Những nhà giáo dục chẳng bao giờ đứng trên bục giảng

manoao

Senior Member
Có những nhà giáo dục chẳng bao giờ đứng trên bục giảng, cũng chẳng 'phấn trắng bảng đen', cũng chẳng có trang giáo án hay quyển sách nào trong cặp, mỗi ngày họ vẫn âm thầm tạo nên những bài học quý giá về cuộc sống.

base64-17144623512391781058162.jpeg

Một bác bảo vệ dễ thương, mỗi sáng đứng cổng trường chúc học trò buổi sáng tốt lành

Những nhà giáo dục không đứng trên bục giảng nhưng đã gieo bao hạt giống đức tính và bài học sống đáng quý vào tâm trí của bao thế hệ học sinh.

Đó là chú bảo vệ luôn nở nụ cười chào hỏi mỗi sáng tạo ra một bầu không khí thân thiện, học sinh cảm thấy được sự quan tâm và được trân trọng. Đó là anh nhân viên kỹ thuật kiên nhẫn và cẩn thận khắc phục mọi sự cố, dù lớn hay nhỏ, anh ấy không chỉ đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru mà còn là tấm gương về sự chăm chỉ và trách nhiệm. Hay đó là cô lao công lặng lẽ quét sạch sân trường trước khi học sinh đến trường, thể hiện lòng tự trọng và tự giác trong công việc.

Những công việc như bảo vệ trường học, phụ trách các công việc kỹ thuật hay lao công dọn dẹp có đôi lúc bị xem nhẹ về mặt giáo dục học sinh. Nhưng qua từng hành động, từng cử chỉ làm việc hàng ngày của họ, không ít người đã trở thành những tấm gương về đức tính cần cù, trách nhiệm và lòng kiên nhẫn.

Chú bảo vệ ở trường học không chỉ giữ an ninh, mà còn là người dạy các em nhỏ cách chào hỏi, cư xử lễ phép. Anh nhân viên kỹ thuật không chỉ sửa chữa các trang thiết bị mà còn là người mà học sinh có thể học hỏi về tinh thần chịu khó, tỉ mỉ. Cô lao công dạy cho học sinh bài học về sự sạch sẽ, tự giác giữ gìn trường lớp ngăn nắp

base64-17144627142831226594023.jpeg

"Những nhà giáo dục không đứng trên bục giảng" góp phần làm nên trường học hạnh phúc

Những bài học về kỷ luật và sự tự giác không phải lúc nào cũng được dạy qua lời nói. Chính những hình ảnh chú bảo vệ dưới mưa rét vẫn kiên trì mở cửa, cô lao công vẫn miệt mài dọn dẹp dù đã khuya, hay anh kỹ thuật viên luôn tận tâm với công việc, góp phần rất lớn vào việc hình thành nên những thói quen tốt cho học sinh.

Những tương tác hằng ngày giữa họ và học sinh, dù là nhỏ nhất, cũng là cơ hội để truyền đạt những giá trị, kỹ năng sống cần thiết. Hơn nữa, chính tình yêu thương, sự quan tâm mà họ dành cho học sinh thể hiện qua từng cử chỉ nhỏ như nhắc nhở học sinh mặc ấm, dặn dò các em về an toàn khi ra về, hoặc chỉ đơn giản là lắng nghe những tâm sự của các em, đã tạo nên môi trường giáo dục đầy ấm áp và thân thiện, một trường học hạnh phúc đúng nghĩa.

Dù vai trò của họ trong việc giáo dục là không thể phủ nhận, nhưng thật không may, những đóng góp thầm lặng này không phải lúc nào cũng được nhận ra và ghi nhận đầy đủ. Đây cũng là thách thức lớn để xã hội hiện đại nhận thức và trân trọng đúng mức đối với những "nhà giáo dục không đứng trên bục giảng" này.

nha7-17108217407162044193236.jpg

Các cô bác lao công dọn dẹp để từng góc của ngôi trường luôn sạch đẹp
 
Thế chung quy lại là họ có tính là cnvc để được tăng lương không đã
uzSBw9p.png
Họ là nhân viên hợp đồng.
Thím cần hiểu rõ là ở 1 ngôi trường thì toptier là dàn cbql, xong đến dàn cốt cán cầm trịch ở các mảng như chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, tổ trưởng. Xong đám này thì mới tới giáo viên các loại (chia ra giáo viên môn chủ chốt và gv các môn phụ), thấp hơn là tới bọn nhân viên như kế toán, văn thư, giáo vụ, chuyên viên văn phòng, thủ quỹ, y tế, thư viên blah blah các thứ.
Hạ cấp nhất là chính mấy anh bảo vệ như trong bài và đội lao công, bảo mẫu...
Vì sao nói hạ cấp? Không phải phân biệt gì đâu, vì chỗ vị trí việc làm này đâu có yêu cầu bằng cấp, lại càng không phấn đấu đi lên được.
Core của cuộc chơi vẫn là giáo viên.
 
Học sinh thấy quý thầy giám thị nhiều, mà đội các thầy chắc chỉ hơn cấp hành chính văn phòng, cụ thể là quầy ghi danh học thêm một tí.
 
Học sinh thấy quý thầy giám thị nhiều, mà đội các thầy chắc chỉ hơn cấp hành chính văn phòng, cụ thể là quầy ghi danh học thêm một tí.
Giám thị sao ngon bằng khối hành chính được, chưa kể đi tiếp phụ huynh bục mặt ra, lớ ngớ gặp gđ cục súc nó đấm cho :shame::shame::shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nhớ hồi đi học có tay giám thị lùn tịt, người gầy gầy, to mồm, luôn đóng vai người xấu, kẻ gian ác, cơ mà sau nầy ra trường thường học sinh quý mến, tui chưa thấy ổng đánh học trò bao giờ, chỉ cắt gấu quần học sinh nói mãi không nghe. Ổng còn đáng kính trọng hơn bất kì ai trong cái trường đó. Nhất là thằng chủ nhiệm mồm đạo đức, tỏ vẻ hiền lành, mà lôi học sinh vô phòng bạt tai. Dm thằng loser cận lùn ế. Còn có ông giáo viên đi bộ đội về mới học đại học, vô trường mới gạ gẫm được cô giáo văn suýt ế thành vợ thành chồng, quý học sinh cơ mà dường như kiến thức có hạn, đến giờ thầy vẫn còn phi con ngựa sắt dream tàu thời chiến quốc đi dạy thuê, tôi thấy cứ giáo viên nào mà có dịp là học sinh cũ kéo tới nhà đa phần tử tế. Cặp đôi nầy chính là vậy, chắc ngoài dạy học ra ko biết làm gì nên cuộc sống cứ bình bình.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Cái dở của đại đa số ngành nghề của Việt Nam là thiếu chuẩn. Không có 1 chuẩn mực rõ ràng cho nghề thì toàn dở ông dở thằng.
 
Cái dở của đại đa số ngành nghề của Việt Nam là thiếu chuẩn. Không có 1 chuẩn mực rõ ràng cho nghề thì toàn dở ông dở thằng.
Để em úp cái chuẩn bảo vệ lên cho thím thưởng lãm vậy
:rolleyes:
1714612877126.png

1714612901901.png
 
Trường tôi có ông giám thị, về hưu rồi nhưng vẫn xin đi làm, nghiệm khắc vch vì con gái lão hồi xưa học cấp 3 mang bầu:big_smile:
 
Back
Top