thảo luận Phục hưng đế chế MU là nhiệm vụ bất khả thi

man-united-cover.jpg


Đã 5 năm trôi qua, Man United vẫn trắng tay, và mùa giải vừa qua đã kết thúc trong thảm họa khi đội bóng này có thành tích điểm số tệ hại nhất trong lịch sử tham dự Premier League. HLV Erik ten Hag sẽ có một núi công việc cần giải quyết trong nhiệm vụ bất khả thi: Làm thế nào để phục hưng Man United?​


Man United đã từng là hình mẫu cho gần như toàn bộ phần còn lại của bóng đá Anh. Họ đã thống trị xứ sở Sương mù hơn hai thập kỷ, với việc giành được 13 trong số 21 chức vô địch Premier League dưới triều đại của Sir Alex Ferguson. Quỷ Đỏ cũng đã thâu tóm hàng loạt danh hiệu. Sau đó, đế chế United dần sụp đổ, từ chậm chạp cho đến chóng vánh một cách... ngoạn mục.
Một đội hình rối loạn, rời rạc ở mọi vị trí, tụt lại rất xa so với các đối thủ như Man City hay Liverpool và không cho thấy bất kỳ sự tiến bộ nào sau thời kỳ dẫn dắt của Ole Gunnar Solskjaer đã bị xóa bỏ trong 6 tháng hỗn độn dưới giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi và đầy trắc trở của Ralf Rangnick.
Bên cạnh đó là những vấn đề hậu trường. Các cuộc biểu tình chống lại gia đình Glazer, chủ sở hữu từ năm 2005 cho thấy Man United ngày một suy yếu và không biết đến khái niệm hạnh phúc từ lâu. Việc tái thiết đế chế Man United đã bắt đầu bằng việc bổ nhiệm Ten Hag nhưng nó sẽ phải là một dự án lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn lớn lao.
"Một CLB bóng đá muốn thành công cần phải có kế hoạch, một cấu trúc rõ ràng và sự hiểu biết về từng khía cạnh của nó. Bạn sẽ không thể tiến tới đâu cả trừ khi bạn đặt mọi thứ đúng chỗ. Nếu làm được tất cả những điều đó, bạn có cơ hội để trở lại. Còn nếu tình trạng cũ vẫn tiếp diễn, chẳng có gì xảy ra hết", một giám đốc điều hành ở Premier League chia sẻ.
man-united-1.jpg

Ralf Rangnick, HLV của các HLV, là kẻ thất bại mới nhất tại MU
OK, bây giờ chúng ta sẽ tìm đến các cầu thủ, HLV, đối thủ của Man United, các giám đốc điều hành, nhà đầu tư và các chuyên gia bóng đá để đặt câu hỏi cho việc Quỷ Đỏ nên làm gì để trở lại đúng hướng trong mùa hè cực kỳ quan trọng này.

man-united-cap-1.jpg

"Chúng tôi cần thiết lập lại văn hóa của CLB. Đó là cảm nhận của tôi và nhiều người gắn bó với Man United. Việc đại diện cho CLB phải được coi là quan trọng với bất kỳ cầu thủ nào. Điều gì khiến anh chơi cho Man United? Anh mong đợi điều gì?
Nhiều điều cần phải rõ ràng: Đây là Man United và bất kỳ ai không đáp ứng các tiêu chuẩn đó được coi là không hoàn thành nhiệm vụ và nên biến mất. Những gì tôi biết ở Man United là CLB này cần những người giỏi nhất cho từng vị trí. Đó là cách tôi hiểu Man United. CLB này phải dẫn đầu trên mọi phương diện cả trong lẫn ngoài sân cỏ", Juan Mata, người vừa chia tay Man United, cho biết.
man-united-11.jpg

