Omertà: Quy tắc im lặng khét tiếng của giới mafia - Kỳ 1

ThatThapLuc

Senior Member
Kỳ 1: Mở miệng là chết
Đối với các thành viên mafia, quy tắc mà họ sống chết đều phải tuân theo rất đơn giản và chỉ được tóm tắt bằng một từ duy nhất: Omertà. Quy tắc này là: Bất cứ ai dùng luật pháp để chống đồng bọn đều là kẻ ngu ngốc hoặc là kẻ hèn nhát. Ai không thể tự bảo vệ bản thân nếu không có sự bảo vệ của cảnh sát thì vừa ngu ngốc vừa hèn nhát.
Chú thích ảnh
Nhiều thế hệ tội phạm người Italy luôn tuân theo Omertà. Ảnh: allthatsinteresting
Quy tắc im lặng trước cơ quan thực thi pháp luật này tạo thành nền tảng hoạt động của các nhóm tội phạm có tổ chức ở miền Nam Italy và các chi nhánh. Theo quy tắc vững chắc như sắt đá này, các thành viên mafia bị nghiêm cấm tiết lộ thông tin chi tiết về thế giới tội phạm ngầm cho chính quyền, ngay cả khi họ phải vào tù hoặc chui đầu vào dây thòng lọng.
Trong suốt lịch sử đen tối và bí mật của giới mafia, không ai biết chính xác thời điểm và địa điểm mà quy tắc Omertà xuất hiện. Có thể quy tắc này xuất phát từ một hình thức phản kháng chống các vị vua Tây Ban Nha cai trị miền Nam Italy trong hơn hai thế kỷ.
Tuy nhiên, nhiều khả năng Omertà xuất hiện một cách tự nhiên khi các tổ chức tội phạm thời kỳ đầu bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đến đầu thế kỷ 19, Vương quốc Hai Sicilia sụp đổ. Trong tình trạng hỗn loạn sau đó, các nhóm cướp bắt đầu hoạt động như đội quân riêng cho những người có khả năng trả tiền. Đây là quá trình ra đời của mafia và là buổi bình minh của nền văn hóa tôn vinh giới này.
Sau khi miền Bắc và miền Nam Italy hợp nhất thành một vương quốc duy nhất vào những năm 1860, quốc gia tái sinh này đã xây dựng hệ thống tòa án và lực lượng cảnh sát mới. Khi các tổ chức này mở rộng về phía Nam, các gia tộc có tổ chức nhận thấy mình phải đối mặt với những đối thủ mới đầy quyền lực.
Đáp lại, uomini d'onore, tức là “những nhân vật danh dự”, đã áp dụng một nguyên tắc đơn giản, tàn bạo: trong bất kỳ trường hợp nào, không bao giờ cung cấp thông tin cho chính quyền về các hoạt động tội phạm dưới bất kỳ hình thức nào hoặc do bất kỳ ai thực hiện, kể cả kẻ thù truyền kiếp. Hình phạt cho việc vi phạm quy tắc này là tử hình, không có ngoại lệ.
Ngày nay, Omertà không chỉ đơn thuần là giữ kín miệng mà còn gồm một bộ quy tắc bất thành văn phức tạp, quy định về lòng trung thành và phục tùng mafia. Omertà tạo ra bầu không khí sợ hãi và hăm dọa, khiến những nỗ lực của cơ quan thực thi pháp luật nhằm thu thập bằng chứng hoặc thu thập lời khai của nhân chứng chống các tổ chức tội phạm này gần như vô ích.
Mafia ở Sicilia (Italy), còn được gọi là Cosa Nostra, được coi là “hiện thân tinh túy” của Omertà. Nhiều vụ án nổi tiếng cho thấy sức mạnh đáng sợ của quy tắc im lặng.
Gia tộc mafia Camorra ở vùng Campania có phiên bản Omertà riêng, được gọi là “omertà camorrista”. Một ví dụ về hậu quả xảy ra khi phá vỡ quy tắc này là vụ ám sát nhà báo Giancarlo Siani năm 1985. Nhà báo Siani đã vạch trần các hoạt động của gia tộc Camorra và đã phải trả giá đắt cho lòng dũng cảm. Ông bị sát hại dã man vì không chịu giữ im lặng.
Gia tộc 'Ndrangheta ở Calabria cũng nổi tiếng vì tuân thủ nghiêm ngặt Omertà. Trong những năm gần đây, 'Ndrangheta đã khét tiếng trên thế giới khi là một trong những tổ chức tội phạm quyền lực nhất. Một ví dụ rùng rợn là trường hợp của Lea Garofalo, một phụ nữ đã cố gắng trốn thoát khỏi 'Ndrangheta và trở thành người cung cấp thông tin. Thi thể của người này cuối cùng được tìm thấy trong một thùng chứa đầy axit. Vụ việc là bằng chứng kinh hoàng cho sự tàn nhẫn của tổ chức này trong việc thực thi Omertà.


