kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

hồi hè lớp 8 đọc Rừng Na Uy vì nó giới thiệu là Cứ 7 người Nhật thì có 1 người đọc RNU, đáng lẽ tôi không nên đọc sớm như thế :#
bác đọc có hơi sớm thì phải :misdoubt: em cấp 2 mua về nhưng đến tận lớp 10 mới dám lôi ra đọc vì giáo viên nói cuốn này em chưa nên đọc đâu. Mà đọc xong rồi mới thấy nó u ám kinh khủng, tưởng người đọc được 1 tí kỳ vọng thì sau đấy cũng dập bằng được bằng cái tiêu cực. Nói chung là nếu lúc đọc mà tâm lý hơi tụt mood thì dễ bị kéo theo cái trống rỗng, mất phương hướng của mấy nhân vật trong ý. Đọc mấy năm rồi nên giờ đọc gì cũng lên xem review trước không lại đọc vào mấy quyển tiêu cực như này, đọc có mà đến tự kỷ :big_smile:
 
bác đọc có hơi sớm thì phải :misdoubt: em cấp 2 mua về nhưng đến tận lớp 10 mới dám lôi ra đọc vì giáo viên nói cuốn này em chưa nên đọc đâu. Mà đọc xong rồi mới thấy nó u ám kinh khủng, tưởng người đọc được 1 tí kỳ vọng thì sau đấy cũng dập bằng được bằng cái tiêu cực. Nói chung là nếu lúc đọc mà tâm lý hơi tụt mood thì dễ bị kéo theo cái trống rỗng, mất phương hướng của mấy nhân vật trong ý. Đọc mấy năm rồi nên giờ đọc gì cũng lên xem review trước không lại đọc vào mấy quyển tiêu cực như này, đọc có mà đến tự kỷ :big_smile:
Chả hiểu sao mình đọc chỉ ấn tượng với cá tính của nagasawa. Thích nhất đoạn tư vấn nên đọc sách như thế nào, rồi về cuộc sống sinh viên.
 
Last edited:
Em không phải dân chuyên đọc sách. Đọc cuốn "Thép đã tôi thế đấy" được 1/3 cuốn nhưng em vẫn không thể cảm được bộ truyện :sweat:, cảm giác tình yêu giữa nhân vật với hồng quân nó khá cường điệu và mơ hồ. Nó không giống tình yêu nước đến từ những thứ gần gũi nhất như tác phẩm VN. Do em chưa rõ lịch sử chỗ này, hay tình cảm với Đảng và cách mạng chưa đủ để thấm nhỉ:pudency:.
 
Em không phải dân chuyên đọc sách. Đọc cuốn "Thép đã tôi thế đấy" được 1/3 cuốn nhưng em vẫn không thể cảm được bộ truyện :sweat:, cảm giác tình yêu giữa nhân vật với hồng quân nó khá cường điệu và mơ hồ. Nó không giống tình yêu nước đến từ những thứ gần gũi nhất như tác phẩm VN. Do em chưa rõ lịch sử chỗ này, hay tình cảm với Đảng và cách mạng chưa đủ để thấm nhỉ:pudency:.

Em cũng cảm thấy vậy, cuộc đời của nhân vật nó cứ nhạt nhòa như thế nào ấy, hầu như ko có 1 cái quan hệ lâu dài, tất cả đều nằm sau lý tưởng cá nhân.
Mà với những tác phẩm kiểu này, sản xuất trong 1 chế độ như vậy, thì cũng ko có gì là lạ...
 
mình đang định mua cuốn này,
chúng ta làm gì với trái đất?

sach-chung-ta-lam-gi-voi-trai-dat-c2086cacbcbb4f3fbf76018c4a79e315.jpg


tác giả David Attenborough là nhà tự nhiên học người Anh, rất nổi tiếng qua các series phim tài liệu nghiên cứu về đời sống các loài trên trái đất. gần đây nhất trên netflix, được đánh giá cao, là phim A life on our planet, và series Our planet.
 
mình đang định mua cuốn này,
chúng ta làm gì với trái đất?

sach-chung-ta-lam-gi-voi-trai-dat-c2086cacbcbb4f3fbf76018c4a79e315.jpg


tác giả David Attenborough là nhà tự nhiên học người Anh, rất nổi tiếng qua các series phim tài liệu nghiên cứu về đời sống các loài trên trái đất. gần đây nhất trên netflix, được đánh giá cao, là phim A life on our planet, và series Our planet.
Screenshot_20220523-143001_Facebook.jpg