Cristiano Ronaldo và Victor Lindelof lạc lối tại MU vì CLB đánh mất bản sắc
Avram Glazer, đồng chủ tịch Man United với em trai Joel, đã bật mí rằng Ten Hag sẽ có ngân sách để phục vụ cho công cuộc chuyển nhượng vào mùa hè này khi trả lời phỏng vấn với Sky News tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 5/2022, nhưng bên cạnh đó, có những vấn đề khác cũng cần được giải quyết.
"Khi nhìn vào Liverpool và Man City, tôi thấy ở họ sự kỷ luật và tập trung. Liverpool có một lịch sử thành công và các cầu thủ hiểu điều đó. Man United cần có một người nào đó ngoài các HLV để duy trì kỷ luật của CLB. Một người nào đó để đảm bảo các cầu thủ, từ đội một đến học viện đào tạo trẻ, hiểu được tầm nhìn và giá trị của việc chơi cho Man United có ý nghĩa như thế nào.
Điều đó đã được gây dựng bởi Matt Busby và được hồi sinh bởi Alex Ferguson, nhưng giờ lại không còn nữa. Những điều nhỏ nhặt tưởng chừng đơn giản có thể tạo nên sự khác biệt lớn. Các cầu thủ phải hiểu ý nghĩa của việc trở thành một cầu thủ của Man United", Brian McClair, cựu cầu thủ thời Sir Alex và đang quản lý học viện của Man United bày tỏ quan điểm.
Một cựu tiền đạo khác là Louis Saha cho biết thêm: "Triết lý này cần phải được thấm nhuần với mọi cầu thủ. Bạn không thể mất nửa giây để nghĩ đến việc thích chơi ở cánh trái hay cánh phải. Bạn chỉ cần biết là phải cống hiến vì đội bóng.
Điều đầu tiên tôi sẽ làm là tái lập những nền tảng không bao giờ bị lay chuyển, giúp cho bất cứ ai đang thi đấu cho Man United đều biết họ cần phải làm gì. Thiết lập nền văn hóa cũng quan trọng như bất kỳ sự thay đổi cấu trúc nào. Man United đã liên tục thay HLV, và điều đó cho thấy một tập thể mất phương hướng và thiếu đức tin."
Trong khi đó, cựu tiền vệ Fortune cho biết thêm: "Nếu những tài năng mà Man United sở hữu không nỗ lực cùng nhau, tất cả đều vô nghĩa. Chẳng khác nào mua được Lionel Messi về mà không biết cách để tận dụng khả năng của anh ta. Hy vọng rằng giờ đây, Erik sẽ tìm ra cách để các cầu thủ cùng cố gắng, cùng chiến đấu, cùng hạnh phúc và những mối quan hệ tốt đẹp sẽ trở lại".
Dwight Yorke, người từng giành "Cú ăn Ba" với Man United trong mùa giải 1998/99, cũng đồng tình với Fortune: "Man United còn lâu mới trở lại hình hài của đội bóng mà tôi từng thi đấu. Cần phải có một cuộc cách mạng bởi Man City, Liverpool và Chelsea đang bỏ xa Man United hàng dặm. Khá đau đớn, nhưng có những vấn đề hiện hữu rõ ràng qua cách Man United chơi bóng và những kết quả thu được. Tinh thần đồng đội không còn nữa và nó phải được gây dựng lại".
man-united-2.jpg

Luis Diaz đã chọn đến Liverpool thay vì MU
"Tôi hiểu rằng đó là một quá trình," Javier Hernandez, người đã ghi 59 bàn trong 5 năm chơi cho United nói thêm, "nhưng theo một cách nào đó, Man United đã chững lại kể từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu. Mọi người dần chấp nhận nó, chẳng làm gì nhưng lại trông chờ vào sự thay đổi".
Dù không thể quay trở về quá khứ hào hùng, lãng mạn khi xưa nhưng số lượng những màn trình diễn bệ rạc, thiếu sức sống của Man United trong suốt nhiều năm qua cho thấy những vấn đề nghiêm trọng hơn.
"Có điều gì đó không ổn. Các cầu thủ ra sân mà không có niềm vui. Tôi không nhận thấy tinh thần đồng đội, các mối quan hệ bền chặt và sự tôn trọng mà chúng tôi đã có với nhau… Rất khó để đánh giá từ bên ngoài, nhưng xem cách các cầu thủ hiện tại của Man United chơi bóng, có vẻ như họ không cùng chung mối quan tâm", Fortune nói tiếp.
Saha phân tích: "Man United có tiền để mua cầu thủ, nhưng các cầu thủ đến với Man United cần phải hiểu rõ, dù họ có mức giá 100 triệu bảng thì họ cũng không thể lớn hơn đội bóng. CLB là trên hết và bạn không bao giờ có một suất ở đội một vĩnh viễn. Nếu họ cảm thấy vị trí của mình là bất khả xâm phạm thì thật nguy hại."
Ten Hag hy vọng Steve McClaren, cựu trợ lý của Alex Ferguson từ năm 1999 đến 2001, có thể giúp ông chấn chỉnh lại phòng thay đồ. McClaren sẽ là nhân vật trung tâm trong đội ngũ trợ lý của Ten Hag khi giai đoạn tiền mùa giải bắt đầu từ tháng 7 này.
man-united-3.jpg

