đánh giá Peru – Hồi ức Nam Mỹ

mienphebinh

Member
Peru – Hồi ức Nam Mỹ

P1 : Đôi nét về cuộc sống ở nơi cách xa nửa vòng trái đất

Tuy đã rời Peru và trở lại Việt Nam sinh sống và làm việc, nhưng những kỉ niệm về cuộc sống nơi xứ người cách xa đến tận nửa vòng trái đất, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, hòa mình vào nền văn hóa mới, những chuyến du lịch vẫn còn như thường trực trong đầu. Mỗi một chuyến đi là một câu chuyện, dù hay dù dở vẫn là những gì thực tế mà ta đã trải qua. Mình viết lại câu chuyện này, vừa là để kể lại những trải nghiệm của bản thân để có thể lưu giữ lại chút kỉ niệm , vừa là chia sẻ, một chút tư liệu để bạn nào có hứng thú tìm hiểu văn hóa , du lịch hoặc sinh sống và làm việc ở Peru có thể tham khảo.

1. Đôi nét về Peru
Peru là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brazil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Peru là Thái Bình Dương.​
  • Ngôn ngữ : ở Peru và hầu hết các quốc gia Nam Mỹ khác đều có ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha ( trừ Brazil ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha), ngoài ra ở một số vùng dân tộc hoặc vùng núi sẽ nói thêm tiếng địa phương (Quechua – như một số dân tộc Chăm, Thái ở VN vậy Refer)
  • Tiền tệ : Đơn vị tiền tệ chính ở đây là đồng Soles ( 1 soles hiện tại bằng khoảng 6k3 VNĐ) , ở đây phát hành 2 loại :
+ Tiền xu : Nhỏ nhất là đồng 10 cent (100 cent = 1 soles), lớn nhất là đồng 5 soles​
+ Tiền giấy (loại giấy thường chứ không phải polime) : nhỏ nhất là tờ 10 soles, lớn nhất là tờ 200 soles​
2. Hành trình đến Peru
Không giống các quốc gia Ecuador, Panama hay Haiti ở Châu Mỹ miễn visa cho người Việt khi đến, muốn nhập cảnh ở Peru, bạn phải xin cấp phép visa ở đại sứ quán trước khi bay.​
+ Địa chỉ : Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.​
+ Có 2 loại visa là visa du lịch hoặc làm việc ( phải có thư mời làm việc ) ,điền vào mẫu đơn và làm hồ sơ xét duyệt thủ tục xong, bạn qua nộp tiền phí ( cái này hình như 40 $, nộp qua Vietcombank, tuy nhiên bên vietcom không nhận nộp thẳng tiền việt, mình phải qua hiệu vàng đổi tiền đô qua nộp, khá là mất thời gian)​
  • Để bay đến Peru các bạn phải bay qua Châu Âu ( Pháp / Hà Lan) trước, rồi mới từ Châu Âu bay qua Châu Mỹ ( chứ không có chuyến bay nào bay thẳng vòng qua biển từ Châu Á sang Châu Mỹ ^^ ), mỗi chuyến bay thường kéo dài 12 tiếng, thời gian transit sẽ tùy vào chuyến bay, nhiều khi khai thác đường bay qua Việt Nam => Thái / Sing => Pháp / Hà Lan thì sẽ mất thêm thời gian transit, thường là tổng hết khoảng 2 ngày bay + chờ, và giá vé dao động khoảng 3k$ cho 1 chuyến bay khứ hồi.
1.jpg
Sân bay Paris-Charles de Gaulle của Pháp​
2.jpg
IMG_20200118_004350.jpg

Suất cơm gà và đường bay ( mình chụp khi đã gần được nửa đường), đồ ăn từ VN sang Pháp thì khá ngon và dễ ăn vì cung cấp bởi VN airline, còn đồ ăn của Pháp thì khác biệt hoàn toàn :byebye:

