Quyền đậu xe 'đụng độ' quyền ra vô nhà mình

Cryolite.

Senior Member
https://tuoitre.vn/quyen-dau-xe-dung-do-quyen-ra-vo-nha-minh-20230304233324627.htm

Hai cô gái dán băng dính, tạt bột sắn dây lên xe sang vì xe đậu trước cửa hàng. Chiếc ô tô bị xịt sơn loang lổ trên thân xe ở TP Hải Phòng, muôn kiểu "xí phần" lòng đường để cản trở đậu xe ở Đà Nẵng...

Ô tô đậu ở khu vực có thu phí trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Ô tô đậu ở khu vực có thu phí trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Đối với những khu phố trung tâm, các khu phố cũ nơi mặt tiền nhà nhỏ hẹp từ 4-5m, việc dừng đậu xe trong khu trung tâm đô thị hiện hữu trở nên không hợp lý.

Xung đột lợi ích giữa người có nhà mặt tiền và người dừng đậu xe trước vỉa hè, lòng đường đang diễn ra ở nhiều đô thị. Đây không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện lâu dài và có liên quan đến quy hoạch đô thị.

Hai cô gái dán băng dính, tạt bột sắn dây lên xe sang vì xe đậu trước cửa hàng. Chiếc ô tô bị xịt sơn loang lổ trên thân xe ở TP Hải Phòng, muôn kiểu "xí phần" lòng đường để cản trở đậu xe ở Đà Nẵng... Bạn nghĩ sao khi đọc những thông tin tương tự?

Theo quan điểm pháp lý thì người đậu xe có thể đậu xe ở nơi nào không có biển cấm đỗ, đậu ô tô. Nhưng đồng thời người chủ nhà, chủ cửa hàng kinh doanh cũng có quyền đi ra đi vào lô đất hoặc ngôi nhà của mình bởi vì lối tiếp cận lô đất là quyền cơ bản khi một người đã sở hữu lô đất đó. Cả hai quyền này đều phải được đảm bảo.

Tuy nhiên, từ góc độ quy hoạch đô thị, những câu chuyện về mâu thuẫn giữa người trong nhà và người đi ô tô dừng đậu trước cửa đã gợi lên những câu hỏi quan trọng về tính đúng đắn của quy hoạch phân lô, về quy hoạch giao thông (bao gồm giao thông tĩnh và giao thông động) và quy hoạch khu ở nói chung.

Cách quy hoạch phân lô hiện thời với lô đất hẹp (bề rộng từ 4-5m, diện tích trên dưới 100m2) không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thẩm mỹ đô thị (chỉ có một lối kiến trúc là nhà ống), mà còn gây nên một hệ lụy là vấn đề xung đột về quyền đậu xe.

Nếu lô đất rộng 8 - 10m, chiều sâu nhà có thể từ 10 - 12m thì dù diện tích một lô đất hầu như không đổi nhưng dễ thiết kế nhà ở theo hướng nâng cao chất lượng thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Nhưng nếu cần chỗ dừng đậu cho nhiều ô tô hơn thì sao? Câu trả lời quay về cách khu hoạch sử dụng đất đô thị nói chung và quy hoạch khu ở nói riêng.

Khu ở (hay gọi đúng hơn là khu lân bang láng giềng) là một khái niệm cốt lõi nhưng luôn tranh cãi trong lĩnh vực quy hoạch đô thị. Một yếu tố cốt lõi không thể thiếu của khu ở đó là phải có đa dạng loại sử dụng đất (trong đó có bãi đậu ô tô và xe máy) và đa dạng nhà ở (chứ không phải toàn nhà lô phố). Nếu điều đó đảm bảo thì khu ở sẽ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ dành cho đậu xe.

Ta có thể hình dung thành phố với các khu vực đậu xe có mật độ bãi đậu nhiều hay ít tùy thuộc theo cường độ hoạt động của đô thị. Các thành phố lớn còn cần thiết lập các khu vực hạn chế và khu vực không được phép đậu xe.

Thử hình dung một chiếc ô tô đậu trước nhà mặt tiền 5m với lòng đường 5,5m chẳng hạn có thể là vật cản giao thông nghiêm trọng. Với những khu vực này nên chỉ định là các khu vực tuyệt đối không đậu xe.

Nên hình thành các khu vực được phép dừng xe trong thời gian giới hạn, ví dụ dừng xe không quá 20 - 30 phút. Nếu quá thời gian trên sẽ có nhân viên công lực đến dán thẻ phạt. Điều này mới nghe qua có vẻ quá nghiêm khắc, tuy nhiên một số nơi đã thực hiện được như trong khu phố cổ Hội An ở Quảng Nam (cấm ô tô trên một số tuyến đường chính của phố cổ như đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học...).

