Phụ cấp giáo viên có thể tăng 100%, riêng chi cho mầm non thêm 4 nghìn tỉ/năm

Resius

Senior Member
Bộ GD-ĐT đề xuất phụ cấp nhà giáo ở mức 25-100% tùy đối tượng, trong đó riêng đối với 200 nghìn giáo viên mầm non ở vùng khó, mức hỗ trợ dự kiến tăng thêm 4.032 tỉ đồng/năm.

Trong dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý, Bộ này cho biết dự thảo không quy định thêm đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi so với quy định hiện hành.

Tuy nhiên, Bộ đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non, cụ thể: Nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.

Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200 nghìn giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh. Dự kiến nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp tăng thêm khoảng 336 tỉ đồng/tháng (4.032 tỉ đồng/năm).

278067835-440390974526018-5136784827211742919-n-1442.jpg
Cô và trò mầm non ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

Cụ thể, dự thảo tờ trình đưa ra 8 mức phụ cấp như sau:
Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng, học viện, trường bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh).

Đối với nhà giáo giảng dạy ở các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở đồng bằng, thành phố, thị xã; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường cao đẳng quy định tại mục 2.1); các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, áp dụng mức phụ cấp 30%.

Mức hụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại: Các xã khu vực 2 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng; Các khu vực 3 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian hưởng 3 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý GD-ĐT và nhà giáo dạy môn chính trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến mức phụ cấp 40%.

Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, áp dụng mức phụ cấp 45%.
Mức phụ cấp 50% dành cho nhà giáo giảng dạy tiểu học ở các xã khu vực 1, khu vực 2 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới. Mức 35% áp dụng với nhà giáo đang dạy trong các trường tiểu học khu vực còn lại.

Giáo viên mầm non công lập được dự kiến mức phụ cấp 70%.

Mức phụ cấp cao nhất là 100%, áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực 3 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới.

Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
https://vietnamnet.vn/phu-cap-giao-...-cho-mam-non-them-4-nghin-ti-nam-2086642.html
 
Dự kiến chỉ là dự kiến.
Quan trọng tiền ở đâu để tăng, hôm trước đọc báo thấy bảo có tới 1,6 triệu giáo viên.
Anh nào lại bảo lấy của công an thì cười ỉa nhé, chi hàng năm của công an bằng 1/3 giáo dục thôi.
Nhiều thế nhỉ.
Có cần tới 1.6 triệu ko vậy :burn_joss_stick:
Thế hoá ra cứ 100 người VN thì 2 người là giáo viên à.
Giảm người xuống thì tăng lương mới dễ được :pudency:
 
Nhiều thế nhỉ.
Có cần tới 1.6 triệu ko vậy :burn_joss_stick:
Thế hoá ra cứ 100 người VN thì 2 người là giáo viên à.
Giảm người xuống thì tăng lương mới dễ được :pudency:
Vì đông thế nên lương thấp, đãi ngộ không cao, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp không lớn, nên chất lượng đầu vào không ngon, sản phẩm đầu ra không tốt => Giáo dục vẫn mãi là cải cách, cải cách và cải cách nhưng không khá lên được!!

Những năm qua, các trường giáo dục tư nhân mọc lên nhiều, giảm áp lực giáo dục đối với hệ thống công lập, nhưng chỉ có ở các thành phố lớn, nên số lượng giáo viên công lập vẫn không giảm được bao nhiêu!
 
nghề giáo nói chung là nghề nhàn hạ so với nhiều ngành khác, thời gian rảnh rất nhiều, có điều lực lượng trong ngành đông, môi trường bó hẹp, công việc lặp đi lặp lại, giao tiếp với nhìn nhận xã hội rất hạn chế, nên một số anh chị em ngành giáo rất hay ngộ nhận kiểu: nghề giáo bị đối xử bất công, nghề giáo là cao quý nhất trong những nghề cao quý...bla..bla
 
Vì đông thế nên lương thấp, đãi ngộ không cao, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp không lớn, nên chất lượng đầu vào không ngon, sản phẩm đầu ra không tốt => Giáo dục vẫn mãi là cải cách, cải cách và cải cách nhưng không khá lên được!!