3. Cuộc sống ban đầu ở Lima – thủ đô của Peru
  • Lima là thủ đô, thành phố lớn nhất của Peru đồng thời là thủ phủ của tỉnh Lima, dân cư tập trung ở đây là đông nhất, chiếm 2/3 tổng số dân của cả nước. Ngoài người bản địa Peru thì bạn có thể bắt gặp rất nhiều người Venezuela (dân Vene sang đây di cư rất đông do tình hình chính trị, kinh tế bất ổn ở trong nước), hoặc người Trung Quốc ( dân Trung Quốc bên này cũng khá đông, có đủ cả phố tàu, chợ tàu, công viên…, và hầu hết người Châu Á sẽ bị gọi chung là Chino)
  • Khí hậu : Ở bên này khí hậu ôn hòa và ổn định, chỉ có 2 mùa là mùa hè ( thường kéo dài từ tháng 11 -> tháng 4), ban ngày nóng nhưng do gần biển và nhiều cây cối nên có gió thổi mát mẻ, ban đêm hơi se lạnh. Vào mùa đông thời tiết sẽ lạnh hơn nhưng chỉ như thời tiết đầu đông HN, không phải lạnh đến mức mặc áo rét đại hàn ^^, nói chung thời tiết khá là ổn định, không khí sạch và thường không bị ốm vặt. Ngoài ra ở Lima thì quanh năm hầu như không có mưa to, thỉnh thoảng có những trận mưa nhỏ nhưng không kéo dài dai dẳng.
  • Hạ tầng, phương tiện đi lại : Ở đây đất rộng, mật độ dân số thấp hơn ở Hà Nội rất nhiều nên nhà dân thường xây rộng rãi, có vườn riêng. Tuy nhiên ở đây thỉnh thoảng sẽ có những trận động đất ( cái này xảy ra nhiều lắm, nhưng ở mãi thì cũng quen =]] ) nên nhà cửa xây không cao, thường chỉ khoảng 2 tầng với nhà dân. Nhà cửa thì do chính phủ tính thuế hoàn thiện nên nhiều nhà dân lách luật sẽ không trát, không sơn để giảm bớt thuế cho phần này, nhìn rất lôm côm, bừa phứa, ngoài ra khi ra ngoài xa, bạn có thể gặp những nhà dân nghèo xây bằng đất sét, sự phân hóa giàu nghèo thể hiện rất rõ rệt (có cả bức tường phân chia giàu nghèo do chính quyền xây dựng lên)
+ Về phương tiện đi lại thì ở Lima chủ yếu là taxi, hoặc xe bus, bạn có thể bắt taxi dù hoặc qua 1 số app gọi xe như Uber, DiDi, InDriver… đường phố rộng nên đi lại khá thoáng, tuy nhiên đến giờ cao điểm thì vẫn tắc đường như thường thôi ( ở đâu cũng vậy). Ô tô ở đây không bị đánh thuế nên giá rẻ hơn ở VN rất nhiều, đường xá trong thành phố cũng rộng rãi, thuận tiện nên dân đi lại bằng ô tô trong thành phố là chủ yếu, trên đường luôn có gờ giảm tốc để hạn chế ô tô chạy tốc độ cao, chính vì vậy ngồi taxi nhiều khi khá xóc. Ở đây có đường chạy riêng dành cho xe đạp nên cũng thấy khá nhiều xe đạp địa hình trên đường phố, ngoài ra thì vẫn có xe máy đi nhưng rất ít, chủ yếu là phân khối lớn, và cũng thường chỉ giành cho shipper đi giao hang, giao đồ ăn mà thôi.​
  • Con người : Về ngoại hình thì dân bản địa ở đây da ngăm đen và không quá cao, người cũng chỉ thường khoảng 1m6 -> 1m7 như Việt Nam, tuy nhiên người đậm hơn và có thể gặp nhiều người trông quá khổ ( có vẻ béo phì do ăn nhiều + ít vận động nhất là trong mùa dịch). Con người ở đây theo mình đánh giá là thân thiện, hòa đồng , nói chuyện vui vẻ, thoải mái