Steve McClaren - trợ lý HLV Ten Hag được hy vọng sẽ giúp MU lấy lại vinh quang
Yorke chia sẻ: "Tôi thấy Steve sảng khoái, nhiệt huyết trên sân tập và tràn đầy ý tưởng. Ông ấy rất hoạt ngôn và sôi nổi và các cầu thủ đã đáp lại sự nhiệt tình đó. Steve biết rõ về Man United và điều đó rất quan trọng. Steve giàu kinh nghiệm, am hiểu về bóng đá Anh và các CLB, lại từng kinh qua mọi áp lực. Steve có thể ủng hộ Erik ten Hag, nhưng tân HLV cũng phải khiến Steve tâm phục đã."
Để nói về điểm sáng hiếm hoi giữa đám mây mù ảm đạm của mùa giải vừa qua, thì đó chính là học viện đào tạo trẻ của Man United. Một đội bóng với những chàng trai U18 đầy hứa hẹn đã giành được FA Youth Cup khi đánh bại Nottingham Forest vào tháng Năm. Đó là thành tích danh giá đầu tiên kể từ mùa 2010/11.
Man United tiếp tục coi sự phát triển của các cầu thủ trẻ là trọng tâm trong kế hoạch của họ. Nick Cox - người đứng đầu học viện cho biết: "Tôi đã ở đây 6 năm và chúng tôi đang trên đà cải thiện. Nhiều tài năng xuất chúng xuất hiện trong 80 năm qua. CLB cần phải tái thiết sau khi một số cầu thủ quan trọng rời đi dưới thời Sir Alex Ferguson và David Gill.
Chúng ta cần phải bảo vệ những nền tảng cho sự phát triển của các cầu thủ. Đôi khi bạn có thể nhầm lẫn giữa lịch sử và văn hóa. Lịch sử của Man United thật hào hùng nhưng văn hóa vẫn đang phát triển. Bạn không thể ăn mừng những thành tựu đã đạt được và quên đi những việc cần làm vào hôm nay.
Mọi người phải liên kết lại, hiểu vai trò và trách nhiệm của mình. Phải cùng nhau suy nghĩ về những gì các cầu thủ cần thể hiện và giúp họ có thêm kinh nghiệm. Chúng tôi đang tìm cách để các cá nhân phát huy được hết tiềm năng của họ.
man-united-4.jpg

Đội tuyển trẻ MU vô địch FA Cup dành cho thanh niên ở mùa giải vừa qua
man-united-cap-2.jpg

"Vấn đề xoay quanh cấu trúc, Man United phải biết điều đó. Nếu họ có kế hoạch và cấu trúc để hỗ trợ cho những gì đang cố gắng làm, Man United có thể lại thành công. Nhưng Man United cần phải định vị mình là ai, sẽ làm như thế nào và làm những gì. Đã quá muộn để Quỷ Đỏ ngủ vùi trong suy nghĩ mình vẫn là nhà vô địch nước Anh", một giám đốc điều hành Premier League nói.
12 tháng qua, Man United sụp đổ trầm trọng, từ một tượng đài biến thành công trường ngổn ngang. Hoàn cảnh hiện tại của CLB là đỉnh điểm của sự quản lý yếu kém kéo dài nhiều năm. Nếu như trước đây Man United khiến mọi đối thủ phải kiêng dè khi David Gill còn là giám đốc điều hành, thì kể từ năm 2013 đến nay, hình ảnh của họ đã tàn lụi. Man United trở nên chông chênh, dễ bị tổn thương và không có định hướng.
Rất ít người tiếc cho sự ra đi của Ed Woodward sau cuộc chia tay vào tháng Hai. Đối với nhiều CĐV, vị cựu phó chủ tịch điều hành này là biểu tượng cho sự sụp đổ và thất bại liên tục của Man United. Richard Arnold, cấp phó một thời của Woodward, hiện là người nắm quyền lãnh đạo và đã tạo ra nhiều sự thay đổi.
Matt Judge cũng đã từ chức trưởng ban đàm phán vào tháng 4 và Hemen Tseayo rời khỏi vị trí giám đốc chiến lược một tháng sau đó. Tseayo được coi là một đồng minh thân cận của Woodward và sự ra đi của ông này có thể nói là kết cục tốt đẹp cho tất cả các bên.
man-united-5.jpg