Về nhận thức bảo vệ trái đất có cuốn này. Có nhiều đoạn viết cảm tưởng như khoa học tâm linh nên đọc rất cuốn.
CUỐN NÀY PHẢI MUA SỚM KẺO SAU NÀY TÌM KHÔNG RA 😉 😉 - ( in 800 bản )

Tồn tại hay không tồn tại...Nhân loại?
  • Tác giả: Nikita Moiseev
  • Dịch giả: Phạm Vĩnh Cư
  • Số trang: 432 trang
  • Loại sách: bìa mềm
  • Giá bìa: 125.000 VNĐ
  • Tại sách Khaiminh.com: 100.000 đ
=••••••=====
GIỚI THIỆU SÁCH ( mục lục đính kèm)
Thế kỉ XX đã dẫn loài người tới cuộc cất cánh thần kì của kĩ thuật, tới sự phát triển bão táp các lực lượng sản xuất [...]. Tất cả những sáng chế kĩ thuật ấy đã làm thay đổi tận gốc đời sống của rất nhiều người, đưa đến cho họ những phúc lợi mà tổ tiên gần nhất của họ thậm chí chưa thể mơ tưởng đến. Nhưng đồng thời những khả năng mới ấy lại đặt nhân loại trước một loạt những khó khăn và vấn nạn mà về sự tồn tại của chúng chỉ mấy thập kỉ trước đây cũng không ai có thể giả định [...]. Kết quả là thế giới hiện giờ đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, trước hết bởi vì loài người đã thu lượm được khả năng cho một cuộc tự hủy diệt không quân sự mà “hòa bình”! Giờ đây, đang nổi lên hàng đầu không phải nguy cơ diệt vong loài người trong khoảnh khắc do một tai biến hạt nhân, mà là xác suất của sự biến mất còn đau khổ hơn của toàn thể nhân loại [Tai họa Môi trường Sinh thái].
"Tồn tại hay không tồn tại… Nhân loại?" - cuốn sách cho ta thấy loài người đang đứng trước một tai họa còn nguy hiểm hơn - hệ sinh thái của Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu bỏ qua những cảnh báo thống thiết của Moiseev.
=====•••
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Phần một: Hành tinh trên ngưỡng thiên niên kỉ thứ III
Chương 1: Chúng ta đang sống trong một thế giới thế nào?
1. Thế kỉ XX - thế kỉ cảnh báo loài người
2. Thế giới các Tập đoàn xuyên Quốc gia - sự xuyên quốc gia hóa của chủ nghĩa tư bản
3. Sự phá vỡ trật tự thế giới sau chiến tranh
4. Nguy cơ của chủ nghĩa toàn trị mới
Chương 2: Loài người trên mép vực thẳm sinh thái
1. Cuộc tận thế có đến hay không trong thế kỉ XXI?
2. Những biểu hiện của cuộc khủng hoảng sinh thái đang chín muồi
3. Những khủng hoảng sinh thái - một lời nguyền tệ hại do văn minh sinh ra
4. Bằng cách nào có thể cứu thoát loài người?
5. Những gì phụ thuộc vào các quốc gia?
Chương 3: Liên Hiệp Quốc với những vấn đề môi sinh
1. Năm năm sau Đại hội Sinh thái học tại Rio de Janeiro: những kết quả và triển vọng
2. Nguyên tắc sustainable development
3. Văn kiện “Những đứa con của Trái Đất” của Hà Lan
4. Chiến lược sống còn của loài người
Phần hai: Trí tuệ trong quá trình nhận thức Hoàn Vũ
Chương 1: Khoa học và các tôn giáo
1. Thế giới quan khoa học và các thế giới quan tôn giáo
2. Khoa học tự nhiên và niềm tin vào Thượng Đế
3. Các tôn giáo thế giới với tương lai của loài người
Chương 2: Quan niệm về chủ nghĩa duy lí cổ điển
1. Cuộc cách mạng khoa học vĩ đại K-G-N
2. Những quy luật không thể vượt qua của Tự nhiên
3. Nguyên tắc giản quy trong quá khứ và hiện tại
