Phụ huynh giàu vc. Chịu đóng thêm tiền luôn chứ ko chơi trò trả dép bố về + chuyển trường cho con bằng mọi giá. Có khi tiền đóng ko là cái đinh gì với networth cmnr
Nhiều gia đình cắm nhà cho con học, cả vợ và chồng đều vay ngân hàng, từ đầu năm đến giờ mất tiền, mất nhà mà con thất học
Nguồn Ls Nguyen Ngoc Luan
AISVN, ÚT EM khái quát từ A – Z
LTS: Bài viết này tôi tự tìm hiểu với tư cách phụ huynh lâu năm của trường và trình bày trên góc nhìn cá nhân. Nếu ai quan tâm thì tham khảo để có quyết định cho riêng mình. Bài hơi dài nên ai quan tâm chịu khó đọc hết. Tôi thuộc phe muốn giữ trường cho con học đến khi ra trường.
AISVN được thành lập từ năm 2006, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đến hôm nay đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đối diện với nguy cơ đóng cửa rất cao. Khủng hoảng này đến từ việc hết tiền vận hành mà nguyên nhân sâu xa từ sai lầm của chủ trường trong phương án tài chính. Trường xây dựng, hình thành, tồn tại và đang có nguy cơ đổ bể cũng xuất phát từ các gói đầu tư có hoàn lại và không hoàn lại ngày nay. Mọi thứ ở đây rất tốt trừ tài chính. Xin điểm qua một chút như sau:
- Cơ sở vật chất: Hầu hết các phụ huynh có con đã, đang theo học và quan tâm đến trường đều thừa nhận: Trường sạch sẽ, tiện nghi và to đẹp nhất Việt Nam.
- Chương trình đào tạo và chất lượng học sinh: IB toàn phần. Chương trình học đủ nặng và chất lượng cao. Bằng chứng là học sinh AISVN thi ngang sang bất cứ trường nào hầu như đỗ, được đánh giá cao. Học sinh tốt nghiệp đều xin được học bổng tại các trường tốt ở các nước tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Canada, Anh, Úc …
ÚT EM: Từ người có tâm giáo dục đến tội đồ trong măt nhiều phụ huynh
1. Người có tâm với giáo dục:
Ai cũng phải thừa nhận rằng, vào khuôn viên trường, lớp học, hành lang, hội trường đều được đầu tư rất sịn sò, bài bản, đâu ra đấy. Dù khó khăn nhưng công tác bảo trì, bảo dưỡng làm vẫn rất tốt, đặc biệt vệ sinh luôn sạch sẽ. Nhà vệ sinh của trường cho cả khu giáo viên, học sinh, khách đều sạch sẽ chẳng thua kém gì khách sạn 5 sao.
Giàn xe buýt đồng bộ (đến nay đã thiếu vắng nhiều), đội ngũ lái xe, giám hộ xe buýt lịch sự, nhã nhặn, trách nhiệm, tử tế.
Bảo vệ, vệ sinh lịch sự, chăm chỉ, chuyên cần làm hài lòng hầu hết các phụ huynh.
Đội ngũ nhân viên nhà trường giao tiếp đầy đủ, chuẩn mực.
Trang thiết bị học tập đầy đủ, chuẩn mực từ thư viện, hội trường, sân thể thao ngoài trời, trong nhà có máy lạnh, hồ bơi, phòng chơi nhạc và các thiết bị âm nhạc, hội họa, phòng thí nghiệm … đầy đủ và chất lượng cao.
Việc giao tiếp giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh thông qua các phần mềm chuyên dụng như ClassDojo, ManageBac, Seesaw luôn đảm bảo thông tin xuyên suốt, liên tục.
Trường luôn đảm bảo sự riêng tư và bảo vệ hình ảnh của các con nghiêm ngặt. Không có chuyện phụ huynh tham quan vào các lớp học, quay phim, chụp hình các con như một số trường khác. PH nào giơ máy lên là bị nhắc ngay. Đây cũng là điểm cộng của trường.
Dù huy động các gói đầu tư với các giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau, dù không cam kết nhưng luôn nỗ lực để nâng cấp chương trình đào tạo để đến ngưỡng full IB cho các cấp trong trường. Trong suốt nhiều năm nâng cấp nhưng không thu thêm phí của phụ huynh, không thu CSVC, phí xe buýt nhiều năm miễn hoặc giảm 50%. Chỉ khi khó khăn quá và được nhiều phụ huynh gợi ý thì mới thu thêm cho đủ phí xe buýt, CSVC, phí nâng cấp IB của năm 2023. Thực tế nhiều PH vẫn không đóng nhưng bà UE vẫn cho cung cấp dịch vụ đầy đủ.