Pause
Mute

Loaded: 7.95%


Remaining Time -9:55
Unibots.com
Chương trình bảo vệ nhân chứng của Italy hầu như không mấy thành công do Omertà. Theo báo cáo của Bộ Tư pháp Italy, từ năm 1987 đến 2019, chỉ có khoảng 30% nhân chứng trong chương trình có liên quan tới các vụ án của mafia. Nỗi sợ bị trả thù tiếp tục cản trở nỗ lực bảo vệ nhân chứng.
Italy luôn có tỷ lệ kết án thấp trong các vụ án liên quan đến mafia, phần lớn là do Omertà. Một nghiên cứu của Viện Thống kê Quốc gia Italy cho thấy, trung bình chỉ có 10% tội phạm liên quan đến mafia bị kết án. Hầu hết các vụ án đều kết thúc bằng trắng án hoặc bị bác bỏ do thiếu hợp tác của các nhân chứng.
Sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng của mafia vượt ra ngoài phạm vi tội phạm, lan sang cả các hoạt động kinh doanh hợp pháp và được duy trì nhờ Omertà. Các ước tính cho thấy mafia Italy đã tạo ra doanh thu hàng năm là 150 tỷ euro, tương đương khoảng 9% GDP của Italy. Quy tắc im lặng cho phép các tổ chức tội phạm này xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, như xây dựng, nông nghiệp và tài chính.
Vượt qua Omertà vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với chính quyền Italy, nhưng nước này đã có những nỗ lực nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của mafia đối với xã hội, với các sáng kiến như: liên tục tăng cường chương trình bảo vệ nhân chứng; chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức để khuyến khích người dân phá vỡ quy tắc im lặng và hợp tác với chính quyền; hợp tác với các quốc gia để chống cá hoạt động mafia xuyên quốc gia…
Dù vậy, Omertà vẫn bám sâu vào cơ cấu xã hội Italy, duy trì quyền lực và ảnh hưởng của các tổ chức tội phạm như Camorra và 'Ndrangheta. Các ví dụ và số liệu thống kê thực tế nhấn mạnh những thách thức mà cơ quan thực thi pháp luật phải đối mặt trong việc phá vỡ quy tắc im lặng này.
 
Truyện Bố Già có giải thích về sự ra đời của luật omerta mà
LBylpUs.png


Mafia nghĩa đen chỉ là nơi trú ẩn. Sau mới thành tên một hội kín bành trướng mạnh kêu gọi toàn dân đứng lên chống lại bọn thống trị mấy thế kỷ liền đè đầu cưỡi cổ dân Sicily. Suốt trong lịch sử loài người có vùng đất nào bị đô hộ tàn bạo bằng hòn đảo này? Khố rách cũng khổ mà có tiền của đất đai cũng không hơn! Sau này dân Sicily bị hết bọn đại điền chủ quý tộc bóc lột đến cấp lãnh đạo tôn giáo đè đầu cất không nổi. Để nắm đầu bọn nông dân, mục tử giới thống trị phải có cả một bộ máy Cảnh sát sẵn sàng thẳng tay đàn áp khủng bố. Dân Sicily căm thù lính đến đó... muốn mạt sát thật thậm tệ chỉ việc chửi "Mày là cớm" là mất mặt ghê gớm.

Vì bọn thống trị quá tàn bạo lại có uy quyền tuyệt đối nên dân Sicily dần dà có căm thù uất hận đến xương tuỷ cũng bảo nhau cố nén xuống, tập nhịn nhục cho quen. Bộc lộ làm gì để mất mạng? Lo giữ gìn đến nỗi không dám cất tiếng đe doạ một ai kia mà? Nhà nước, công quyền là kẻ thù nên có việc tranh chấp cần giải quyết với nhau họ đến nhờ hội kín Mafia.

Tổ chức Mafia củng cố uy quyền bằng luật omerta nghĩa là làm thinh, câm nín. Dân quê Sicily kín miệng đến nỗi người lạ hỏi đường cũng làm thinh. Trong nội bộ Mafia có tội nào đánh chết bằng tội mật báo Cảnh sát? Dù chỉ đi thưa lính, tố cáo một thằng vừa giết hụt mình hay vừa đánh đập mình có thương tích. Sau cùng luậtomerta trở thành một đạo sống của mọi giới. Chồng con bị giết con gái bị hãm hiếp, người đàn bà chính gốc Sicily chẳng bao giờ đi thưa lính, nhờ nhà nước giải quyết.

Vì nhà nước không có quyền đó. Phải là Mafia! Mãi sau này Mafia vẫn hành xử quyền đó, tới một mức độ nào. Ở địa hạt xã hội thì mỗi khi hoạn nạn người dân địa phương vẫn tìm đếnÔng Trùm, đói khổ hay thất nghiệp cũng chạy tớiÔng Trùm nhờ vả.
 
Ái chà chà
Đang đọc truyện ông trùm cuối cùng của Mario Puzo có nhắc về luật im lặng này . Nếu bị bắt , chỉ cần hé mồm với cảnh sát là chưa đến lượt bọn Mafia xử mà anh em con cháu trong nhà xử trước rồi .

via theNEXTvoz for iPad
 
Có éo gì đâu dân xã hội thâm ở mọi quốc gia hay vùng miền thì cái nó ghét nhất là những thành phần zíc zoác chỉ điểm
 
Được thì được , nhưng tôi chưa thấy thằng nào làm được
Thằng Hải Banh cũng cộm cán lắm , nhưng bị túm nó khai sạch về anh Năm Orange

via theNEXTvoz for iPad

Hải bánh/Orange mới là đại diện cho giang hồ thứ thiệt, mới là bộ mặt thật của TG ngầm (lừa đảo, phản trắc, lật lọng...)
Còn anh hùng mã thượng, tình nghĩa ae, omerta gì đó.... chỉ là một câu khẩu hiệu, một thứ công cụ lùa gà ko hơn
TdDbuzl.png
 
ở Việt Nam áp dụng được không các fen :doubt:
Chống làm sao được vì làm éo gì có quyền giữ im lặng chờ luật sư tới với camera, ghi âm khi hỏi cung. Như khi xưa xhđ hongkong nó làm loạn là thế nhưng từ khi trả về chính quyền đại lục nó xiết chặt lại luôn
 
Back
Top