[QUỐC TẾ] Nhiều doanh nghiệp lớn rót vốn vào lĩnh vực AI

MasterchiefsReborn

Senior Member

Công ty khởi nghiệp dịch thuật DeepL (Đức) ngày 22-5 cho biết đã thu hút được 300 triệu USD tiền đầu tư, nâng mức định giá công ty lên 2 tỉ USD, khi các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến những công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp.

1716603357352.png

Bảng giá giảm giá do AI tính toán được áp dụng cho bánh mì sandwich tại một chi nhánh của cửa hàng tiện lợi Lawson ở Phường Shinjuku, Tokyo - Ảnh: kyodonews.net

Theo tuyên bố của công ty, vòng tài trợ do công ty Index Ventures dẫn đầu sẽ thúc đẩy sứ mệnh cách mạng hóa giao tiếp kinh doanh toàn cầu. Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành DeepL Jaroslaw Kutylowski cho biết khoản đầu tư này nhấn mạnh vai trò then chốt của công ty trong việc tận dụng AI nhằm giải quyết những thách thức ngôn ngữ phức tạp mà các tổ chức toàn cầu phải đối mặt.

Theo nhật báo kinh doanh Handelsblatt, mức định giá mới đã đưa DeepL trở thành công ty khởi nghiệp AI lớn nhất tại Đức.

Được thành lập vào năm 2017, DeepL nhanh chóng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh với những công ty lớn như Google Translate. Với việc cung cấp dịch vụ dịch thuật bằng 32 ngôn ngữ, công nghệ AI của DeepL đã thu hút hơn 100.000 khách hàng trả phí, trong đó có nhiều doanh nghiệp.

Khoản đầu tư này đánh dấu một thời điểm quan trọng đối với DeepL, trong bối cảnh các công nghệ AI tổng hợp ngày càng phát triển, có thể kể đến các phần mềm như ChatGPT, DALL-E hay Midjourney, với khả năng tạo ra hình ảnh và các mô hình AI khác dựa trên ngôn ngữ hàng ngày.

Trong khi đó, ngày càng nhiều cửa hàng, siêu thị bán đồ ăn, thực phẩm tại Nhật Bản sử dụng AI để định giá sản phẩm tùy theo điều kiện thực tế nhằm hạn chế việc lãng phí đồ ăn. Bắt đầu từ tháng 5-2024, Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon giới thiệu hệ thống AI để giảm giá thực phẩm tươi sống như thịt và cá tại khoảng 380 cửa hàng trên toàn quốc.

Hệ thống sẽ dự đoán nhu cầu vào từng thời điểm trong ngày dựa trên hiệu suất bán hàng trước đây, điều kiện thời tiết, số lượng khách hàng và các điều kiện khác. Sau đó, AI sẽ đưa ra mức chiết khấu phù hợp dựa trên thông tin sản phẩm đọc được từ mã vạch và số lượng mặt hàng trưng bày.

Aeon bắt đầu giới thiệu hệ thống AI cho các món ăn kèm được chế biến tại cửa hàng từ năm 2021 với mục đích giảm thất thoát thực phẩm và giảm khối lượng công việc của nhân viên. Bằng cách bán ở mức giá được hệ thống cơ sở dữ liệu đề xuất, tỉ lệ tổn thất đã giảm hơn 10% so với trước khi AI ra đời. Người phát ngôn của Aeon cho biết: "Chúng tôi muốn xem xét việc giới thiệu AI cho các công ty khác thuộc tập đoàn Aeon trong tương lai".

Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn Lawson Inc. cũng đã bắt đầu áp dụng chương trình giảm giá sử dụng AI. Theo nhân viên mảng quan hệ công chúng (PR) của hãng, trước đây, quyết định giảm giá là do người phụ trách tại mỗi cửa hàng đưa ra dựa vào trực giác và các yếu tố khác. Do đó, có những trường hợp việc giảm giá được xác định chỉ dựa trên số lượng mặt hàng trong kho hoặc giá bị hạ quá mức cần thiết.

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản như Toyota, Nissan, Honda sẽ hợp tác để tập hợp chuyên môn trong các lĩnh vực như AI và chất bán dẫn nhằm phát triển phần mềm cho xe thế hệ tiếp theo.

Trong chiến lược "Chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành ô tô" (Mobility DX Strategy), Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản kêu gọi sự hợp tác giữa các nhà sản xuất ô tô như một lộ trình phát triển ô tô thế hệ tiếp theo đến những năm 2030. Theo đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ ký kết chiến lược khởi động hợp tác với hy vọng giảm chi phí phát triển trong cuộc đua số hóa cạnh tranh khốc liệt.

Chiến lược này tập trung vào các "phương tiện xác định bằng phần mềm" (SDV), một khái niệm trong đó chức năng của phương tiện được cải thiện thông qua phần mềm thay vì phần cứng như động cơ và các bộ phận.

Ví dụ: Một chiếc ô tô không có công nghệ tự lái có thể được cung cấp chức năng đó bằng bản cập nhật phần mềm. Một số vấn đề kỹ thuật cũng có thể được khắc phục bằng bản cập nhật, tương tự như điện thoại thông minh.

Một số mẫu xe điện hiện có trên thị trường của Tesla và BYD của Trung Quốc đều có những khả năng này. Khi công nghệ bán dẫn và AI phát triển, cách các nhà sản xuất ô tô phản ứng với xu hướng phần mềm sẽ có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ.

.................
 
Back
Top