thắc mắc Ổn áp cách ly, biến áp cách ly ngoài chống giật ra, có đủ khả năng chống sét lan truyền không

phanxonglua

Senior Member
Nhà mình dưới quê, từ ngày có điện lưới đến giờ bị dính sét lan truyền mấy lần rồi, lần nào cũng bị thiệt hại không ít thì nhiều.
  • Lần đầu là năm 2005, thiệt hại là toi một em TV Sony CRT 21 inch mới mua được gần 1 năm, sửa xong cũng tốn cả mớ.
  • Lần thứ 2 là năm 2009, thiệt hại là toi: 1 em Panasonic LCD 37 inch, 1 modem, 1 đầu MyTV, 1 ổn áp 5KVA, cơ số bóng đèn compact. Tổng thiệt hại cũng đi vài củ để sửa chữa, thay thế.
  • Lần thứ 3 là năm 2014, mặc dù rút kinh nghiệm 2 lần trước, là mình dặn các cụ là cái gì dùng xong rút, ngắt được AT thì làm luôn sau khi sử dụng, nhưng vẫn bị thiệt hại nhưng ít hơn do chỉ toi mấy bóng đèn LED, cháy bo điều khiển của ổn áp.
  • Lần thứ 4, là ngay đầu tháng 6 năm nay, do các cụ quên không rút điện 1/2 TV, ngắt AT 1/3 cái điều hòa nên thiệt hại là hỏng TV (may chỉ toi adapter), hỏng điều hòa (cũng may là chỉ đứt cầu chì), cháy bo điều khiển ổn áp, 5 bóng đèn LED.
Với tình trạng hay dính sét lan truyền như vậy nên mình tính bỏ ổn áp tự ngẫu để chuyển sang ổn áp cách ly, biết là nó an toàn điện do chống giật khá tốt rồi, giờ chỉ còn lăn tăn một vấn đề là nó có khả năng chống sét lan truyền tốt không.
Anh em nào đã nghiên cứu, học qua có thể giải đáp hộ mình về khả năng chống sét lan truyền của ổn áp cách ly ?

Gửi từ Samsung SM-N975F bằng vozFApp
 
Cái này chỉ cần kiến thức phổ thông là đủ. Biến áp cách ly chỉ khác biến áp tự ngẫu là nó cách ly giữa 2 cuộn dây sơ cấp & thứ cấp về mặt điện, tức là ko có kết nối về mặt điện vật lý giữa 2 cuộn.
Biến áp nói chung thì dòng điện bên thứ cấp đc sinh ra từ cảm ứng từ trường, hiệu điện thế phụ thuộc vô tỉ lệ số vòng dây giữa 2 cuộn. Do đó khi có sét thì sẽ có hiệu điện thế cực lớn đi vô cuộn sơ, từ đó cuộn thứ cũng sinh ra điện thế cao tương ứng theo => vẫn cháy thiết bị như thường.
 
Cái này chỉ cần kiến thức phổ thông là đủ. Biến áp cách ly chỉ khác biến áp tự ngẫu là nó cách ly giữa 2 cuộn dây sơ cấp & thứ cấp về mặt điện, tức là ko có kết nối về mặt điện vật lý giữa 2 cuộn.
Biến áp nói chung thì dòng điện bên thứ cấp đc sinh ra từ cảm ứng từ trường, hiệu điện thế phụ thuộc vô tỉ lệ số vòng dây giữa 2 cuộn. Do đó khi có sét thì sẽ có hiệu điện thế cực lớn đi vô cuộn sơ, từ đó cuộn thứ cũng sinh ra điện thế cao tương ứng theo => vẫn cháy thiết bị như thường.
vậy còn biến áp tự ngẫu là nó quấn dây sơ cấp và thứ cấp chung vào 1 lõi luôn đúng không bác nhỉ,hic
hèn gì thấy mấy cái cục chuyển đội điện 110v cho đồ nội địa toàn thấy dùng biến áp loại tự ngẫu này
 
Khu vực nhà bạn như vậy là thuộc khu vực địa lý dễ có sét xảy ra. Cách giải quyết triệt để, 1 lần và mãi mãi: làm 1 hệ thống chống sét lan truyền cho gia đình, giá tầm 20 tr, hết.
 
Không chống đc, nếu học điện thì lắp chống sét lan truyền với thi công cọc tiếp địa hỗ trợ. Chống sét lan truyền mua thiết bị schneider ấy, chơi cả cắt sét 42kv với 15kv nối tiếp luôn. Yêu cầu là bác phải thi công cọc tiếp địa tốt để dẫn sét xuống đất. Kiếm đồ án thi công cọc tiếp địa tính toán số cọc mà chôn. Mua thêm hoá chất để giảm số cọc
 
Đúng rồi chống sét là bài toán đau đầu về chi phí, mặt bằng thi công với những người ở trong vùng có sét. Ngoài tiền ra thì phải có nơi để làm tiếp địa nữa nên rất tốn kém nhiêu khê.
Giá thành bộ chống sét cho cả gia đình từ vài chục đến cả trăm triệu đồng tùy vị trí, địa lý cũng như mức độ chống sét ở mức độ nào.
Nói tóm lại rất tốn kém nếu không muốn tốn kém thì khi có sấm chớp thì mau chóng ngắt hết nguồn điện trong gia đình lại cho an toàn chờ hết giông bão mới đóng lại điện thôi.
 