Trưởng bộ phận tuyển trạch Jim Lawlor và trưởng bộ phận tuyển trạch toàn cầu Marcel Bout cũng đã rời đi trong những tháng vừa qua nhưng một người trong cuộc tin rằng đây vẫn chưa phải là "vụ nổ Big Bang thật sự" để tái cấu trúc và đưa Man United trở lại thời kỳ hoàng kim. Hãy nhìn vào sơ đồ phân cấp của Man United từ mùa hè 2021 để xem đã có bao nhiêu sự thay đổi…
Một chuyên gia về lĩnh vực bóng đá cho biết: "Dưới thời Woodward, Man United là một tổ chức do CEO lãnh đạo. Mọi người báo cáo với Ed, và ông ta báo cáo trực tiếp với các chủ sở hữu. Nghe rất rõ ràng, phải không nào? Nhưng nó thực sự cản trở việc ra quyết định.
Tất cả các quyền được tập trung vào một người và không có sự ủy quyền. Không ai được trao quyền để suy nghĩ. Và nếu CEO chỉ tập trung vào những lợi ích kinh tế, khía cạnh bóng đá sẽ thất bại. Nhưng Man United vẫn có những người giỏi, biết điều gì đúng, điều gì sai và hy vọng sẽ có một cuộc cải tổ mạnh mẽ.
Tôi rất quan tâm đến những gì John Murtough (tân giám đốc bóng đá của United) đang làm. Ông ta đang đưa ra một số quy trình và cấu trúc mới. Và có vẻ như Richard Arnold sẵn sàng tin tưởng và lắng nghe hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Nhưng tôi vẫn không tin rằng họ đã hoàn toàn làm đủ những điều cần thiết".
Có một số người, bao gồm cả những người đã làm việc tại man United trong những ngày hoàng kim, tin rằng đã có sự chệch choạc định hướng trong cách cuộc họp của các thành viên cấp cao ở Man United. Một nguồn tin nội bộ rò rỉ: "Tôi nhớ những cuộc trò chuyện về DNA của United, việc thiết lập lại văn hóa và tái thiết CLB. Nhưng vấn đề là với mỗi người, Man United lại có một ý nghĩa khác.
man-united-6.jpg