Chuyện tưởng chừng như chỉ dừng lại ở ý thức của chủ cửa hàng và chủ phương tiện hóa ra là vấn đề căn bản của quy hoạch đô thị.

...
 
Ko vào được thì đem xe đi gửi chỗ khác vấn đề đ gì. Nhà ở đó còn xe thì từ từ sẽ đi.
Hahaha, nhà mày ở chỗ nào? Tao qua đậu chơi tý xem m có gào mồm lên ăn vạ ko? Làm người thì phải biết câu: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”! Còn nếu ko đc ăn học tử tế, ko biết cách làm người thì tao thua!

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tư duy bần nông thì dát cả tấn vàng lên người vẫn cứ là bần nông, đường thì cả km, nhưng mặt tiền nhà người ta chỉ có vài m thôi, muốn đỗ thì nhìn ngó 1 chút, dịch lên/lùi xuống 1 chút là vui vẻ cả đôi bên, đéo đâu như cái thứ bần nông "đường này là của bố, bố thích đỗ đâu là quyền của bố", đến lúc có chuyện thì gào mồm ăn vạ đúng kiểu bần nông
 
nhà tôi sát 1 quán ăn. Bữa trước có 1 vụ, ngán ngẩm luôn. 1 thằng bán tải vô ăn, nó ko dừng trước quán mà dừng trước nhà tôi. Ra nhắc nó nhích lên chút xíu, hoặc đậu bên kia đường, đầy chỗ để xe. Chủ quán cũng nói. Nhưng nó say éo. Nó nói đường ko có biển cấm dừng cấm đậu. Biển số xe địa phương, nhưng giọng nói nơi khác, chắc ai cũng biết
 
AUwPPRe.gif
Nếu đậu đúng luật, tại sao phải chừa cửa ra vào? Bởi vì dân khôn nên lúc nào có tranh chấp quyền lợi họ sẽ đem cái tình ra để nói
AUwPPRe.gif
Vỉa hè thì muốn chiếm dụng nên lúc nào cũng nghĩ cái xe đậu đúng luật là vật cản. Biết bao vụ rồi mà mắt không sáng lên được do cái lợi ích từ vỉa hè và lòng tham nó lớn quá mà
AUwPPRe.gif

p/s : Không phải họ không hiểu luật hoặc làm đúng theo luật, cơ là do bản tính "cho rằng" và " lòng tham" nên họ sẽ thấy nó rất khó chịu.
 
đậu xe đô thị thì đã có cả ngàn thành phố rồi trên thế giới, chứ cái phải chỉ có Thành Phố Hồ Chí Minh đâu, biển cấm, biển cho phép theo giờ, đường ra vô, gara thì ko cho block, hễ đứa nào block thì kêu xe đến kéo nó đi, làm chủ shop tiếc chi mấy chiệu đặt biển nói cho nó biết, nói chung cũng là tại, bị, luật thì có nhưng thích xài luật rừng để cho con đi du học nên nó mới ra cái đống hổ lốn như đủ thứ loại cứt trộn chung về cái gọi là đậu xe và lề đường
 
Định mệnh , tâm lý mấy thằng đậu xe là phải đậu giữa cửa cho bọn trộm cắp nó tưởng là xe chủ nhà , thì đỡ bị vặt gương .

Vỉa hè trên dưới rộng thì đéo đỗ , vì ko có camera , nên cứ phải giữa cửa nhà khác để đỗ , có gì còn ăn vạ chủ nhà .
 
nhà tôi sát 1 quán ăn. Bữa trước có 1 vụ, ngán ngẩm luôn. 1 thằng bán tải vô ăn, nó ko dừng trước quán mà dừng trước nhà tôi. Ra nhắc nó nhích lên chút xíu, hoặc đậu bên kia đường, đầy chỗ để xe. Chủ quán cũng nói. Nhưng nó say éo. Nó nói đường ko có biển cấm dừng cấm đậu. Biển số xe địa phương, nhưng giọng nói nơi khác, chắc ai cũng biết
Là anh thì tôi quậy cho nó khỏi ăn.
Nó vô địa bàn của mình thì phải sợ mình chứ sao mình phải sợ nó
 
Last edited:
Nhân tiện vấn đề này thì hiện trạng xe dừng, đậu trên vạch đi bộ cũng khá phổ biến, là do người ta dốt nên không biết hay là do ít bị phạt lỗi này rồi họ cố tình làm vậy? Gặp hoài luôn đó.
 
Back
Top