thảo luận [Official] Chi bộ Arsenal in Voz: Next Gen 2023

Các thím trở thành Gooners từ bao giờ?

  • Từ 2003 trở về trước

    Votes: 251 9.2%
  • Mùa giải bất bại 2003-2004

    Votes: 245 9.0%
  • Kỷ nguyên Emirates và 9 năm không danh hiệu

    Votes: 536 19.7%
  • Ozil và vô địch FA 2013-2014

    Votes: 124 4.6%
  • Atetua

    Votes: 174 6.4%
  • Tôi vào đây để troll Pháo đần!

    Votes: 1,384 51.0%

  • Total voters
    2,714
Status
Not open for further replies.
boo boo làm gì méo có khí thế
IJWw4zO.png
nữ hoàng anh fan ruột mà ko viết cho bọn này 1 bài nào nó hừng hực nhỉ :go:
 
Tại sao những đội bóng "chết hụt" thường sống lâu?

Đợt mình vô địch U21 Quốc gia, PVF thực ra không được đánh giá cao ngay từ đầu, đơn giản bởi đây là giải U21 - được xem là sân chơi của lứa cầu thủ từ 18 cho đến 21 tuổi, vậy mà PVF tới tham dự với dàn cầu thủ nòng cốt 16 tuổi, còn có em nhỏ nhất là 15 nữa. Trẻ thì người ta thường xem nhẹ, cũng giống như Arsenal với rất nhiều cầu thủ có lần đầu được đá Knock out Champions League - chẳng mấy ai tin thầy trò Mikel Arteta làm nên chuyện.

Suốt hành trình thi đấu, U21 PVF trải qua những 5 lần "chết hụt", ngay ở vòng sơ loại đã may mắn hòa Viettel vừa vặn đứng thứ 3 giành "vé vớt", đến vòng bảng cũng bị Thanh Hóa lấn lướt, suýt thua Viettel lần nữa, rồi phải đá luân lưu trước Đà Nẵng, SLNA.

Nhưng chính sau những lần "chết hụt" như vậy, tinh thần của toàn đội lại lên cao.

Trong một giải đấu với thể thức đá Cup, hóa ra cái quan trọng nhất không phải kĩ năng hay chiến thuật mà lại là quản trị tinh thần. Khi lâm vào tình thế hiểm nghèo, những suy nghĩ kiểu "mình đã từng gặp khó hơn thế này rồi, cuối cùng vẫn thoát nạn cơ mà" sẽ giúp toàn đội tự tin hơn qua đó gia tăng tính chiến đấu. Mỗi khi bị dẫn bàn, bọn nhỏ mặt tỉnh bơ, hò hét động viên nhau, ai ai cũng nghĩ rằng cứ đá rồi kiểu gì cuối cùng cũng sẽ có bàn gỡ.

Chính vì vậy, những trận đấu kiểu như thế này trước Porto là "cần thiết" đối với Arsenal. Ít nhất, nó giúp dàn cầu thủ trẻ hay chính đội ngũ Ban Huấn Luyện có được những kinh nghiệm quý báu.

Người ta dùng từ "DNA C1" để giải thích chuyện ông vua Champions League là Real Madrid cứ lật kèo hết lần này đến lần khác. Nhưng thực ra đơn giản thôi, họ vượt khó nhiều thành ra...quen, những cầu thủ như Toni Kroos hay Modric sẽ không bao giờ nao núng, bởi họ luôn có niềm tin và thậm chí còn tự biết cách để lách qua khe cửa hẹp.

Khi vô địch C1 năm 2019, Liverpool cũng từng "chết hụt" trước Barcelona. Con đường giành C1 năm 2023 của Manchester City trông thì có vẻ bằng phẳng khi lao băng băng đến đích, nhưng thứ họ đánh đổi là 3 lần liên tiếp lọt tới vòng bán kết, họ không "chết hụt" mà là...chết thật luôn cho cẩn thận. Rút kinh nghiệm rồi sửa sai hết lần này đến lần khác mới thành công.

