Phụ huynh 'tuyệt vọng' vì cố mãi nhưng con không ham học

Con thằng bạn t, lười học, học dốt, thích chơi LOL, bảo mãi không được. Thế là mới nghĩ cách như sau:
Làm hết bài tập cơ bản ở trường, sau đó là cho chơi LOL, nhưng phải quay phim lại. Đánh hết trận rồi bắt nó xem lại cái trận đó, bắt phải đọc hết skill của các vị tướng được pick trước trận đấu, phân tích các tình huống có thể xảy ra khi giao tranh, sai lầm ở đâu, làm thế nào để khắc phục, tính toán lượng mana đủ để combo và lượng máu của đối thủ mỗi khi phang nhau,....
Thế là sau chưa đầy 2 tháng, điểm các môn mà đặc biệt nhất là môn Văn và Toán của nó đc cải thiện rõ rệt do phải học thuộc nhiều đâm ra trí nhớ tốt, tính toán nhiều nên logic tốt :oh:
Thấy bảo sắp tới bắt đổi font sang tiếng Anh, vừa chơi vừa học:waaaht:
Thấy nó phân tích là học ngu do lười tư duy, chứ nếu ép nó tư duy liên tục thì kiểu gì cũng khá lên :confident:
😂
 
Mới cho thằng nhỏ nhà đi học tiếng Anh thứ 7, Cn đây. Vậy là nó đíu có ngày nghỉ, ngày nào cũng phải ra đường. Mục đích đến học chỉ để tô màu, ăn bánh, chơi trò chơi trong môi trường tiếng nước ngoài. Hi vọng suôn sẻ. Sắp lên 4 tuổi mà đau đầu với nó, luôn thử thách giới hạn của bố mẹ, cái đíu gì mà khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3, lên 4.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Nôbita hậu đậu trong hầu hết mọi thứ nhưng bắn súng thì ko trượt phát nào.
Mỗi đứa trẻ đều là 1 thiên tài nếu nó được khuyến khích phát huy sở trường thay vì cố gắng nhồi nhét sở đoản.
Quan trọng là con anh nó đam mê sở trường cái gì nữa, đời k như mơ k phải cứ dc theo đuổi đam mê + năng khiếu sẽ mang lại cho anh cuộc sống ấm no hạnh phúc, giỏi bắn súng ra xã hội làm dc gì? Dù có thành vđv bắn súng hcv olympics như ông HXV cũng lương ba cọc ba đồng thôi.
 
Tôi còn phải tính, nhớ cả cooldown skill to, thời gian respawn roshan, timing di chuyển của địch ... Thành ra chơi xong 1 game mệt không học hành gì được nữa :rolleyes:
cái này gặp tụi thợ pos 5 elo 7-8k chúng nó làm như máy luôn
dota 2 thì timing tp chứ timing di chuyển chỉ áp dụng khi side lane thua thôi
DLrH46V.gif
 
Ý thức thật sự quan trọng
Thằng cháu ruột tôi, bố mẹ không thả rông nhưng cũng khá chiều con, hồi covid tôi có ở nhà dạy nó học (lớp 4) và nhận ra là nó không có ý thức tự học, rất ỷ lại vào việc đợi bố mẹ làm bài hộ/gợi ý bài hộ chứ không động não. Tôi có phản ánh với bố mẹ nó mà không ăn thua vì bố mẹ nó nghĩ "bản thân bố mẹ cũng không phải là người quá thông minh xuất sắc nên con học bình thường cũng được"
Cú sốc đầu tiên: lớp 5 con giấu cô giấu bố mẹ bỏ hết bài tập không làm trong kỳ 2, chỉ bị phát hiện ra khi gần hết năm học.
Cú sốc thứ hai: đầu tư cho đi học thêm ôn luyện rất nhiều nhưng đi thi cấp 2 vào trường công (chuyên) ở tỉnh, trượt chỏng vó, phải học một trường thường với môi trường học nói trắng ra là kém. Đấy là kết quả của việc chỉ nhìn vào điểm số.
Tới năm nay là hết lớp 6 thì chắc không cứu vãn nổi thái độ học của con nữa nên quyết định chuyển cho về trường ở xã học (là trường chuyên trước đây tôi với bố nó học, chú tôi từng làm hiệu trưởng, thầy cô đều là giáo viên cũ có kinh nghiệm và nghiêm khắc, gia đình quen mặt có thể gửi gắm được, bất kể đi xa nhà). Giờ hi vọng còn kịp cứu cái thái độ, vì nó sẽ quyết định sau này đứa trẻ tiếp cận với khó khăn công việc chứ không chỉ là học giỏi không.
Nên mới nói, chả đứa nào thích học cả, bố mẹ phải rèn cho ý thức nhận ra học là trách nhiệm, chọn môi trường tốt (thầy cô thực sự quan tâm tới việc học của con) và bỏ cái thói "học để đi thi" đi.
 
Thì chấp nhận nó học ngu, chuyển sang bắt nó tập thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Sau này làm culi chân tay thôi. Miễn nó sống lương thiện là được rồi.
 