  • Đồ ăn + Dịch vụ : Về dịch vụ ăn uống thì ở đây không nhộn nhịp và nhiều được như ở Việt Nam, hàng ăn sáng thường mở rất muộn ( khoảng 8 – 9h sáng) , không có hàng quán bày bán vỉa hè, lề đường như ở VN (cái này nhìn đỡ lộn xộn hơn). Về thực phẩm sinh hoạt hang ngày thì bạn có thể qua chợ để mua, hoặc qua một số siêu thị lớn (Plazavea – tương tự như Big C ) để mua thịt, nước uống… thực phẩm cũng khá rẻ (thịt bò, gà, khoai lang, bơ), không chênh với VN quá nhiều trừ những thực phẩm nhập khẩu, rau thì có lẽ đắt hơn nhiều và dân ở đây cũng không thích ăn rau hang ngày , thường họ chỉ ăn salad bao gồm xà lách, cà chua, bơ và nước sốt, đồ ăn cũng mặn hơn so với khẩu vị của người mình (ăn bít tết nhiều bạn sẽ cảm thấy khá mặn). Nếu bạn không thích nấu ăn thì có thể ra ngoài nhà hang ăn, có một số quán Nhật Hàn, Việt ( giá cả sẽ đắt hơn, đâu đó từ 40 soles => 70 soles / lần ) ngoài ra bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một quán ăn Trung Quốc ở trên đường phố với giá cả phải chăng hơn.
+ Đi siêu thị, mua sắm chủ yếu thanh toán bằng thẻ Visa và rất tiện lợi ( ở đây rất phát triển thanh toán visa, dân thường không hay cầm tiền mặt theo)​
+ Về mua thực phẩm thì bạn có thể qua siêu thị ( gần nhà mình ở là cái Plazavea), còn mua sắm đồ dùng cá nhân, quần áo… thì có thể qua trung tâm thương mại lớn ( cách nhà mình khoảng 5km có 1 cái trung tâm thương mại to bự chảng)​
+ Hoa quả thì ở đây cũng khá đa dạng, đặc biệt hoa quả bên này nhiều loại to đột biến và rẻ như xoài, dưa hấu, lựu, bơ, táo, chuối... bạn có thể tìm lựu đỏ Peru ở VN . Cherry nhập về đúng mùa thì chắc chỉ 20, 30 soles / cân, ăn chán thì thôi ( ở VN đắt lòi ). Một số loại rau củ nhập thì đắt hơn (dưa chuột 5 soles / trái), giá đào siêu thị cũng khá đắt, mặc dù ở đây trồng được, hoa quả khá là đa dạng.​
+ Bổ sung thêm chút về cafe vì mình là người thích cafe, Peru cũng nằm trong top 10 nước xuất khẩu cafe lớn nhất thế giới. Cafe ở đây khá phổ biến, không thêm chất phụ gia khi rang xay nên giữ nguyên vị, đặc biệt một số vùng như Pueto mandonado hoàn toàn là cafe organic.​
+ Về đồ điện tử (điện thoại, máy tính, cáp sạc....) thì giá thường đắt hơn nhiều so với VN, có lẽ là vì phải nhập khẩu những đồ này.​
  • Về An Ninh
+ Ở thu đô Lima khá là phức tạp (do tập trung đông dân khắp nơi đổ về) và không an toàn ở một số quận xa, nếu có ra đường thì không nên khoe khoang điện thoại ở ngoài đường, có thể xảy ra trộm cắp manh động như trong Sài Gòn.​
+ Ở đây cảnh sát sẽ thường đi tuần bằng xe đạp hoặc ô tô, đi lại khá thường xuyên chứ không giống như mấy ông CA phường ở VN ngồi uống chè đợi báo án, tuy nhiên tình hình phức tạp nên bạn vẫn nên cẩn thận khi đi đường vắng hoặc một mình.​
Thật ra mình ăn uống cũng dễ nên lúc đầu không có vấn đề gì lớn với đồ ăn lắm, nhưng dù sao thì vẫn hợp đồ ăn châu á hơn. Bản địa bên này thì lại rất thích vào quán chifa (quán ăn trung quốc) ăn, vì có lẽ đa dạng món và suất ăn cũng đầy đặn vì họ ăn khỏe lắm. Về đi lại không biết thì cứ taxi mà đi cho an toàn, tiện lợi. Tạm kết phần 1 ở đây, mình sẽ viết tiếp về một số điểm vui chơi, du lịch ở gần Lima ở phần sau.
Một số ảnh đường phố Peru
5.jpg
6.jpg
7.jpg
9.jpg
13.jpg
14.jpg
Ceviche - món gói cá nổi tiếng ở Peru​

