ tương hỗ giữa đọc và viết.
7.4. Phát hiện những vấn đề của tác giả.
+ Quy tắc 4: Những vấn đề/câu hỏi tác giả đặt ra
++ Vấn đề có tồn tại không?
++ Nó có thể tồn tại trong điều kiện nào?
++ Nó tồn tại phục vụ mục đích gì?
++ Hậu quả do sự tồn tại của nó?
++ Thuộc tính đặc trưng của nó?
++ Mối liên hệ giữa nó và những vấn đề khác?
++ Nó sẽ diễn biến ra sao?

++ Mục tiêu của vấn đề?
++ Phương tiện để đạt được mục tiêu?
++ Phương án/trình tự thực hiện?
++ Với điều kiện hiện tại, làm gì là tốt nhất?
++ Trong hoàn cảnh nào thì làm gì tốt nhất?

7.5. Giai đoạn đầu của quá trình đọc phân tích.

8. Thống nhất các thuật ngữ với tác giả
8.1. Từ hay Thuật nghữ.
+ Quy tắc 5: Tìm các từ quan trọng. Thống nhất thuật ngữ với tác giả.

8.2. Tìm những từ khóa.
8.3. Tìm những từ chuyên môn và từ đặc biệt.
8.4. Xác định ý nghĩa.

9. Xác định thông điệp của tác giả.
9.1. Câu và nhận định.
+ Quy tắc 6: Xác định các câu quan trọng chứa nhận định của tác giả.
+ Quy tắc 7: Xác định, tóm gọn các lập luận cơ bản.
++ Xác định điểm xuất phát của lập luận.
++ Phương pháp lập luận: diễn dịch, quy nạp…
++ Các lý lẽ, dẫn chứng để lập luận. Chú ý các khái niệm đương nhiên.
++ Kết luận của lập luận

9.2. Tìm ra các câu then chốt.
9.3. Tìm ra các nhận định.
9.4. Tìm ra các lập luận.
9.5. Tìm ra các giải pháp.
+ Quy tắc 8: Xác định hướng giải quyết của tác giả.
++ Vấn đề nào đã được giải quyết thành công?
++ Vấn đề nào phát sinh trong quá trình giải quyết vấn đề hiện tại?
++ Những vấn đề chưa giải quyết được?

9.6. Giai đoạn thứ 2 của quá trình đọc phân tích.

TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI: NHỮNG GÌ ĐƯỢC ĐỀ CẬP CHI TIẾT? ĐỀ CẬP NHƯ THẾ NÀO?

10. Đưa ra những lời phê bình hợp lý.
10.1. Vai trò của biện pháp tu từ.
10.2. Tầm quan trọng của việc trì hoãn nhận xét.
+ Quy tắc 9: Phải hiểu tác phẩm trước khi phê bình.

10.3. Tầm quan trọng của việc tránh sinh sự.
+ Quy tắc 10: Phê bình hợp lý, không đả kích, cãi vã.

10.4. Giải quyết những bất đồng.
+ Quy tắc 11: Chú ý kiến thức khác biệt và quan điểm cá nhân khác biệt khi đánh giá, phê bình.

11. Đồng ý hay bất đồng với tác giả.
11.1. Định kiến và đánh giá.
11.2. Đánh giá tính hợp lý của tác giả.
++ Đánh giá tác giả không có đủ thông tin. Cần chỉ ra được kiến thức mà tác giả còn thiếu và phải chứng minh được kiến thức này là thích đáng, ảnh hưởng đến kết luận của tác giả.
++ Đánh giá thông tin của tác giả sai: Cần phải lập luận một sự thật hoặc một khả năng lớn hơn đối lập với sự thật của tác giả.
++ Tác giả trình bày không logic: Tác giả đã ngụy biện trong suy luận. Tác giả đã lập luận không hợp lý. Cần phải chỉ ra lập luận cụ thể không logic.
++ Tác giả phân tích chưa hoàn chỉnh:
+ Tác giả chưa giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra.
+ Tác giả chưa tận dụng được hết các dữ liệu mình có.
+ Chưa nhận ra được các vấn đề tiềm ẩn, các vấn đề nhánh.
+ Không làm nổi bật được nét độc đáo và khác biệt của chủ đề chính.