Khi CLB ở thời kỳ đỉnh cao nhất, tất cả chúng tôi đều biết thành công trông như thế nào bởi chúng tôi là đội dẫn đầu trong việc giành những danh hiệu. Mọi thứ đều phục vụ cho mục tiêu đó. Nhưng nếu chỉ nhìn vào công tác chuyển nhượng trong những năm gần đây, tôi nghĩ có lẽ chúng ta đã quá tập trung vào việc ký hợp đồng với những cái tên ngôi sao - Paul Pogba, Angel di Maria, Alexis Sanchez - mà không có một cái nhìn về lâu dài.
Nghe có vẻ ngu ngốc nhưng đó là tất cả những gì Man United đã làm. Khi đạt kết quả tốt thì mọi thứ dường như dễ dàng hơn. Bạn có thể thấy điều đó ở một số giai đoạn trong những năm qua. Khi đội gặp khó khăn, chúng tôi cố gắng để tạo ra động lực. Nhưng nếu Man United thắng liền ba trận với tỉ số 4-0, vấn đề nào cũng sẽ OK".
Tuy nhiên, những cuộc đào thoát như thế rất ít khi xảy ra, và ai cũng phải đặt câu hỏi về tầm nhìn bóng đá của Man United. Chiến thắng các trận đấu có thể che lấp đi những mảng tối, nhưng ngày càng khó để tái hiện hình hài của một tập thể vĩ đại ở Old Trafford.
Hệ thống phân cấp bóng đá tại United giờ đây xoay quanh Murtough. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc bóng đá của câu lạc bộ vào tháng 3/2021, một vai trò mà trước đây Man United chưa bao giờ cảm thấy cần thiết.
Đó được coi là phần thưởng chính đáng cho một người đã gắn bó với CLB từ năm 2014 và trước đó từng đảm nhiệm vị trí trưởng bộ phận phát triển bóng đá. Woodward tin rằng Murtough đã là "phần không thể thiếu" trong các hoạt động bóng đá của United.
Việc bổ nhiệm John Murtough kết hợp với Darren Fletcher làm giám đốc kỹ thuật, theo Woodward, "đã củng cố những tiến bộ mà Man United đã đạt được với tư cách là một CLB không ngừng theo đuổi thành công trong những năm gần đây".
Man United sẽ không đi chệch kế hoạch đó - bằng chứng là việc vừa bổ nhiệm Andy O'Boyle vào vị trí trợ lý giám đốc bóng đá. O'Boyle sẽ hỗ trợ giám đốc John Murtough trong việc định hướng chiến lược bóng đá của đội một, đội nữ và học viện đào tạo trẻ.
Murtough cũng đã có những động thái khác, như đưa Cox vào để thay thế cựu trung vệ Nicky Butt đảm nhiệm trọng trách huấn luyện ở học viện và giao cho Justin Cochrane nhiệm vụ làm cầu nối liên kết giữa các tài năng trẻ và các cầu thủ đội một. Vai trò của Fletcher cũng tương tự.
man-united-7.jpg

Ten-Hag va Murtough sẽ đóng vai trò lớn trong việc điều hành MU
Các trợ lý mới của HLV Ten Hag, bao gồm McClaren và Mitchell van der Gaag đã có mặt để giải quyết những vấn đề nhức nhối nơi hàng thủ dưới thời Rangnick và những người tiền nhiệm.
Ewan Sharp, Sascha Lense và Chris Armas đều đã khăn gói ra đi. Mike Phelan cũng đã được thông báo rằng ông không nằm trong kế hoạch của Ten Hag nhưng tương lai của "lão công thần" này ở United vẫn chưa rõ ràng.
Ten Hag sẽ có vai trò lớn trong công cuộc chuyển nhượng vào mùa hè này. Ông thầy người Hà Lan sẽ làm việc với các trợ lý để đưa về Old Trafford một số cầu thủ mà ông cho là phù hợp với triết lý mới.
Fortune cho biết: "Với việc bổ nhiệm Erik, tôi thấy CLB có tầm nhìn rõ ràng hơn một chút. Cảm giác thật thú vị vì mọi thứ đang dần đi vào quỹ đạo đúng mà Man United muốn hướng đến. Một số cầu thủ sẽ ra đi khi hết hợp đồng. HLV mới sẽ có một khởi đầu mới, đem tới một phong cách chơi mới.
Tôi cũng tin rằng ông ấy sẽ hiểu được bản sắc và tư duy cầu tiến của Man United. Điều quan trọng nhất - mà tôi tin rằng ông ấy sẽ làm được - đó là khôi phục lại văn hóa, sự đoàn kết, mối quan hệ giữa các thành viên, các cầu thủ, tình yêu của các CĐV và tạo ra một môi trường tích cực".

man-united-cap-3.jpg

Phần lớn các vấn đề của Man United bắt nguồn từ bộ sậu chủ sở hữu. Gia đình Glazer có thể đã giúp Man United giành được nhiều danh hiệu trong những năm đầu tiên, nhưng họ chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ
Chính nhà Glazer đã mua MU bằng hình thức dùng tiền người khác, bất chấp những sự phản đối mạnh mẽ và liên tục bòn rút tài chính của Man United. Gần 900 triệu bảng đã được họ sử dụng để trả các khoản nợ trong 17 năm qua. Và khi nào thì những người chủ đáng ghét mới buông tha Man United? Sẽ không sớm được.
"Đáng buồn thay, đúng là như thế, " Lord Jim O'Neill, trước đây là trưởng ban kinh tế của Goldman Sachs và là cựu giám đốc của Man United, từng là thành viên của nhóm Red Knight ôm mộng mua lại CLB vào năm 2010 cho biết. "Trừ khi có một lời đề nghị lớn đến mức điên rồ, điều hiếm ai trên hành tinh này có thể làm được, còn không thì chẳng có gì xảy ra hết."
man-united-8.jpg