Đến Lionel Messi để chạm tới giấc mơ World Cup cũng phải 2 lần vượt ải sút luân lưu - cho nên với một đội hình nhiều nhân tố trẻ như Arsenal thì phải đọ may rủi với Porto cũng là chuyện thường.

Ngoài ra, trong bóng đá hiện đại ngày nay, sút luân lưu cũng không hoàn toàn là chuyện may rủi nữa.

Những đội bóng có quy mô Ban Huấn Luyện lớn, áp dụng khoa học hiệu quả sẽ có ưu thế hơn trên chấm phạt đền. Chắc chắn ngay từ đầu, việc sút luân lưu đã nằm trong kế hoạch trận đấu của Arsenal, không phải là họ hướng đến việc phân định thắng thua trên chấm 11m - mà đơn giản là họ có đủ nhân sự, kĩ thuật, nguồn lực để quán xuyến tất cả mọi khả năng có thể xảy ra.

Ở 3 lượt sút đầu tiên, cả Odegaard, Kai Havertz và Saka đều sử dụng cách sút phạt đền không giống như bình thường họ vẫn đá. Đều là những bước chạy đà siêu nhỏ, dậm chân nhằm kéo dài thời gian lấy đà, nhưng một khi đã sút là đột ngột vọt đi rất nhanh - cách sút này khắc chế thẳng vào lối bắt penalty theo kiểu nhìn cách đặt chân trụ rồi đổ người của Diogo Costa.

Thậm chí ở lượt sút thứ ba, Saka đặt trụ cực kỳ lộ liễu, chân phải của anh đặt ở vị trí trên bóng, chắn luôn hướng sút sang phải, cũng tức là cầu thủ của Arsenal chỉ có thể sút sang phía bên trái - Nếu Diogo Costa quan sát được điều này 100% anh sẽ bay sang hướng đó, nhưng thủ môn của Porto đã đứng yên. Chỉ có một lời giải thích cho hành động này thôi, Saka đã vọt đi quá nhanh khiến Costa còn không kịp nhìn.

Không chỉ là phân tích, thu thập thông tin hỗ trợ các cầu thủ/thủ môn đưa ra lựa chọn sút/cản phá, với một Ban Huấn Luyện lớn, việc lên kế hoạch cũng tốt hơn, họ có thể thiết kế được những buổi tập có sút penalty mà vẫn đảm bảo cường độ, yếu tố tích lũy thể lực.

Những phân tích, những dữ liệu cung cấp cho cầu thủ sẽ có tác dụng nhiều hơn trên sân tập thay vì đưa vội vàng cho họ ngay giữa trận đấu. Cầu thủ sẽ có thời gian để chuẩn bị, tập luyện và đặc biệt là có những tư vấn, chỉ dẫn và chỉnh sửa thay vì phải học thuộc lòng rồi chẳng biết phải làm sao cho đúng và ưu việt nhất.

Trên tất cả, điều quan trọng nhất của tập luyện lại là củng cố sự tự tin. Ngày xưa đi học nếu đã ôn bài thì chắc hẳn vào phòng thi bạn sẽ đỡ lo âu hơn là chểnh mảng "tay không bắt giặc" đúng không? Các cầu thủ cũng vậy. Đôi khi, chỉ đơn giản là đã có tập trước penalty thôi thì việc phải bước vào đá luân lưu cũng bớt căng thẳng đi.

Tương tự như vậy, có tập trước cố định thì vào trận cũng tự tin hơn, có tập trước kiểm soát thì vào trận cảm giác bóng tốt hơn, penalty chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố của trận đấu. Ai cũng có 24 giờ cho 1 ngày như nhau, nhưng nhiều người hơn sẽ xử lý được nhiều đầu việc hơn.

Có thể sẽ có người chế giễu mình rằng "thắng dễ thì khen hay, thắng nhọc thì lại bảo là cần thiết", nhưng Johan Cruyff đã từng nói "trong mọi bất lợi luôn có thuận lợi" - mặt tiêu cực thì dễ thấy rồi đâu cần phải nói thêm, nhưng sẽ luôn có những mặt tích cực lẩn khuất đâu đó trong mọi vấn đề.

Re đi các tualo
4nuMmdT.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top