Chương 3: Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy lí cổ điển
1. Nguyên tắc nhị nguyên và thuyết vũ trụ luận Nga
2. Thế giới được cấu tạo tuyệt không giản đơn!
3. Vị trí của Con người trong Hoàn Vũ
Chương 4: Chủ nghĩa duy lí hiện đại
1. Hoàn Vũ - một hệ thống nhất thống của các thành tố tương liên
2. Điện tử - đó là hạt hay sóng?
Phần ba: Thuyết tự tổ chức trong Hoàn Vũ
Chương 1: Bức tranh ngôn ngữ vật lí học về Thế giới
1. Hoàn Vũ không ngừng đổi thay
2. Hoàn Vũ qua lăng kính bộ ba khái niệm của Darwin
3. Những cuộc rẽ đôi trong quá trình phát triển Hoàn Vũ
4. Hoàn Vũ chảy về đâu?
Chương 2: Thông tin, trí nhớ và liên lạc ngược trong thiên nhiên có Sự sống
1. Thông tin là cái gì vậy?
2. Những hình thức trí nhớ khác nhau: Đá có thể nhớ hay không?
3. Máy bay tự lái có suy nghĩ hay không?: Tiếng vang có nghe thấy mình hay không?
Chương 3: Sự điều chỉnh mang tính thị trường trong Hoàn Vũ
1. Thị trường Hoàn Vũ
2. Thị trường Ricardo
3. Thị trường và sự chọn lọc tự nhiên
4. Trí tuệ và thị trường
5. Thị trường và ngã thể Con người
Phần bốn: Sinh quyển, nhân loại, xã hội
Chương 1: Sự sống - người sáng tạo và chủ nhân trên Trái Đất
1. Sinh quyển - cái nôi và ngôi nhà của loài người
2. Bí mật của cuộc phát sinh Sự sống
3. Vật sống khác vật không sống ở đâu?
4. Cuộc rẽ đôi cơ bản đầu tiên trong lịch sử Trái Đất
5. Sự sống hữu tử được sản sinh bởi những cơ thể bất tử
Chương 2: Trí tuệ - tấm gương phản chiếu Hoàn Vũ
1. Chỉ con người mới có trí tuệ
2. Trí tuệ Tập thể của loài người
3. Trí tuệ và sự phát triển của Hoàn Vũ
Chương 3: Sự phát sinh loài người
1. Những bước đi đầu tiên của tiền nhân
2. Bản năng sói và luật cấm giết các đồng tộc
3. Giới luật Đừng giết người - cơ sở nguyên khởi của đạo đức
4. Thể chế Người thầy
5. Cuộc cách mạng thời đồ đá cũ
6. Cuộc cách mạng thời đồ đá mới
7. Sự xuất hiện của sở hữu tư nhân
Chương 4: Thế giới tinh thần
1. Những bí mật của thế giới tinh thần
2. Sự phát triển của thế giới tinh thần và vận mệnh của loài người
3. Cá nhân và Xã hội. Con người và con mối
Chương 5: Những nền văn minh thế giới
1. Văn minh là cái gì vậy?
2. Lịch sử của các nền văn minh hiện đại
3. Những đặc điểm của văn minh Nga
4. Cái nhìn mới đối với các quá trình văn minh
5. Những cuộc đối đầu trong tương lai giữa các nền văn minh
Phần năm: Thử nhìn sang bên kia chân trời
Chương 1: Trật tự thế giới trong thế kỉ XXI
1. Hoàng hôn của Pax Americana
2. Phương Tây hóa đến từ phương Đông?
3. Hiện tượng cất cánh kinh tế của Nhật Bản
4. Trung Quốc trong tương lai thấy được
5. Vai trò của nước Nga trong thế giới hiện đại
Chương 2: Lựa chọn đường hướng phát triển nhân loại
1. Thời đại Trí quyển
2. Hình thù của một xã hội được tổ chức hợp lí
3. Xã hội thông tin - đó là cái gì vậy?
4. Có điều khiển được hay không những quá trình xã hội?
Chương 3: Các siêu đô thị: Những vấn nạn và tiền đồ
1. Các siêu đô thị - một hiện tượng tự nhiên
2. Sự cô đơn trong các siêu đô thị
3. Bằng cách nào cải thiện cuộc sống trong các siêu đô thị?
Mấy lời kết
 
