Phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam: Còn thiếu hành lang pháp lý

Cryolite.3

Senior Member
https://congnghe.tuoitre.vn/phat-tr...thieu-hanh-lang-phap-ly-20221201165258601.htm

TTO - Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh, nhưng khó khăn lớn nhất là thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công tư, đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, đấu thầu và thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Phát triển thành phố thông minh ở Việt Nam: Còn thiếu hành lang pháp lý - Ảnh 1.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh nhưng cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan - Ảnh: T.HÀ

Đó là đánh giá của các chuyên gia tại Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam 2022 được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày từ 1 và 2-12.

Với chủ đề "Hạ tầng pháp lý - thúc đẩy phát triển đô thị thông minh", đặc biệt nhấn mạnh vào các tiền đề phát triển thành phố thông minh, hội nghị thu hút sự tham dự của hơn 500 khách mời là lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách từ các bộ ngành và 27 tỉnh, thành trên cả nước, các chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ trong nước và quốc tế đến từ 12 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Ông Nguyễn Văn Khoa, chủ tịch VINASA, nhận định Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thành phố thông minh, nhưng cũng không ít thách thức. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp công nghệ và lãnh đạo các đô thị đã rất nỗ lực phát triển các đô thị thông minh.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hợp tác công - tư, đặc biệt các thủ tục liên quan đến đầu tư, đấu thầu và thuê dịch vụ CNTT.

"Thêm vào đó, hiện các đô thị chưa chú trọng quy hoạch thông minh, thông minh hóa các hạ tầng cơ bản, thiết yếu" - ông Khoa đánh giá.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá hiện nay, các địa phương vẫn đang tập trung vào việc phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích, chủ yếu gắn với các dịch vụ của chính quyền điện tử, chính quyền số, chứ chưa chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ, các bài toán của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường…

Vì vậy, có những chỗ hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn, chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa đạt được kết quả cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị.

Chia sẻ quan điểm này, ông Nguyễn Nhật Quang, viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ VINASA - một trong những chuyên gia hàng đầu về Smart City và Chuyển đổi số của Việt Nam, cho rằng "cần cấy gen 3Q vào các đô thị".

Bao gồm: 1. Quy hoạch - tức hạn chế nguồn lực càng cần thông minh, thông minh hóa cái cũ và cái mới thì phải thông minh từ đầu; 2. Quy chế - quy chế phải thuận lợi mới khuyến khích mọi thành phần cùng chung tay vào cuộc, và 3. Quy chuẩn - phải có chuẩn, chuẩn kết nối, liên thông, từ hạ tầng cơ bản đến hạ tầng số".

...
 
thông minh ở đây là thông minh trong việc quản lý, xây dựng và phát triển cơ sơ vật chất hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đô thị, đời sống nhân dân chứ không phải thông minh là việc áp dụng công nghệ trong khi cái gốc chưa vững thì tương lai sẽ thành 1 đống hổ lốn mà thôi
 
Back
Top