11.jpg

P2 : Một số điểm ăn chơi, khám phá, mua sắm quanh Lima
P3 : Mặt nguy hiểm ở quốc gia Nam Mỹ
P4 : Arequipa - thành phố trắng nơi miền Nam
 
Last edited:
Peru – Hồi ức Nam Mỹ

P1 : Đôi nét về cuộc sống ở nơi cách xa nửa vòng trái đất



1. Đôi nét về Peru
Peru là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brazil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Peru là Thái Bình Dương.​
  • Ngôn ngữ : ở Peru và hầu hết các quốc gia Nam Mỹ khác đều có ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha ( trừ Brazil ngôn ngữ chính là tiếng Bồ Đào Nha), ngoài ra ở một số vùng dân tộc hoặc vùng núi sẽ nói thêm tiếng địa phương (Quechoa – như một số dân tộc Chăm, Thái ở VN vậy)
  • Tiền tệ : Đơn vị tiền tệ chính ở đây là đồng Soles ( 1 soles hiện tại bằng khoảng 6k3 VNĐ) , ở đây phát hành 2 loại :
+ Tiền xu : Nhỏ nhất là đồng 10 cent (100 cent = 1 soles), lớn nhất là đồng 5 soles​
+ Tiền giấy (loại giấy thường chứ không phải polime) : nhỏ nhất là tờ 10 soles, lớn nhất là tờ 200 soles​
2. Hành trình đến Peru
Không giống các quốc gia Ecuador, Panama hay Haiti ở Châu Mỹ miễn visa cho người Việt khi đến, muốn nhập cảnh ở Peru, bạn phải xin cấp phép visa ở đại sứ quán trước khi bay.​
+ Địa chỉ : Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.​
+ Có 2 loại visa là visa du lịch hoặc làm việc ( phải có thư mời làm việc ) ,điền vào mẫu đơn và làm hồ sơ xét duyệt thủ tục xong, bạn qua nộp tiền phí ( cái này hình như 40 $, nộp qua Vietcombank, tuy nhiên bên vietcom không nhận nộp thẳng tiền việt, mình phải qua hiệu vàng đổi tiền đô qua nộp, khá là mất thời gian)​
  • Để bay đến Peru các bạn phải bay qua Châu Âu ( Pháp / Hà Lan) trước, rồi mới từ Châu Âu bay qua Châu Mỹ ( chứ không có chuyến bay nào bay thẳng vòng qua biển từ Châu Á sang Châu Mỹ ^^ ), mỗi chuyến bay thường kéo dài 12 tiếng, thời gian transit sẽ tùy vào chuyến bay, nhiều khi khai thác đường bay qua Việt Nam => Thái / Sing => Pháp / Hà Lan thì sẽ mất thêm thời gian transit, thường là tổng hết khoảng 2 ngày bay + chờ, và giá vé dao động khoảng 3k$ cho 1 chuyến bay khứ hồi.
Sân bay Paris-Charles de Gaulle của Pháp​

Suất cơm gà và đường bay ( mình chụp khi đã gần được nửa đường), đồ ăn từ VN sang Pháp thì khá ngon và dễ ăn vì cung cấp bởi VN airline, còn đồ ăn của Pháp thì khác biệt hoàn toàn :byebye:

