tin tức Phim điện ảnh Kiều gây sốt: Thúy Kiều hôn Thúc Sinh, Hoạn Thư nổi cơn ghen

khonghoitiec

Senior Member
Phim điện ảnh Kiều gây sốt: Thúy Kiều hôn Thúc Sinh, Hoạn Thư nổi cơn ghen

Những phân cảnh đầu tiên của phim điện ảnh "Kiều". Ảnh: ĐPCC.

Những phân cảnh đầu tiên của phim điện ảnh "Kiều" gây sốt khi nói về mối tình tay ba Thúy Kiều – Thúc Sinh – Hoạn Thư.​

Sau khi lần lượt tung các poster giới thiệu tạo hình của bộ ba nhân vật chính: Thuý Kiều (Trình Mỹ Duyên thủ vai), Hoạn Thư (Cao Thái Hà thủ vai) và Thúc Sinh (Lê Anh Huy thủ vai), mới đây, nhà sản xuất bất ngờ “nhá hàng” một vài cảnh phim đầu tiên xoay quanh chuyện tình tay ba trong phim.
Đầu tiên, khán giả sẽ dễ dàng nhận ra sự xuất hiện của hàng loạt bối cảnh nằm rải rác khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Bối ảnh phim. Ảnh: ĐPCC.
Bối ảnh phim. Ảnh: ĐPCC.
Bối cảnh phim. Ảnh: ĐPCC.

Bên cạnh những khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt, những cung bậc cảm xúc của ba nhân vật chính cũng dần hiện ra một cách chân thực. Không đơn thuần chỉ là cái tiếng đánh ghen của Hoạn Thư, sự nhu nhược của Thúc Sinh hay sự đa đoan của Kiều như đã hiện hữu muôn thuở trong hình dung của nhiều người, nghệ thuật thứ 7 đưa mối tình tay ba kinh điển này lên màn bạc bằng tất cả chiều sâu giác quan con người: nhìn ngắm khung cảnh, nghe âm thanh, cảm nhận xúc cảm, xem hành động, ngửi mùi hương…
Từng chi tiết đều lột tả rõ nét nội tâm của từng người trong lí lẽ của riêng họ về cái được – mất, hạnh phúc – tổn thương, thăng hoa – ghen tuông khi trở thành nhân vật chính trong mối tình tay ba này.
Cùng với việc điểm xuyết những cảnh đẹp dọc dải đất nước hình chữ S, pha hành động võ thuật đầy gay cấn, kịch tính là điểm nhấn ấn tượng mà nhà sản xuất muốn gửi đến khán giả. Khác hẳn hình ảnh chàng Thúc thư sinh, công tử, chỉ giỏi việc bán buôn, có chút yếu hèn, Thúc Sinh bằng xương bằng thịt trong phim điện ảnh “Kiều” được họa hình là một nam nhi võ công cao cường, sẵn sàng đối mặt hiểm nguy, phi ngựa băng rừng, đấu võ tay không với đám người áo đen để cứu mỹ nhân.
Thúy Kiều và Thúc Sinh. Ảnh: ĐPCC.
Thúy Kiều và Thúc Sinh. Ảnh: ĐPCC.
Thúy Kiều và Thúc Sinh. Ảnh: ĐPCC.

Trong teaser, hình ảnh nàng đàn, chàng thổi sáo (Thúc Sinh và Thúy Kiều), ánh mắt đắm say không nói nên lời, vai kề vai thả hồn theo dòng nước mát, đùa vui giữa rừng hoa trắng muốt tinh khôi, trao nhau nụ hôn nồng cháy, rạo rực, tất cả làm nên chuyện tình nàng Kiều và chàng Thúc đẹp như tranh vẽ, lãng mạn đến xiêu lòng người.
Phân cảnh lãng mạn trong phim. Ảnh: ĐPCC.
Phân cảnh lãng mạn trong phim. Ảnh: ĐPCC.
Hoạn Thư nổi điên. Ảnh: ĐPCC.
Hoạn Thư nổi điên. Ảnh: ĐPCC.
Phân cảnh Hoạn Thư xuất hiện cuối clip. Ảnh: ĐPCC.
Phân cảnh Hoạn Thư xuất hiện cuối clip. Ảnh: ĐPCC.

https://laodong.vn/giai-tri/phim-di...on-thuc-sinh-hoan-thu-noi-con-ghen-865273.ldo
 
“Ông ta (tức Nguyễn Du) có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân. Ông yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà vua biết xót thân. Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân. Nguyễn Du thông cảm với những đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng cao hẳn ngoài đời sống ấy. Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đuơng thời) giấu giếm con mình sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau nguời ta mới thấy điều này vô nghĩa. Nguyễn Du sống dân dã, ông hồn nhiên chịu đựng sự nghèo tùng cùng nhân dân. Ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ, và như thế, ông hoàn toàn không biết làm chính trị. Tất cả đời sống vật chất của ông do những hoạt động cù lần mang lại, năng suất thấp, chỉ thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu. Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai. Vua Gia Long thì khác. Ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với Tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt lớn của nhà chính trị. Lòng tốt lớn của nhà chính trị không chỉ là làm việc thiện với một số phận đơn lẻ mà còn là sức đẩy của ông ta với khối cộng đồng. Từng phần tử trong cộng đồng do luật tự nhiên chi phối sẽ tự tồn tại, định hướng và phát triển. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé xiết bao bên cạnh nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại vừa tàn nhẫn...
 
68747470733a2f2f6d656469612d63646e2e6c616f646f6e672e766e2f53746f726167652f4e657773506f7274616c2f323032302f31322f32352f3836353237332f315f4e68756e672d4c61742d4361742d4461752d2e4a5047


Thúc Sinh nguyên bản làm gì body ngon nghẻ thế này được, Thúc Sinh là con nhà buôn, chui chạn Hoạn Thư là con gái quan to trong triều, Thúc Sinh không làm việc chân tay, tính tình hèn nhát, lại ham sa đà thanh lâu kỹ viện, có đâu có body đẹp thế này
Khác hẳn hình ảnh chàng Thúc thư sinh, công tử, chỉ giỏi việc bán buôn, có chút yếu hèn, Thúc Sinh bằng xương bằng thịt trong phim điện ảnh “Kiều” được họa hình là một nam nhi võ công cao cường, sẵn sàng đối mặt hiểm nguy, phi ngựa băng rừng, đấu võ tay không với đám người áo đen để cứu mỹ nhân.

Cho cả thiên hạ chịch trừ Kim Trọng
:D
friendzoned
 
Back
Top