Những năm qua, các trường giáo dục tư nhân mọc lên nhiều, giảm áp lực giáo dục đối với hệ thống công lập, nhưng chỉ có ở các thành phố lớn, nên số lượng giáo viên công lập vẫn không giảm được bao nhiêu!
Tôi nghĩ là do biên chế nữa. Quê tôi ngày xưa cứ thích con cái giáo viên cho nó ổn định, k lo thất nghiệp.....
Thôi thì ai k chịu được thì nghỉ sớm đi. Để ngân sách tăng lương cho người ở lại.
 
nghề giáo nói chung là nghề nhàn hạ so với nhiều ngành khác, thời gian rảnh rất nhiều, có điều lực lượng trong ngành đông, môi trường bó hẹp, công việc lặp đi lặp lại, giao tiếp với nhìn nhận xã hội rất hạn chế, nên một số anh chị em ngành giáo rất hay ngộ nhận kiểu: nghề giáo bị đối xử bất công, nghề giáo là cao quý nhất trong những nghề cao quý...bla..bla
Mặt bằng chung thì nói thật là đầu vào sư phạm hơn chục năm nay thấp hơn ngành khác, công việc rảnh hơn, suốt ngày cứ định hướng là nghề giáo bất công các thứ. So với các ngành khác của nhà nước thì giáo viên còn có 70% đứng lớp, như đọc qua có chỗ giáo dục nghề nghiệp ý, chỗ tôi mấy người làm ở đấy lương toàn gấp đôi công chức, trong khi năng lực, áp lực công việc, trách nhiệm thấp hơn nhiều. Giáo dục chắc có mỗi mầm non là thấp thôi.
Mặt bằng lương của mình rất có vấn đề, lương giáo viên cao hơn lương chủ tịch, PCT huyện, Trưởng phó phòng Giáo dục, kêu ca gì không biết.
 
nghề giáo nói chung là nghề nhàn hạ so với nhiều ngành khác, thời gian rảnh rất nhiều, có điều lực lượng trong ngành đông, môi trường bó hẹp, công việc lặp đi lặp lại, giao tiếp với nhìn nhận xã hội rất hạn chế, nên một số anh chị em ngành giáo rất hay ngộ nhận kiểu: nghề giáo bị đối xử bất công, nghề giáo là cao quý nhất trong những nghề cao quý...bla..bla
Nhàn éo đâu? Thím có người nhà làm gv hỏi là biết, nhất là gv chủ nhiệm :haha:
 
nghề giáo nói chung là nghề nhàn hạ so với nhiều ngành khác, thời gian rảnh rất nhiều, có điều lực lượng trong ngành đông, môi trường bó hẹp, công việc lặp đi lặp lại, giao tiếp với nhìn nhận xã hội rất hạn chế, nên một số anh chị em ngành giáo rất hay ngộ nhận kiểu: nghề giáo bị đối xử bất công, nghề giáo là cao quý nhất trong những nghề cao quý...bla..bla
Nếu chỉ đi dạy xong xách đít đi về thì nó nhàn.
Nhưng tiếc là ko được như a nói đâu :):):)
Lớp tầm 40 đứa giặc con, quản tụi nó thôi là đau hết cả đầu
Trưa thì phụ cho chúng nó ăn rồi ngủ. Chiều thì quản bọn nó chờ phụ huynh đến đón
Giao viên khác có việc bỏ tiết cũng phải lên lớp quản, chứ ko nó ồn nó quậy thì bị chửi sml
Trường tổ chức các hoạt động cho tụi trẻ vào thứ 7 CN thì cũng ráng xách đít lên mà quản, mất mẹ nó ngày nghỉ.
Chưa kể đến 1 đống việc từ BGH đưa xuống nữa nhé.
 
GV mầm non khổ vãi chưởng. Nhà mình 1 ông con mà 5 người hầu không nổi, trong khi vào lớp chồi 2 cô bao 20 đứa. Giờ tăng lương gấp đôi cho các cô cũng chưa đủ bù sức khỏe nữa.
 
Nghề giáo thấy mầm non là khổ nhất, vừa vất vừa áp lực, lại ko có thêm nếm gì
Cấp 1 thấy ổn nhất, trẻ con cũng chưa quá quậy, lại dễ dạy thêm
Cấp 2 3 thì tùy môn
 
Kể ra các chị em cũng giỏi, ở nhà có mỗi 2 đứa mà hết hơi, đây mấy chục đứa, tài thật
 
Back
Top