Chống sét rất đau đầu và đau túi tiền. Tránh sét thì lại đơn giản hơn nhiều, chỉ cần nâng điện trở cho lưới điện của nhà là được.
Theo thứ tự: thu lôi, cắt lọc sét sơ cấp, cắt lọc sét thứ cấp, rơ le quá áp (quá tải), tụ xung điện tử. Hộ gia đình chỉ cần đầu tư từ cắt lọc sét thứ cấp trở xuống, cùng lắm là 5 hộ đứng cuối về điện trở sẽ đủ để triệt tiêu xung sét rồi. Với ý nghĩa này thì không cần đầu tư thiết bị quá mắc tiền.
 
ELCB ( AT chống dò) có chống sét được không nhỉ. Thấy mấy bác trên voz nói khi sét đánh thì ELCB cũng nhảy. Nhà m cũng dùng loại ELCB nhật 15ma, chả thấy nhảy khi sét đánh bao giờ kể cả có hôm sét đánh ầm trời nguyên đêm. với cả m thấy ELCB nhảy do sét cũng hơi vô lý.

à, nhà m có dg dây kéo cho phao điện téc nước tầng thượng. Téc nước cũng để gần cột thu lôi, m thấy khá nguy hiểm nếu sét đánh vào cột thu lôi sẽ ăn vào đường điện vào nhà. HIện tại cũng chưa nghĩ ra cách nào xử lý vụ này. Bác nào rành có cao kiến gì ko.?
 
Voz đủ thành phần có phải khi đăng ký phải nộp cái chứng chỉ, bằng cấp đâu mà tin tưởng thế hả fan. Lên đây mà xin tư vấn hay gì đó thì phải đọc kỹ và tham khảo thôi, tiếp thụ được bao nhiêu thì tiếp thụ còn không thì nghe thôi chứ tin làm theo có ngày tan hoang.
 
Không chống đc, nếu học điện thì lắp chống sét lan truyền với thi công cọc tiếp địa hỗ trợ. Chống sét lan truyền mua thiết bị schneider ấy, chơi cả cắt sét 42kv với 15kv nối tiếp luôn. Yêu cầu là bác phải thi công cọc tiếp địa tốt để dẫn sét xuống đất. Kiếm đồ án thi công cọc tiếp địa tính toán số cọc mà chôn. Mua thêm hoá chất để giảm số cọc
Mắc nối tiếp là sao? Có sơ đồ ko bác ơi? Mong bác hoặc ai biết thông não dùm em. Cảm ơn!
 
Screenshot_20220430-201742_Samsung Notes.jpg

Kiểu như này, 2 cái chống sét lắp nối tiếp, dòng trên 45kA thì thiết bị 01 cắt, dòng bé 15kv thì thiết bị 02 cắt
 
Chống set quan trọng nhất là tiếp địa, nôm na là thoát sét. Sét đánh xuống thì phải nhanh chóng giải phóng cái sét nó đi ra khỏi đường điện của nhà trước khi nó phá tan toàn bộ.
Chính cái thoát set đó nên mới cần hệ thống tiếp địa thật tốt, đủ tiêu chuẩn thoát set nên lắp đặt rất phức tạp và chi phí cao.
Khi có thoát sét tốt rồi thì mới gắn các thiết bị chống sét được còn không có thiết bị thoát sét mà gắn cũng vô dụng do không thoát được sét nó đánh tan tành các thiết bị trong gia đình bạn.
Thử tưởng tượng sét là cơn hắt xì hơi, thoát sét chính là há mồm để xì hơi khó chịu trong cơ thể, hắt xì một cái thì mọi thức tốt đẹp còn nín nhịn không há được mồm thì có thể vỡ một số cơ quan trong cơ thể bạn.
 
Chống set quan trọng nhất là tiếp địa, nôm na là thoát sét. Sét đánh xuống thì phải nhanh chóng giải phóng cái sét nó đi ra khỏi đường điện của nhà trước khi nó phá tan toàn bộ.
Chính cái thoát set đó nên mới cần hệ thống tiếp địa thật tốt, đủ tiêu chuẩn thoát set nên lắp đặt rất phức tạp và chi phí cao.
Khi có thoát sét tốt rồi thì mới gắn các thiết bị chống sét được còn không có thiết bị thoát sét mà gắn cũng vô dụng do không thoát được sét nó đánh tan tành các thiết bị trong gia đình bạn.
Thử tưởng tượng sét là cơn hắt xì hơi, thoát sét chính là há mồm để xì hơi khó chịu trong cơ thể, hắt xì một cái thì mọi thức tốt đẹp còn nín nhịn không há được mồm thì có thể vỡ một số cơ quan trong cơ thể bạn.
Cái đó ngta gọi là thu sét.
Còn chống sét lan truyền là 1 phần nhỏ khác nữa
 
Cái đó ngta gọi là thu sét.
Còn chống sét lan truyền là 1 phần nhỏ khác nữa
Sét cường độ cao thì vẫn phải dùng tiếp địa thoát sét, khi đủ nhỏ mới giải quyết theo kiểu SPD để chuyển năng lượng sét thành nhiệt.
 
Ko hiểu sao trc nhà mình bị như vầy: sét đánh xuống gần nhà, ko trúng trực tiếp nhà nhưng vài bóng đèn bị cháy, các tbi khác ko sao. này chắc do từ trường sét làm cháy chứ ko phải dòng điện.
 
Cục màu đen chắc là cuộn cảm lọc nhiễu, sóng hài. Mà tủ lên chắc ông nào tự làm cho gia đình, nói chung để đầu tư chống sét lan truyền, thì phải 7 củ bao gồm thu công bãi tiếp địa + tủ. Bộ trên toàn hàng rẻ thôi.
 
Back
Top