Để duy trì được chất lượng trường như thế này xuyên suốt trong nhiều năm, nếu chủ trường không có tâm thì làm sao có được các sản phẩm như đã nêu ở trên?
2. Sai lầm đến từ đâu:
Sai lầm đến từ gói đầu tư tài chính có hoàn lại với tỷ lệ quá cao. Trước đây, trường thuê ở cơ sở Nguyễn Văn Cừ, sau đó thì xây dựng và chuyển trụ sở về Nhà Bè như hiện nay. Để xây dựng trường với một cơ ngơi to đẹp hoành tráng như hiện nay, UE đã tung ra các gói đầu tư giáo dục có hoàn lại. Người thì thu 50 ngàn USD, 80, 100, 120, 150 ngàn đô. Người thì 2 tỷ, 2,5 tỷ, 3 tỷ, 3,5 tỷ …5 tỷ/suất. Đổi lại thì được học miễn phí và được hoàn lại sau khi ra trường hoặc chuyển trường.
Giai đoạn đầu, khi huy động được nhiều tiền nên UE đã NÉM hết vào việc xây dựng trường to, đẹp, chất lượng, mua sắm giàn xe buýt, trang thiết bị học tập không tiếc tay. Kể cả khu 2 và khu Nhà hát đang xây dựng dang dở thì hết tiền.
Thiếu tiền xây dựng và vận hành nên chủ trường thế chấp đất xây trường để vay ngân hàng làm vốn đầu tư dài hạn và lưu động. Trong khi nguồn thu của trường hàng năm rất ít mà chủ yếu đến từ các “gói đầu tư có hoàn lại”. Người mới vào đóng tiền để được học dài hạn trong tương lai. Chủ trường thu tiền và phải trả dịch vụ dài hạn trong tương lai nhưng không phân bổ, quản trị dòng tiền trong tương lai mà chỉ là giật gấu vá vai nuôi cơ sở ngay trong năm để duy trì trường.
Các thế hệ trước ra trường bắt đầu đến hạn trả lại gói đầu tư. UE bắt đầu khất nợ và trả nhỏ giọt. Trong khi đó, tiền thu từ các gói đầu tư vừa phải trả lãi ngân hàng, vừa phải trả chi phí vận hành, vừa phải trả gói đầu tư … dẫn đến thâm hụt tài chính. UE chỉ ưu tiên trả nợ các khoản nợ có đảm bảo hoặc bị đòi gắt. Nhưng khối nợ ngày càng to dẫn đến việc UE phải tính đến phương án phát hành trái phiếu để trả nợ, vận hành.
Đùng phát, dịch Covid 19 đến. UE không thể tuyển sinh cho năm đó nhưng vẫn phải tổ chức học online. Tiền tuyển sinh mới không có, học phí hàng năm thì rất ít do chỉ có khoảng 10% học sinh nộp phíhangf năm nên phải đi vay mượn thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Từ thế chấp đất, tài sản cá nhân, thế chấp cổ phiếu để vay ngân hàng, phát hành trái phiếu đến vay phụ huynh … để trang trải chi phí vận hành. Nhiều khoản vay cá nhân lên đến 20%/năm cũng chỉ để ném vào chi phí vận hành. Vã quá, UE đã phải mang cả xe buýt đi cầm cố với lãi suất 3%/tháng, chậm trả nên có những thời điểm phải trả lãi lên đến 5 – 6 – 7%/tháng. Tất cả các khoản vay này đều ném vào chi phí vận hành trường.
Nhiều phụ huynh cứ hỏi và phán đoán là vài ngàn tỷ gói đầu tư thu của phụ huynh thì UE biển thủ đi đâu? Tôi không đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn 100% nhưng tôi cho rằng, với sai lầm về phương án tài chính như trên UE chủ yếu ném vào chi phí vận hành và bảo trì, bảo dưỡng trường cũng như bản quyền giáo dục. Nếu có chuyển đi đầu đó thì cũng chỉ là vặt vãnh, không đáng kể (cái này chỉ là phân tích và phán đoán cá nhân, chi tiết chắc các cơ quan chức năng vào cuộc sẽ rõ).
Khi phụ huynh thấy mình quá lợi với gói đầu tư giáo dục có hoàn lại thì đó lại là cái thòng lọng thắt cổ đối với chủ trường trong tương lai.