Bản chất con người là thích chơi, không thích học & làm
cứ chủ nhật ra f17 là thấy cảnh rên rỉ
khác biệt là ở cái ý thức, mà cái này khó, rất khó dạy. Nhiều người tới già vẫn không ý thức được
 
Quan trọng phải hiểu, sau đó thì mới ngẫm nghĩ tư duy. Điển hình như giải toán, nếu hiểu 1 phần vấn đề rồi tư duy để tìm ra đáp án thì nó mới thú vị từ đó mới ham giải toán. Chứ không hiểu gì ngồi ngắm mãi khác gì nhìn bức tường đâu
 
tao người lớn đây và éo thích gì ngoài chơi game + đọc truyện
thế mà tao phải đi làm để kiếm tiền
thế mà vẫn có đứa nghĩ là để con nít nó làm điều nó thích
 
Bản chất con người là thích chơi, không thích học & làm
cứ chủ nhật ra f17 là thấy cảnh rên rỉ
khác biệt là ở cái ý thức, mà cái này khó, rất khó dạy. Nhiều người tới già vẫn không ý thức được
Cái ý thức là cái xây thì khó nhưng phá rất dễ.

Đặc biệt tầm tuổi bắt đầu dậy thì thì càng bướng. Nhiều đứa hồi nhỏ chăm ngoan nhưng bố mẹ an tâm để tự bơi là bắt đầu ham chơi.
 
Thằng cháu ruột tôi, bố mẹ không thả rông nhưng cũng khá chiều con, hồi covid tôi có ở nhà dạy nó học (lớp 4) và nhận ra là nó không có ý thức tự học, rất ỷ lại vào việc đợi bố mẹ làm bài hộ/gợi ý bài hộ chứ không động não. Tôi có phản ánh với bố mẹ nó mà không ăn thua vì bố mẹ nó nghĩ "bản thân bố mẹ cũng không phải là người quá thông minh xuất sắc nên con học bình thường cũng được"
Cú sốc đầu tiên: lớp 5 con giấu cô giấu bố mẹ bỏ hết bài tập không làm trong kỳ 2, chỉ bị phát hiện ra khi gần hết năm học.
Cú sốc thứ hai: đầu tư cho đi học thêm ôn luyện rất nhiều nhưng đi thi cấp 2 vào trường công (chuyên) ở tỉnh, trượt chỏng vó, phải học một trường thường với môi trường học nói trắng ra là kém. Đấy là kết quả của việc chỉ nhìn vào điểm số.
Tới năm nay là hết lớp 6 thì chắc không cứu vãn nổi thái độ học của con nữa nên quyết định chuyển cho về trường ở xã học (là trường chuyên trước đây tôi với bố nó học, chú tôi từng làm hiệu trưởng, thầy cô đều là giáo viên cũ có kinh nghiệm và nghiêm khắc, gia đình quen mặt có thể gửi gắm được, bất kể đi xa nhà). Giờ hi vọng còn kịp cứu cái thái độ, vì nó sẽ quyết định sau này đứa trẻ tiếp cận với khó khăn công việc chứ không chỉ là học giỏi không.
Nên mới nói, chả đứa nào thích học cả, bố mẹ phải rèn cho ý thức nhận ra học là trách nhiệm, chọn môi trường tốt (thầy cô thực sự quan tâm tới việc học của con) và bỏ cái thói "học để đi thi" đi.
Trường xã cũng có trường chuyên à? Tưởng huyện mới có chứ.
Giờ lực học của nó thế nào, ép nó vào lớp chuyên mà nó theo không kịp là cũng nhọc.
 
Trường xã cũng có trường chuyên à? Tưởng huyện mới có chứ.
Giờ lực học của nó thế nào, ép nó vào lớp chuyên mà nó theo không kịp là cũng nhọc.
Gọi là về xã chứ là chuyên của thị xã anh ạ. Tôi cứ quen gọi là làng xã. Nói chung học lực tầm này xác định sẽ đuối hơn với các bạn nếu vào học. Chủ yếu là sửa thái độ học trước, giáo viên toàn người quen, lên lớp thầy cô để ý hơn thì cũng là một loại áp lực nhỏ để cho nó sợ mà học rồi.
Lớp 6 7 thì vẫn có cơ hội sửa đổi thái độ vì tôi thấy cũng chưa phải tư duy logic nhiều, chủ yếu học thuộc nhớ tốt là ổn, chứ để tới lúc mà để việc học phải động não mới ra kết quả tốt (những năm cuối cấp) thì e không kịp.
 
Nói mồm thì dễ lắm. Chưa thấy cha mẹ winner nào có con lại mang tư tưởng thế này.
Gớm, winner cũng báo nhà đầy chứ có ít đâu. Tôi học đh chung với đám nhà q7 ở biệt phủ hẳn hoi. Có nhà giỏi hết, cũng có nhà tòi ra 1-2 con báo ăn vạ nằm vật, chẳng lẽ từ chối nhận con rồi đuổi nó ra khỏi nhà.
À, nhắc vụ này mới nhớ. Thầy 7 tổng thống Mẽo, winner rặt mà cũng đẻ ra con báo kìa.
 
Có khả năng đứa trẻ mắc hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) mà phụ huynh không biết. :sweat:
ADHD nó rõ lắm, ba mẹ nuôi con 6 năm trời mà miệng kêu ko biết thì 1 là xạo chó, lờ đi sự thật 2 là quăng con cho ông bà nuôi.
 
Back
Top