Những người canh lửa, giữ rừng

Voz Vui Ve

Senior Member
Trong những cánh rừng đang như khô đi dưới nắng nóng, có bước chân của những người giữ rừng miệt mài canh lửa để giữ lá phổi xanh thiên nhiên. Phương châm được những người giữ rừng đặt ra là: “Phòng là chính, chữa cháy phải kịp thời”.

1711197550558.jpeg

Lực lượng của Trạm Quản lý bảo vệ rừng Sơn Tân tuần tra phòng chống cháy rừng tại khu vực Va Ly

Căng mình phòng "giặc lửa"

8 giờ sáng, nắng đã lên gay gắt, nhìn về những vạt rừng phòng hộ đang mùa thay lá vàng khè ở các khu vực: Va Ly, Đầu Trâu, Cây Sung… (xã Sơn Tân, huyện Cam Lâm), ông Nguyễn Lê Huynh - Trạm trưởng Trạm Quản lý, bảo vệ rừng Sơn Tân (Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa) sốt ruột, thúc giục anh em trong trạm khẩn trương chia nhau đi canh lửa rừng. Hành trang của những người giữ rừng là cơm nắm, chai nước lọc và chiếc võng. Nơi họ đến là những khu vực bao quát được các tọa độ có nguy cơ cháy cao, khi phát hiện khói bốc lên ở đâu sẽ báo ngay về trạm để ứng phó kịp thời từ khi cháy nhỏ. “Trạm được giao quản lý hơn 4.808ha rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ tại địa bàn xã Sơn Tân. Trong những ngày nắng nóng cao điểm này, anh em phải chia nhau trực phòng cháy hết sức căng thẳng, bởi nhân lực thì mỏng mà diện tích rừng có nguy cơ cháy cao lên đến hơn 1.207ha. Chúng tôi phải hết sức cảnh giác với nguy cơ người dân đốt dọn nương rẫy để cháy lan vào rừng”, ông Huynh nói.

1711197582842.jpeg

Lực lượng Đội Bảo vệ và Phát triển rừng số 2 dập lửa do người dân đốt dọn nương rẫy dẫn đến nguy cơ cháy lan vào rừng.

Cùng ông Huynh và các nhân viên bảo vệ rừng tại Sơn Tân đi tuần tra canh lửa rừng ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Va Ly, chúng tôi cảm nhận được sự ngột ngạt của mùa khô. Dưới tán rừng, những lá dầu rái khô giòn, nghe rôm rốp khi có chân người giẫm lên. “Thực bì, vật liệu cháy dưới tán rừng đã khô kiệt, chỉ cần một tàn thuốc là bùng cháy dữ dội. Chỉ một chút bất cẩn khi sử dụng lửa có thể làm cả cánh rừng trồng phòng hộ hơn 30 năm tuổi tại khu vực này bị thiêu rụi”, ông Huynh lo lắng. Do đó, bước vào cao điểm mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, bên cạnh bố trí lực lượng để phòng, chống khai thác lâm sản trái phép, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tại đây còn căng sức để đề phòng “giặc lửa”, bởi nhiều năm gắn bó với nghề rừng, họ hiểu rõ một khi cháy lớn, cháy lan trên diện rộng thì bao công sức giữ rừng sẽ thành công cốc.

...
 
Back
Top