3. Cuộc sống ban đầu ở Lima – thủ đô của Peru
  • Lima là thủ đô, thành phố lớn nhất của Peru đồng thời là thủ phủ của tỉnh Lima, dân cư tập trung ở đây là đông nhất, chiếm 2/3 tổng số dân của cả nước. Ngoài người bản địa Peru thì bạn có thể bắt gặp rất nhiều người Venezuela (dân Vene sang đây di cư rất đông do tình hình chính trị, kinh tế bất ổn ở trong nước), hoặc người Trung Quốc ( dân Trung Quốc bên này cũng khá đông, có đủ cả phố tàu, chợ tàu, công viên…, và hầu hết người Châu Á sẽ bị gọi chung là Chino)
  • Khí hậu : Ở bên này khí hậu ôn hòa và ổn định, chỉ có 2 mùa là mùa hè ( thường kéo dài từ tháng 11 -> tháng 4), ban ngày nóng nhưng do gần biển và nhiều cây cối nên có gió thổi mát mẻ, ban đêm hơi se lạnh. Vào mùa đông thời tiết sẽ lạnh hơn nhưng chỉ như thời tiết đầu đông HN, không phải lạnh đến mức mặc áo rét đại hàn ^^, nói chung thời tiết khá là ổn định, không khí sạch và thường không bị ốm vặt. Ngoài ra ở Lima thì quanh năm hầu như không có mưa to, thỉnh thoảng có những trận mưa nhỏ nhưng không kéo dài dai dẳng.
  • Hạ tầng, phương tiện đi lại : Ở đây đất rộng, mật độ dân số thấp hơn ở Hà Nội rất nhiều nên nhà dân thường xây rộng rãi, có vườn riêng. Tuy nhiên ở đây thỉnh thoảng sẽ có những trận động đất ( cái này xảy ra nhiều lắm, nhưng ở mãi thì cũng quen =]] ) nên nhà cửa xây không cao, thường chỉ khoảng 2 tầng với nhà dân. Nhà cửa thì do chính phủ tính thuế hoàn thiện nên nhiều nhà dân lách luật sẽ không trát, không sơn để giảm bớt thuế cho phần này, nhìn rất lôm côm, bừa phứa, ngoài ra khi ra ngoài xa, bạn có thể gặp những nhà dân nghèo xây bằng đất sét, sự phân hóa giàu nghèo thể hiện rất rõ rệt (có cả bức tường phân chia giàu nghèo do chính quyền xây dựng lên)
+ Về phương tiện đi lại thì ở Lima chủ yếu là taxi, hoặc xe bus, bạn có thể bắt taxi dù hoặc qua 1 số app gọi xe như Uber, DiDi, InDriver… đường phố rộng nên đi lại khá thoáng, tuy nhiên đến giờ cao điểm thì vẫn tắc đường như thường thôi ( ở đâu cũng vậy). Ở đây có đường chạy riêng dành cho xe đạp nên cũng thấy khá nhiều xe đạp địa hình trên đường phố, ngoài ra thì vẫn có xe máy đi nhưng rất ít, chủ yếu là phân khối lớn, và cũng thường chỉ giành cho shipper đi giao hang, giao đồ ăn mà thôi.​
  • Con người : Về ngoại hình thì dân bản địa ở đây da ngăm đen và không quá cao, người cũng chỉ thường khoảng 1m6 -> 1m7 như Việt Nam, tuy nhiên người đậm hơn và có thể gặp nhiều người trông quá khổ ( có vẻ béo phì do ăn nhiều + ít vận động nhất là trong mùa dịch). Con người ở đây theo mình đánh giá là thân thiện, hòa đồng , nói chuyện vui vẻ, thoải mái
  • Đồ ăn + Dịch vụ : Về dịch vụ ăn uống thì ở đây không nhộn nhịp và nhiều được như ở Việt Nam, hàng ăn sáng thường mở rất muộn ( khoảng 8 – 9h sáng) , không có hàng quán bày bán vỉa hè, lề đường như ở VN (cái này nhìn đỡ lộn xộn hơn). Về thực phẩm sinh hoạt hang ngày thì bạn có thể qua chợ để mua, hoặc qua một số siêu thị lớn (Plazavea – tương tự như Big C ) để mua thịt, nước uống… thực phẩm cũng khá rẻ (thịt bò, gà, khoai lang, bơ), không chênh với VN quá nhiều trừ những thực phẩm nhập khẩu, rau thì có lẽ đắt hơn nhiều và dân ở đây cũng không thích ăn rau hang ngày , thường họ chỉ ăn salad bao gồm xà lách, cà chua, bơ và nước sốt, đồ ăn cũng mặn hơn so với khẩu vị của người mình (ăn bít tết nhiều bạn sẽ cảm thấy khá mặn). Nếu bạn không thích nấu ăn thì có thể ra ngoài nhà hang ăn, có một số quán Nhật Hàn, Việt ( giá cả sẽ đắt hơn, đâu đó từ 40 soles => 70 soles / lần ) ngoài ra bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một quán ăn Trung Quốc ở trên đường phố với giá cả phải chăng hơn.
+ Đi siêu thị, mua sắm chủ yếu thanh toán bằng thẻ Visa và rất tiện lợi ( ở đây rất phát triển thanh toán visa, dân thường không hay cầm tiền mặt theo)​
+ Về mua thực phẩm thì bạn có thể qua siêu thị ( gần nhà mình ở là cái Plazavea), còn mua sắm đồ dùng cá nhân, quần áo… thì có thể qua trung tâm thương mại lớn ( cách nhà mình khoảng 5km có 1 cái trung tâm thương mại to bự chảng)​
  • Về An Ninh
+ Ở thu đô Lima khá là phức tạp (do tập trung đông dân khắp nơi đổ về) và không an toàn ở một số quận xa, nếu có ra đường thì không nên khoe khoang điện thoại ở ngoài đường, có thể xảy ra trộm cắp manh động như trong Sài Gòn.​
+ Ở đây cảnh sát sẽ thường đi tuần bằng xe đạp hoặc ô tô, đi lại khá thường xuyên chứ không giống như mấy ông CA phường ở VN ngồi uống chè đợi báo án, tuy nhiên tình hình phức tạp nên bạn vẫn nên cẩn thận khi đi đường vắng hoặc một mình.​
Thật ra mình ăn uống cũng dễ nên lúc đầu không có vấn đề gì lớn với đồ ăn lắm, nhưng dù sao thì vẫn hợp đồ ăn châu á hơn. Bản địa bên này thì lại rất thích vào quán chifa (quán ăn trung quốc) ăn, vì có lẽ đa dạng món và suất ăn cũng đầy đặn vì họ ăn khỏe lắm. Về đi lại không biết thì cứ taxi mà đi cho an toàn, tiện lợi. Tạm kết phần 1 ở đây, mình sẽ viết tiếp về một số điểm vui chơi, du lịch ở gần Lima ở phần sau.
Một số ảnh đường phố Peru
Ceviche - món gói cá nổi tiếng ở Peru​

Thớt chất lượng :sweet_kiss:
 
Back
Top