Phụ huynh 'tuyệt vọng' vì cố mãi nhưng con không ham học

Ráp Bơ Thờ Ơ

Senior Member

Nhiều phụ huynh cho biết 'tuyệt vọng' vì con học hết tiểu học vẫn không ham học; có người còn thấy hoang mang nhất là tới khi con học lớp 8, học trước quên sau.​


Phụ huynh 'tuyệt vọng' vì cố mãi nhưng con không ham học- Ảnh 1.
Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền chia sẻ với các phụ huynh
THÚY HẰNG
"Nhưng phụ huynh đừng tuyệt vọng. Đừng tuyệt vọng sớm quá với hành trình học tập của con mình", tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền, cố vấn xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các trường ngoài công lập ở Việt Nam, nói như vậy tại buổi chia sẻ chủ đề "Học thế nào là đủ" vừa diễn ra hôm nay, 16.6 tại TP.HCM.

Đặc điểm não bộ và việc học của trẻ​

Trong phần chia sẻ của mình, tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền đề cập tới khoa học não bộ, khoa học về việc học mà những chuyên gia phải nghiên cứu trong quá trình thiết kế xây dựng chương trình ở các trường, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi ở từng giai đoạn.
Khoa học não bộ sẽ giải thích những vấn đề như vì sao người ta khuyên nên cho trẻ học ngoại ngữ từ khi trẻ 2-3 tuổi; vì sao trẻ dậy thì có nhiều biến đổi so với trẻ ở giai đoạn trước đó, chẳng hạn: trước đó thì học rất tốt ở tiểu học nhưng sang trung học cơ sở học trước quên sau.
Khoa học não bộ cũng có thể lý giải có bé học ngoại ngữ nhưng "học mãi mà không vô", cha mẹ nghĩ phải chăng chương trình nhà trường có vấn đề, hoặc phương pháp của giáo viên có vấn đề, hoặc con mình học không đủ "lượng". Có cha mẹ hay than vãn với giáo viên "con tôi làm biếng quá", "con tôi bướng bỉnh lắm, nó chỉ thích chơi, không thích học, kêu vô bàn là trầy trật lắm, sao ba mẹ ham học mà con lười biếng vậy"… Những vấn đề này có nhiều nguyên nhân và không loại trừ nguyên nhân từ não bộ của trẻ.
Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền cho hay có mối liên hệ giữa đặc điểm não bộ và việc học của trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời, não bộ tạo ra hàng tỉ kết nối thần kinh và đặc điểm nổi bật là tính dẻo dai thần kinh. Vì vậy, trẻ mầm non cũng học những điều mới mẻ rất nhanh chóng.
Phụ huynh 'tuyệt vọng' vì cố mãi nhưng con không ham học- Ảnh 2.
Tiến sĩ Huyền trao đổi với phụ huynh cuối chương trình
THÚY HẰNG
Khi trẻ học tiểu học thì não bộ vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm hơn với giai đoạn mầm non. Kết nối thần kinh trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng kết nối ít dùng sẽ bị loại bỏ. Trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy logic, ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.
Việc học ở mầm non và tiểu học cũng khác nhau. Theo tiến sĩ Huyền, ở mầm non, học thông qua chơi, học thông qua trải nghiệm trực tiếp và sự tương tác với môi trường; cần lặp đi lặp lại nhiều lần với trẻ. Nhưng với tiểu học, trẻ em sẽ học nhiều môn, làm quen với các khái niệm trừu trượng. Chương trình học được tổ chức chặt chẽ, các bé sẽ học qua các phương pháp đa dạng, hình ảnh, âm thanh, thực hành. Điều quan trọng trong bậc tiểu học là trẻ yêu thích việc học và hình thành ý thức tự giác học tập - đây cũng là giấc mơ của tất cả các phụ huynh có con trong độ tuổi đến trường.
"Khi hiểu về khoa học não bộ, khoa học về việc học, cha mẹ sẽ thấu hiểu những vấn đề trong học tập của con đang gặp phải, từ đó cha mẹ sẽ có thể hỗ trợ đúng cách cho con", tiến sĩ Huyền nói.
 
Thiếu chữ à: "theo ý phụ huynh" đâu ?
HLnSsLD.png
 
Vấn đề là có đứa thích có đứa lại ko thích, và làm sao để trẻ thích học?

via theNEXTvoz for iPhone
Hướng nó theo thứ nó thích, không nhất thiết là học, với điều kiện nó phải có năng khiếu

Ví dụ nó thích vẽ và có năng khiếu vẽ thì cho học vẽ, tương tự là nhảy nhót, nhạc, múa hát, đá bóng, cầu lông, bất cứ thứ gì...
 
Coi trên tok tok bên tàu có quả cho bọn nhóc xem cảnh phụ hồ, kéo dây điện, 90k các thứ. Không biết có phải thật không nhỉ
 
Tàu chi cho xa, cái ông gần nhà tôi chủ công ty xây dựng, 2 tuần hè cho thằng quý tử đi phụ hồ xách vữa để biết mùi đời đây này.
Con mình có kỳ nói ko nghe lời. Nữa đêm chở nó ra sau chợ ngay chỗ cái thùng rác ngồi chờ. Mấy phút sau có thằng homeless nhô đầu lên vì đang kiếm đồ ăn ở trỏng.
Vậy là nó sợ luôn. Mỗi lần ham chơi ko làm bài nhắc lại là rét ngay.
 
Ông giáo sư nào đó từng nói " đi đến trường để học là tốt lắm rồi, đừng yêu cầu con học giỏi theo ý mình, ko phải cứ học giỏi là làm gì cũng giỏi mà ng học giỏi họ luôn làm việc theo đúng nguyên tắc quy trình những gì đc dạy chứ ko biết giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo và hiệu quả nhất"
Đọc xong cũng thấy vừa đúng mà vừa thấy chưa đúng.
 
Tôi nghĩ nhiệm vụ của bậc làm cha làm mẹ là phải cố gắng tìm hiểu xem con mình
thực sự có tiềm năng ở lĩnh vực nào và định hướng + hỗ trợ cho nó hết sức có thể, kết quả ra sao thì mình không thể kiểm soát được :shame:
Ngày trước có 1 người nói với tôi là nuôi nấng 1 đứa nhóc cũng như trồng hoa. Khác ở chỗ mình không được lựa hạt giống hoa mà mình trồng, mình chỉ có thể tưới tắm, chăm bón cho cây hết sức có thế, còn ra hoa gì thì mình ngắm hoa đấy :shame:
//con tôi sau này chắc tôi sẽ cố dành thời gian ra tự dạy cho nó học 1 số môn cơ bản cho đến ít nhất là hết cấp 2, tôi nghĩ có như vậy tôi mới có khả năng hiểu được tiềm năng của con tôi đến đâu để định hướng cho nó :shame: Hy vọng tôi đủ sức :shame:
 
Back
Top