CĐV phản đối nhà Glazers hồi tháng 5-2021
Có vẻ điểm hấp dẫn nhất của việc sở hữu Man United là người chủ có thể rút tiền của CLB ra để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Vì lẽ đó, nhà Glazer quyết giữ chặt Man United bằng mọi giá, bất chấp thất bại hay thành công ở khía cạnh chuyên môn bóng đá. Liệu họ có thể dẫn dắt CLB qua cơn bĩ cực hay chỉ trông chờ vận may và né tránh những ánh nhìn soi mói?
"Không, tôi nghĩ còn hơn thế nữa. Tôi muốn thấy cảnh tượng ngày đầu tiên HLV mới bắt đầu công việc, Joel Glazer ngồi cạnh ông ấy và nói: Chúng tôi đã có bài học từ những cuộc biểu tình phản đối không ngừng của các CĐV, và cho đến hôm nay, chúng tôi muốn tạo nên một hướng đi hoàn toàn mới cho CLB. Đó là…", O'Neill lấp lửng giễu nhại.
Chà, điều đó đã không xảy ra. Joel Glazer không phải mẫu người cởi mở và định kiến đó ngày càng hằn sâu kể từ khi ông ta là một trong số những thành viên sáng lập của European Super League vào năm ngoái. Joel được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Super League, cam kết "mở ra một chương mới cho bóng đá châu Âu" trước khi tất cả sụp đổ trong vòng 48 giờ.
Một bức thư ngỏ gửi tới những người ủng hộ là không đủ để bù đắp những thiệt hại, còn nhà Glazer thì vẫn gắn bó với Man United trong một chặng đường dài tiếp theo. Sự xuất hiện của ông ta trên các diễn đàn trực tuyến của NHM đã củng cố quan điểm đó.
"Chúng tôi đã sai, và chúng tôi muốn chứng tỏ rằng chúng tôi có thể làm mọi thứ trở nên đúng đắn", Glazer đăng tải thông điệp vào tháng 4/2021. "Cá nhân tôi cam kết xây dựng lại niềm tin với NHM và học hỏi từ những thông điệp được gửi gắm với sự tin tưởng."
man-united-9.jpg