Sách trên HN rẻ thế nhỉ. Ở HP tính 1/2 giá bìa. Mà giờ 23 rồi không cũng lên mua vài cân :love:
Quảng cáo thôi mai fen, đa số là muốn sách đọc được thì cũng phải 39-49k/kg, mà cũng phải ngồi nhặt, sách cân là hàng dẫn để hút khách mua sách khác thôi
 
Quảng cáo thôi mai fen, đa số là muốn sách đọc được thì cũng phải 39-49k/kg, mà cũng phải ngồi nhặt, sách cân là hàng dẫn để hút khách mua sách khác thôi
Vậy à fen, thế chắc cũng không có nhiều sách hay, mấy người đến trước nhặt mất rồi.
 
Mình thấy #1 có recommend cuốn "Cha giàu cha nghèo", mà cuốn này 13 tập lận. Mấy bác đọc rồi cho mình xin review với..
cha giàu cha nghèo chỉ có cuốn đầu tiên thôi. thấy bán chạy Kiyosaki bôi ra thêm. Nội dung các cuốn sau xoay quanh các vấn đề đã nói trong cuốn 1. Thím đọc cuốn đầu là đủ. Đọc xong đừng có hừng hực khí thế rồi bỏ học là được
 
cha giàu cha nghèo chỉ có cuốn đầu tiên thôi. thấy bán chạy Kiyosaki bôi ra thêm. Nội dung các cuốn sau xoay quanh các vấn đề đã nói trong cuốn 1. Thím đọc cuốn đầu là đủ. Đọc xong đừng có hừng hực khí thế rồi bỏ học là được
Cảm ơn thím nha. Mà mình đi làm mấy năm rồi thím :)
 
Chào các bác. Sau khi lăn lộn mệt mỏi với đời, và với một danh sách ít ỏi những tiểu thuyết mà tự bản thân cho là đẹp hư ảo, thì tôi chợt nhật ra mình có một sự chông chênh hãi hùng ú ớ tương tự như những gì văn học theo chủ nghĩa hiện sinh đề cập. Tôi đọc phần lớn của Kawabata, và mấy năm trước có đọc qua Tội ác của Đốt. Nhưng lúc đó thì bản thân còn cứng đầu đờ đẫn, và không có sự dũng cảm để thốt lên bất cứ cái tên nào với đời hay đưa những suy nghĩ của bản thân ra ánh sáng công chúng mà chỉ dừng lại ở những tiếng ẳng ấm ức riêng tư.

Xin các bác cho một vài lộ trình để tiếp cận với trường phái hiện sinh này, phải bắt đầu từ đâu. Triết học toàn cảnh thì sau này có thời gian tôi sẽ học bài bản, nhưng bây giờ đầu tôi chỉ toàn là bất lực, với nắm tro tàn duy lý cứng nhắc của bản thân, nên chỉ mong được hiểu thêm về chủ nghĩa hiện sinh. Mong các bác cho một vài cái tên, tiểu thuyết cũng được, mà sách triết học cũng được.
 
Chào các bác. Sau khi lăn lộn mệt mỏi với đời, và với một danh sách ít ỏi những tiểu thuyết mà tự bản thân cho là đẹp hư ảo, thì tôi chợt nhật ra mình có một sự chông chênh hãi hùng ú ớ tương tự như những gì văn học theo chủ nghĩa hiện sinh đề cập. Tôi đọc phần lớn của Kawabata, và mấy năm trước có đọc qua Tội ác của Đốt. Nhưng lúc đó thì bản thân còn cứng đầu đờ đẫn, và không có sự dũng cảm để thốt lên bất cứ cái tên nào với đời hay đưa những suy nghĩ của bản thân ra ánh sáng công chúng mà chỉ dừng lại ở những tiếng ẳng ấm ức riêng tư.

Xin các bác cho một vài lộ trình để tiếp cận với trường phái hiện sinh này, phải bắt đầu từ đâu. Triết học toàn cảnh thì sau này có thời gian tôi sẽ học bài bản, nhưng bây giờ đầu tôi chỉ toàn là bất lực, với nắm tro tàn duy lý cứng nhắc của bản thân, nên chỉ mong được hiểu thêm về chủ nghĩa hiện sinh. Mong các bác cho một vài cái tên, tiểu thuyết cũng được, mà sách triết học cũng được.
Em đang đọc cuốn này, bác có thể thử
1653376311561.png


Sách trình bày dễ hiểu về triết học hiện sinh và tư tưởng hiện sinh của các triết gia theo trường phái hiện sinh, sự khác biệt giữa triết học cổ điển và triết học hiện sinh hiện đại, giúp mình hiểu thêm về việc mình phải sống cuộc đời của chính mình, không sống chỉ như một sự vật. Các tư tưởng của các triết gia được trình bày một cách khái quát dễ hiểu. Sau khi đọc xong thì bác có thể tìm thêm các tác phẩm của từng vị để hiểu thêm về tư tưởng của họ. :smile:
 
Chào các bác. Sau khi lăn lộn mệt mỏi với đời, và với một danh sách ít ỏi những tiểu thuyết mà tự bản thân cho là đẹp hư ảo, thì tôi chợt nhật ra mình có một sự chông chênh hãi hùng ú ớ tương tự như những gì văn học theo chủ nghĩa hiện sinh đề cập. Tôi đọc phần lớn của Kawabata, và mấy năm trước có đọc qua Tội ác của Đốt. Nhưng lúc đó thì bản thân còn cứng đầu đờ đẫn, và không có sự dũng cảm để thốt lên bất cứ cái tên nào với đời hay đưa những suy nghĩ của bản thân ra ánh sáng công chúng mà chỉ dừng lại ở những tiếng ẳng ấm ức riêng tư.

