[PHẦN LAN] Pin cát lớn nhất thế giới giúp giảm phát thải carbon

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Khi hoàn thiện, ước tính pin cát có thể giúp giảm gần 70% lượng phát thải carbon dioxit hằng năm của đô thị.

1710226658526.png

Pin cát tại nhà máy điện Vatajankoski ở thị trấn Kankaanpää, Phần Lan - Ảnh: Polar Night Energy

Đô thị Pornainen, Phần Lan sẽ sớm sở hữu pin cát - lưu trữ nhiệt năng trong cát - với hy vọng tăng khả năng lưu trữ năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu sưởi quanh năm, giúp cắt giảm lượng khí thải carbon.

Công ty khởi nghiệp Polar Night Energy đã thiết kế pin cát và dự kiến sẽ lắp đặt loại pin này trong vòng 13 tháng tới tại Pornainen, theo trang IFLScience ngày 11-3.

Khi hoàn thiện, Polar Night Energy ước tính pin cát có thể giúp giảm gần 70% lượng phát thải carbon dioxit hằng năm của đô thị, chủ yếu là do dự đoán pin cát sẽ giúp bỏ hoàn toàn việc sử dụng dầu và giảm khoảng 60% việc đốt củi.

Pin cát bao gồm một trụ tròn cao 13m, rộng 15m chứa đầy đá xà phòng nghiền (soapstone) - dẫn nhiệt tốt hơn cát thông thường - và các ống truyền nhiệt.

Khi lượng điện sản xuất từ năng lượng gió và Mặt trời dư thừa, Polar Night Energy sẽ chuyển hóa chúng thành nhiệt năng. Điều này sẽ làm nóng không khí, sau đó được lưu thông khắp trụ tròn thông qua các ống truyền nhiệt để làm nóng đá xà phòng nghiền bên trong trụ.

Sau đó, khi các nguồn năng lượng thông thường trở nên đắt hơn, thường là vào những tháng mùa đông, lượng nhiệt lưu trữ trong pin cát sẽ được đưa vào hệ thống sưởi của Pornainen.

1710226664208.png

Hệ thống đường ống lưu trữ và giải phóng năng lượng của pin cát - Ảnh: Polar Night Energy

Năm 2022, Polar Night Energy đã lắp đặt pin cát thương mại hoạt động hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới tại thị trấn Kankaanpää, Phần Lan.

Tuy nhiên, pin cát tại Pornainen dự kiến sẽ lớn hơn khoảng 10 lần, có công suất sưởi 1 megawatt và khả năng lưu trữ nhiệt năng lên đến 100 megawatt-giờ, đủ đáp ứng nhu cầu sưởi trong một tuần của đô thị này vào mùa đông và lên đến một tháng vào mùa hè.

..........
 
Khi lượng điện sản xuất từ năng lượng gió và Mặt trời dư thừa, Polar Night Energy sẽ chuyển hóa chúng thành nhiệt năng. Điều này sẽ làm nóng không khí, sau đó được lưu thông khắp trụ tròn thông qua các ống truyền nhiệt để làm nóng đá xà phòng nghiền bên trong trụ.

Sau đó, khi các nguồn năng lượng thông thường trở nên đắt hơn, thường là vào những tháng mùa đông, lượng nhiệt lưu trữ trong pin cát sẽ được đưa vào hệ thống sưởi của Pornainen.
Nghe ảo vl quá vậy :confuse::confuse::confuse:
 
đào cái hồ trên núi , rồi lúc nào thừa điện thì bơm nước lên , thiếu thì xả nước chạy tua bin , hiệu suất đâu đó 60% thì phải . khó cái là địa hình không phải chỗ nào cũng làm đc
 
Chưa làm rõ ở chỗ nếu lưu trữ dưới dạng nhiệt vào mùa hè tới mùa đông xả ra xài thì tỷ lệ thất thoát bao nhiêu.
Nếu chuyển mấy thứ này xuống các hầm mỏ, hang động dưới lòng đất thì tôi thấy hiệu quả hơn, vì khả năng giữ nhiệt tốt hơn là nằm trên mặt đất thế này.
 