Khẩu hiệu chống nhf Glazers của CĐV MU
Sự tin tưởng nào khi NHM liên tục phản đối, biểu tình bên ngoài Old Trafford vào những tuần cuối cùng của mùa giải, nhưng nhà Glazer và Man United đang cố gắng tập trung vào các dự án dài hạn - chẳng hạn như nâng cấp SĐ. Mặc dù Old Trafford vẫn là sân đấu có sức chứa lớn nhất ở Premier League với 75.000 chỗ ngồi, nhưng các đối thủ của Man United cũng không chịu ngồi yên và đang dần vượt lên.
Arsenal và Tottenham đã đầu tư xây dựng SVĐ hiện đại, khang trang, còn Old Trafford thì đã dậm chân tại chỗ kể từ năm 2006. Liverpool trùng tu lại một khán đài và xây dựng thêm một khán đài ở Anfield. Trong khi đó, Man United chỉ có một SVĐ cũ kĩ, dột nát và những chiếc ghế chật chội.
Ít nhất, nhà Glazer cũng đã chấp nhận rằng sào huyệt lịch sử của Man United đang có vấn đề. Công ty kiến trúc Populous và tư vấn quản lý Legends International đã được bổ nhiệm vào tháng 4 "với mục đích nâng cao đáng kể trải nghiệm của NHM" tại Old Trafford. Việc đập đi xây lại toàn bộ là khó có thể xảy ra nhưng trùng tu lại Old Trafford là hoàn toàn khả thi.
Một người trong ngành cho biết: "Tất nhiên, vấn đề lớn là tiền. Chi phí xây dựng đã tăng gấp đôi trong vài năm qua. Nếu họ làm điều này cách đây 5 năm, và đáng lẽ họ phải làm rồi mới đúng, thì giờ đây có thể Man United đang rất tuyệt vời. Hãy nhìn vào cách làm của Real Madrid.
Không ai biết được COVID xảy ra nhưng Man United chắc chắn cần phải nâng cấp Old Trafford. Và họ có một cơ hội duy nhất. Họ sở hữu rất nhiều đất xung quanh đó, có thể xây một sân vận động mới mà không cần phải di chuyển đi đâu và sau đó biến toàn bộ khu vực thành Man United World."
"Mọi người đến với Man United mỗi ngày. Tôi không rõ lý do, nhưng ai cũng tìm đến Man United. Thử tưởng tượng xem CLB có thế làm gì khi họ được quan tâm nhiều như vậy và họ sẽ làm gì khi sở hữu không gian rộng lớn đến thế.
Chắc chắn việc cải tạo sân vận động sẽ đem lại nguồn lợi tài chính. Tottenham đã vượt lên trên Man United trong mùa giải 2019/20 ở phương diện thu nhập theo ngày thi đấu. Ngôi nhà mới của đã giúp họ đạt được 95 triệu bảng thu nhập từ ngày thi đấu trong một mùa giải bị gián đoạn bởi COVID-19. Trong khi đó, Man United chỉ thu về 87 triệu bảng trong cùng thời gian.

man-united-cap-4.jpg

Nếu có một bộ phận nào đó của cỗ máy Man United không cần sửa chữa ngay lập tức thì đó là bộ phận thương mại của họ. Năm mùa giải khô hạn danh hiệu cũng chỉ làm giảm đi rất ít sức mạnh ngoài sân cỏ của họ.
Tại Deloitte Football Money League 2022, Man United được ghi nhận là có thu nhập thương mại hàng năm là 232 triệu bảng. Real Madrid, Bayern Munich và Barcelona có mức thu lớn hơn, cũng như Man City và PSG thuộc sở hữu của Abu Dhabi và được hầu bao không đáy của Qatar hậu thuẫn.
Nhưng Man United vẫn đang vững vàng xếp trên Liverpool. CLB vùng Mersyside có thu nhập 211 triệu bảng. Ngay phía sau là Chelsea với cột mốc 155 triệu bảng. Song cho dù, Man United mạnh vì tiền, nhưng tiền chưa bao giờ là thứ đảm bảo cho thành công.
Vì khi các chủ sở hữu của Man United vẫn chi tiêu một cách tồi tệ, chẳng có gì được cải thiện, dù Man United có thể kiếm về nhiều tiền hơn nữa. Như O'Neil nói: "Man United đã vô địch Premier League từ mùa 1992/93, đã thành công ở Champions League, và đối với những kẻ ngốc như tôi, chúng tôi sẽ ra phải làm tốt hơn nhiều so với thực trạng hiện nay. Chính vì thế mà tôi thực sự muốn chỉ trích nhà Glazer.
Họ không đam mê bóng đá và cũng không chú tâm vào nó. Đối với tôi, vấn đề cốt lõi gây ra các cuộc khủng hoảng chính là tiền. Họ chỉ muốn thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt, như thế cũng được - nhưng phải có mục đích. Họ càng điều hành theo cách này, thì càng có nhiều thứ phải xoay sở theo vòng xoáy tiền bạc. Và nếu muốn thay đổi nó, họ cần phải thay đổi tư duy."
man-united-10.jpg