11.3. Đánh giá sự hoàn chỉnh của tác giả.
11.4. Giai đoạn thứ 3 của quá trình đọc phân tích.

TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI: CUỐN SÁCH CÓ ĐÚNG KHÔNG? ĐÚNG ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO?

12. Những phương tiện trợ giúp việc đọc.
12.1. Vai trò của kinh nghiệm.
12.2. Những cuốn sách khác.
12.3. Lời bình và tóm tắt.
12.4. Sách tham khảo.
12.5. Từ điển.
12.6. Bách khoa toàn thư.

Phần 3. Tiếp cận những chủ đề sách khác nhau
13. Cách đọc sách thực hành.
13.1. 2 loại sách thực hành.
13.2. Vai trò của thuyết phục.
13.2. Sự đồng ý đòi hỏi những yếu tố nào trong sách thực hành.

14. Cách đọc tác phẩm văn học giả tưởng.
14.1. Những điều không nên khi đọc tác phẩm giả tưởng.
14.2. Quy tắc chung đọc sách văn học giả tưởng.

15. Những gợi ý khi đọc truyện, kịch và thơ.
15.1. Cách đọc truyện.
15.2. Lưu ý khi đọc sử thi.
15.3. Cách đọc kịch.
15.4. Lưu ý khi đọc bi kịch.
15.5. Cách đọc thơ trữ tình.

16. Cách đọc sách lịch sử.
16.1. Sự kiện lịch sử rất khó nắm bắt.
16.2. Các thuyết về lịch sử.
16.3. Tính phổ biến của lịch sử.
16.4. Những câu hỏi đặt ra cho sách lịch sử.
16.5. Cách đọc tiểu sử và tự truyện.
16.6. Cách đọc những vấn đề thời sự.
16.7. Các tập san.

17. Cách đọc sách khoa học và sách toán.
17.1. Hiểu biết về các công trình khoa học.
17.2. Đọc sách khoa học cổ.
17.3. Những vấn đề thường gặp trong toán học.
17.4. Nghiên cứu toán trong sách khoa học.
17.5. Khoa học thường thức.

18. Cách đọc sách triết học .
18.1. Câu hỏi của các triết gia.
18.2. Triết học hiện đại và truyền thống hào hùng.
18.3. Phương pháp Triết học.
18.4. Các phong cách Triết học.
18.5. Những gợi ý khi đọc sách triết học.
18.6. Quyết định của bạn.
18.7. Lưu ý về thuyết thần học.
18.8. Cách đọc sách kinh điển.

19. Cách đọc sách khoa học xã hội.
19.1. Sự đơn giản của việc đọc sách khoa học xã hội.
19.2. Khó khăn khi đọc sách khoa học xã hội.
19.3. Đọc tài liệu khoa học xã hội.

Phần 4. Mục đích cao nhất của việc đọc sách
20. Cấp độ đọc thứ tư - Đọc đồng chủ đề.
20.1. Vai trò của đọc kiểm soát trong đọc đồng chủ đề.
20.2. 5 bước đọc đồng chủ đề.
20.3. Sư cần thiết của tính khách quan.
20.4. Ví dụ về đọc đồng chủ đề.
20.5. Cách dùng sách Syntopicon khi đọc đồng chủ đề.
20.6. Những nguyên tắc nền tảng cho việc đọc đồng chủ đề.
20.7. Tóm tắt về đọc đồng chủ đề.

21. Đọc sách và sự phát triển trí tuệ.
21.1. Sách hay giúp gì cho bạn.
21.2. Kim tự tháp về những cuốn sách.
21.3. Cuộc sống và sự phát triển của trí tuệ.
 
Mới thấy Tiêu Sơn Tráng Sĩ được Nhã Nam in lại. Tháng trước mua bản của Tri Thức Việt in, vẽ cái bìa xấu tệ.
Cuốn này mượn sử cũ để nói chuyện đương thời (thập niên 40s) khá hay.
 
Back
Top