Nghe tư tưởng giống như nhà máy điện mặt trời dùng muối nóng chảy của Mỹ, ban ngày thì hấp thụ nhiệt lượng từ bức xạ mặt trời để nung chảy muối, ban đêm thì muối vẫn giữ được nhiệt tiếp tục đun sôi nước để tạo hơi nước làm quay turbin phát điện, nghe rất hứa hẹn
nEFecFa.png


 
cái này TQ, UAE nó xài muối. Điện dư (gió, mặt trời) nó nấu chảy muối thành dạng lỏng sau đó khi cần dùng sẽ dùng muối nóng chảy này nấu nước quay turbin. Cũng ko có gì mới.
Cơ chế hoàn toàn khác nhau.
Cái ông nói là muối đóng vai trò chất tải nhiệt tại nhà máy điện mặt trời.
Còn cát ở bài này là chất giữ nhiệt trong pin
 
nghe ảo vãi :doubt:
kiểu ban ngày điện mặt trời dư thì lưu trữ cho buổi đêm còn được chứ lưu trữ mùa hè qua mùa đông thì hiệu suất đc bao nhiêu :surrender:
 
Cát (thật ra là đá nghiền nhỏ) giữ nhiệt được lâu => dùng nó để lưu trữ nhiệt năng
lo7RC8L.png
Thấy chưa, các anh thấy chưa. Ngày xưa bác Hồ dùng viên gạch để sửa ấm cả mùa đông ở Prít là hoàn toàn khoa học và bác chính là một nhà bác học chân chính đi trước các nhà khoa học Phần Lan 80 năm đó, các anh cứ đơm mồm vào mà nói xấu đi.
Đá nghiền nhỏ thì chắc gì đã bằng gạch cách nhiệt (giữ nhiệt) mà bác dùng.
 
mấy cái năng lượng xanh sạch này vn (và mấy qg nghèo) toàn bị ăn bánh vẽ tụi âu, ko theo thì nó chơi chiêu ngăn sông cấm chợ; theo thì nó nhả cho vài giọt gọi là tài trợ sau đó bắt công nghệ, sáng chế, ...
 
Thấy chưa, các anh thấy chưa. Ngày xưa bác Hồ dùng viên gạch để sửa ấm cả mùa đông ở Prít là hoàn toàn khoa học và bác chính là một nhà bác học chân chính đi trước các nhà khoa học Phần Lan 80 năm đó, các anh cứ đơm mồm vào mà nói xấu đi.
Đá nghiền nhỏ thì chắc gì đã bằng gạch cách nhiệt (giữ nhiệt) mà bác dùng.
Lại có thêm chuyện để ca tụng về nhà tiên tri, nhà văn hoá, nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học, nhà phát minh, nhà văn, nhà thơ. Nghĩ đc nhiêu đây "Nhà" thôi
 
Lại có thêm chuyện để ca tụng về nhà tiên tri, nhà văn hoá, nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học, nhà phát minh, nhà văn, nhà thơ. Nghĩ đc nhiêu đây "Nhà" thôi
Anh nghĩ nhiều làm gì, gọi là "Đấng toàn năng" là đc rồi, hoặc đơn giản là ngậm miệng không chê bôi là ok.
 
Cơ chế hoàn toàn khác nhau.
Cái ông nói là muối đóng vai trò chất tải nhiệt tại nhà máy điện mặt trời.
Còn cát ở bài này là chất giữ nhiệt trong pin
là muối sẽ giữ nhiệt là năng lượng mặt trời, xong rồi nó sẽ tải nhiệt thành điện qua các tuabin à ?
 
Chưa làm rõ ở chỗ nếu lưu trữ dưới dạng nhiệt vào mùa hè tới mùa đông xả ra xài thì tỷ lệ thất thoát bao nhiêu.
Nếu chuyển mấy thứ này xuống các hầm mỏ, hang động dưới lòng đất thì tôi thấy hiệu quả hơn, vì khả năng giữ nhiệt tốt hơn là nằm trên mặt đất thế này.
Cái này dùng thật nhiều vật liệu cách nhiệt là xong chứ có gì khó đâu.
Ni tơ lỏng người ta còn sử dụng với vận chuyển ầm ầm.
 
Back
Top