MU vẫn là một trong số CLB có số lượng CĐV lớn nhất thế giới
Một người trong ngành cho biết: "Man United đang có gần 1000 nhân viên, với khoảng 10 lĩnh vực kinh doanh khác nhau: truyền thông, cung cấp dịch vụ ăn uống, tài trợ, bán hàng… Làm thế nào tất cả họ có thể gắn kết với nhau? Những gì chúng ta thấy là các khía cạnh đó thường xung đột với nhau.
Bộ phận thương mại có thể khuyến khích nhân viên của mình nỗ lực trong cách giao dịch để đem về 20 triệu bảng, rồi họ lại mất 15 triệu bảng để lo chi phí của các bộ phận khác, và lợi nhuận thực sự chỉ là 5 triệu bảng. Hoặc CLB thúc đẩy doanh số bán áo đấu nhưng không hiệu quả bởi mức phí cho mặt bằng cửa hàng là quá lớn. Đó là thực tế ở Man United."
Dù sao, miễn là họ giữ chân được lượng khổng lồ ở cả trong nước và nước ngoài, United sẽ tiếp tục là một thương hiệu thu hút được các nhà tài trợ.
Tim Crow, một chuyên gia tiếp thị thể thao cho biết: "Sẽ mất nhiều năm trước khi chúng ta nhìn thấy hiệu quả rõ rệt của việc Man United có một lượng CĐV lớn đến như vậy. Mặc dù có quan điểm rằng sẽ có những fan phong trào không yêu thích Man United nữa, nhưng CLB vẫn nắm giữ nhiều lợi thế.
Nó đến từ sự lớn mạnh của Premier League, quá khứ hào hùng của đội bóng dưới thời Ferguson và những ngôi sao đang đến Old Trafford. CLB tiếp tục được xây dựng dựa trên những gì đã có trước đó và họ chắc chắn luôn nằm trong tốp đầu những CLB có lượng CĐV lớn nhất thế giới.
Điều đó sẽ không sớm thay đổi mặc dù nó sẽ bị xói mòn nếu họ tiếp tục không đạt phong độ cao nhất. Ai sẽ bắt đầu hâm mộ Man United nếu họ vẫn thi đấu bết bát. Khả năng thu hút CĐV của MU sẽ sụt giảm nếu họ cứ mãi không đạt được danh hiệu.
Sẽ là một khoảng thời gian dài ngang với một thế hệ trước khi bạn nhận ra bất kỳ sự thay đổi thực sự nào. Điều này cũng tương tự với một đội bóng khác có lượng CĐV hùng hậu là Liverpool. Họ có 2 hoặc 3 thế thế CĐV cha truyền con nối tình yêu với Liverpool. Đó là điều không dễ dàng biến mất."

https://bongdaplus.vn/ngoai-hang-an...d-la-mot-nhiem-vu-bat-kha-thi-3699562206.html
 
H vẫn còn cổ động viên cũ nhưng sẽ rất nhanh mất đi thôi, sau một hai mùa nữa Mu sẽ trở thành clb hạng hai và không còn cơ hội trở mình nữa.
 
H vẫn còn cổ động viên cũ nhưng sẽ rất nhanh mất đi thôi, sau một hai mùa nữa Mu sẽ trở thành clb hạng hai và không còn cơ hội trở mình nữa.
còn phải đợi 1-2 mùa nữa sao :doubt:
 
đợi 5 mùa cũng được, miễn sao được như thời sir bọn cầu thủ nó có tinh thần đá, giờ thằng nào đá cũng chả có tinh thần
 
MU rõ ràng là đã quá chậm chân trg việc đưa ra sự thay đổi. Liệu họ có đủ kiên nhẫn với 10 khó ít nhất trg vòng 2-3 năm hay ko? Quan điểm của tôi là khó đấy.:doubt:
 
Cái khác của MU bây giờ với thời vinh quang là tinh thần, ý chí cống hiến, ngày trc bọn cầu thủ nó máu lửa, ra sân là khí thế hừng hực, thích là thích điều đó, giờ thằng nào thằng đó tự múa, mà múa đẹp đi, múa như cc, cộng thêm éo có ý chí cống hiến, có đổ bao tiền vào mà ko thay đổi được được cái ý thức cầu thủ thì éo bao giờ khá nổi
 
MU rõ ràng là đã quá chậm chân trg việc đưa ra sự thay đổi. Liệu họ có đủ kiên nhẫn với 10 khó ít nhất trg vòng 2-3 năm hay ko? Quan điểm của tôi là khó đấy.:doubt:
Cái tầm van gaal, mourinhou mà chỉ có 2,3 mùa thì 10 khó căng nhất 2 năm, ko danh hiệu là đi
 
Back
Top