Xin các bác cho một vài lộ trình để tiếp cận với trường phái hiện sinh này, phải bắt đầu từ đâu. Triết học toàn cảnh thì sau này có thời gian tôi sẽ học bài bản, nhưng bây giờ đầu tôi chỉ toàn là bất lực, với nắm tro tàn duy lý cứng nhắc của bản thân, nên chỉ mong được hiểu thêm về chủ nghĩa hiện sinh. Mong các bác cho một vài cái tên, tiểu thuyết cũng được, mà sách triết học cũng được.
Anh chịu khó lục lại mấy post mỗ có post trong thread này, nói về Triết học Hiện Sinh khá nhiều. Văn học hiện sinh thì không có sức mà đọc, vì Triết Học hiện sinh được trình bày dưới dạng nghệ thuật nhiều hơn là một lý thuyết mang tính hệ thống. Có thể tạm chia thành 3 giai đoạn chính.

Giai đoạn ban đầu với mang hơi hướng thần học với Dostoevski, trung tâm trong đó là "Lũ người quỷ ám", "Anh em nhà Karamazov". Trong đó cuốn Lũ Người quỷ ám như một cuốn lịch sử về xung đột giữa các luồng tư tưởng, phải đọc và ngẫm nghĩ nhiều lần mới thấy hết được các ẩn dụ của tác giả lên từng mẩu hội thoại của từng nhân vật (thậm chí khôi hài như chuyện Dos dùng hình ảnh của Turgenev ra để xây dựng một nhân vật đầy tính chế nhạo). Ngoài ra còn có "Bút ký dưới hầm", "Bút ký từ nhà chết", "bút ký mùa đông về những ấn tượng của mùa hạ", kể cả bộ ba "Con Bạc","Chàng Ngốc", "Người chồng vĩnh cửu". Đọc và hiểu được tư tưởng của Dos thì gần như hiểu được nền tảng cơ bản của hiện sinh <thật tiếc vì hôm trước mỗ có viết một tiểu luận khá là dài về xung đột tư tưởng trong thế giới quan của Dos, mà lỡ tay xóa mất>. Ngoài ra còn các tiểu luận của Berdyaev và Bakhtin cũng khá đáng đọc về làm rõ thế giới quan của Dostoevski <dù cũng khá nhiều tranh cãi>.Sách của Nietzsche thì mỗ nói nhiều rồi, anh có thể lục lại. Một nhân vật không thể không nhắc đến là Kierkegaard, "lặp lại", "kính sợ và run rẩy". "Cái ác"- Ricoeur, tập sách mỏng nhưng đầy ắp suy tư.

Giai đoạn trước và trong WW II, giai đoạn này nổi bật với những nhà hiện sinh Pháp bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Marx,Freud và những "ảo vọng Đỏ". Ngoài "Đi tìm thời gian đã mất" của Proust (không thuộc xu hướng này), những Buồn Nôn, Ngôn Từ, Tồn tại và hư vô, "thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản"- nhỏ nhưng đáng đọc của Satre. Cùng giai đoạn này còn những tiếng nói về nữ quyền của Woofl (Bà Dalloway, Căn Phòng Riêng, Orlando, Lớp sóng) , Simone De Beauvoir (Giới tính hạng hai, đạo đức của sự mơ hồ). Phi lý của Camus với "Người xa lạ", "Dịch Hạch", "Huyền thoại Sisyphus"

Giai đoạn hậu hiện đại, Với những "Đời nhẹ khôn kham" của Kundera, Ở trên phải nhắc đến Beauvoir, vì những lý thuyết của bà này trong việt kết hợp Hiện Sinh với những mô thức khác của tư duy nữ quyền đã tạo ra khởi nguồn cho làn sóng LGBT hiện đại với lý thuyết kế tục của Foucault, J. Butler( Gender Trouble, Đọc Antigone).

Hiện Sinh xuất hiện trong một giai đoạn sôi động của tư tưởng, trong trào lưu xét lại và chống Hegel nên thu hút được rất đông sự quan tâm của quần chúng, những "thiểu số" bị đè nén. Nhưng nó có có những sự hàm hồ nhất định trong mô thức của tư duy, khiến nó như một trào lưu sáng tác nghệ thuật nhiều hơn là đóng góp cho sự phát triển của Triết học nói chung.
 
Back
Top