3. Một chủ trường thất hứa với chủ nợ:
Do cứ tự mình loay hoay với phương án tài chính sai lầm nêu trên nên UE đã sai lầm, nối tiếp sai lầm bằng việc vay mượn khắp nơi để ném vào vận hành duy trì trường. Lãi suất cắt cổ cũng vay, ai cho vay được thì UE đều hứa hết. Nhưng vay được rồi thì khất lần khất lượt. Phụ huynh có con ra trường, chuyển trường đòi tiền không được. Ai làm căng, làm gắt thì UE vẫn thu xếp tiền để trả. Còn không thì phụ huynh trở thành chủ nợ, các chủ nợ khác cũng không đòi được lãi, không đòi được gốc. Ai gặp UE thì cũng luôn nhận được câu: Chị xin lỗi, chị là tội đồ, cho chị ít hôm chị thu xếp nhưng cuối cùng UE trả nợ được rất ít.
Nợ nhiều là thế, nhưng đến hết năm học 2022 – 2023 thì mọi chuyện vẫn êm đẹp, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất vẫn rất ngon lành tinh tươm. UE đã quen với mọi áp lực đòi nợ nên vẫn bình chân như vại trước mọi kiểu đòi nợ của các chủ nợ. Từ đây, UE trở thành con ma họ HỨA.
4. Tham, cố thủ nên từ chủ trường có tâm đến người thất hứa và sắp bị ném đá lăng chì:
Nợ mà theo đánh giá của cá nhân tôi phải lên đến 5000 tỷ (1.000 tỷ ngân hàng, 500 tỷ trái phiếu, 3.500 tỷ nợ phụ huynh và các con nợ cá nhân khác trong đó chủ yếu nợ các phụ huynh có con đang học khoảng 2500 tỷ). Nhưng UE vẫn chỉ loay hoay xoay nợ đủ kiểu để mình vẫn là chủ sở hữu đối với trường. Rất nhiều quỹ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính mong muốn tiếp cận với UE để mua lại cổ phần. UE tiếp xúc hết.
Có vẻ như chị ấy không muốn bán nên ve vãn hết quỹ này đến quỹ kia, tổ chức này đến tổ chức kia nhưng không cung cấp đủ cho họ các thông tin cần thiết. Vì thế, trong tình thế ngặt nghèo vì hết tiền, có nguy cơ dừng bất cứ lúc nào nhưng có vẻ như chị vẫn làm giá. Cho đến đỉnh điểm là những ngày đầu tháng 3 năm 2024, giáo viên nhân viên đình công nhưng chị vẫn chưa bắt tay được Quỹ nào để tái cấu trúc. Có lẽ, chị sợ bị ép giá, chị vẫn sợ bị bán rẻ dù mọi thứ đang đứng trước nguy cơ tồn tại hay là phá sản. Chị vẫn bình tĩnh đến lạ thường trong khi hơn 2000 phụ huynh sốt xình xịch vì lo hơn 1200 học sinh thất học giữa chừng.
Khái quát vậy thôi và các thông tin về con số chỉ mang tính tương đối sát.
Tôi vẫn cho rằng, chị là người có tâm với giáo dục nên mới xây dựng được ngôi trường mà phụ huynh và học sinh mê mẩn và luôn muốn gắn bó với trường. Tuy nhiên, chị không chịu buông vì chị sợ bị mất kiểm soát nên đẩy trường đến nguy cơ phá sản vì đống nợ như trên. Mặc dù vậy, khó khăn vậy nhưng ngay như bây giờ vào trường, toilet trường vẫn sạch sẽ thì đủ biết bao người dù bị nợ lương vẫn vì chị vì trường mà làm việc đầy trách nhiệm và tâm huyết. Tiền chị thu được từ gói đầu tư chị ném cả vào trường và chi phí vận hành rồi. Chị không mang đi đâu bao nhiêu đâu mà hỏi nữa phụ huynh nhé. Vì thế, chúng ta nên nhìn nhận, đánh gia công bằng cho chị UE, đừng chỉ lên án, chửi bới chị ấy ác với PH, HS. Hãy đánh giá toàn diện để có sự chia sẻ, cảm thông.
Trong thời khắc này, hãy chung tay góp thêm tiền mà cho con của chúng ta đi học hết năm học 2023-2024 đi. Hãy dể các con lớp 11, 12 có bảng điểm mà nộp đi học Đại học, hãy để các con lớp thấp hơn có đầy đủ bảng điểm mà chuyển trường (nếu UE tái cấu trúc không thành công) để các con không bị đúp 1 năm vì sự cố chấp không góp thêm tiền của bố mẹ. Nếu UE chịu khó bắt tay với tổ chức tài chính đủ mạnh thì các con vẫn được học, bố mẹ các con vẫn còn cơ hội nhận lại gói đầu tư. Còn buông tay là tất cả mất hết.
Hãy sáng suốt để lựa chọn phương án ít xấu nhất nha các phụ huynh.