thảo luận Review VNU-UET (CNTT) theo góc nhìn về đội ngũ giảng dạy

The Shy Boy

Junior Member
Chú ý: Bài viết này được viết ra dưới trải nghiệm và ý kiến của cá nhân mình (có kể lể) về trường ĐHCN - ĐHQGHN (VNU-UET) trong thời gian mình học tập và làm việc ở khoa CNTT của trường, nếu có sai sót hoặc ý kiến khác xin để lại thông tin dưới bình luận.

Intro dài loằng ngoằng
Trong các ngành thuộc CNTT thì ai cũng biết tự tìm tòi, tự học là cái quyết định cao nhất để bạn có thể giỏi lên. Tuy nhiên, theo mình môi trường xung quanh (bạn bè) và những người dẫn dắt, làm role model cho bạn (giảng viên, senior khóa trên) cũng rất quan trọng. Ví dụ, lớp toàn bọn giỏi thì mình cũng phải cố đú cho bằng được bọn nó. Hoặc khóa trên có ông nào khủng thì mình ít phải được 1 lần có cái gì bằng 1/10, 1/5, 1/2 người ta. Đặc biệt, mình vẫn luôn thấm cái câu ko biết từ đâu ra: "Chọn bạn làm project ĐH còn quan trọng hơn chọn vợ" :D. Với hơn 6 năm ở trường, mình cảm nhận thấy UET cho mình đủ tất cả những resource này một cách tốt nhất, và mình đã tận dụng hết được để có một số thứ nhất định. Bài viết này mình muốn viết ra từ lâu, nhưng phải trải qua hết các vị trí mình mới dám tự tin chia sẻ cho các bạn: (1) phân vân có nên vào UET ko lúc nộp hồ sơ ĐH, (2) là sinh viên của trường, (3) giảng dạy tại trường (mình làm trợ giảng thui), và (4) đã té khỏi trường :D. Mình xin phép review tập trung vào yếu tố con người, còn những cái khác như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, v.v. đã có nhiều người nhắc đến rồi, có chăng mình chỉ liệt kê những cái mình không thích ở cuối bài thôi.

1654539261334.png


Đội ngũ giảng viên (sự nhiệt huyết)
Mình nghĩ rằng đây là điểm mạnh tuyệt đối khi so sánh UET với các trường ĐH đào tạo CNTT khác. Lí do đằng sau thì phải đến lúc ở lại trường sau khi tốt nghiệp mình mới hiểu ra. Lúc đang là sinh viên, chỉ nghĩ là các thầy cô trẻ, còn sung sức và có nhiều thời gian nên giúp đỡ sinh viên nhiệt tình (có lần mình viết mail 1h sáng hỏi bài tập được trả lời chỉ sau vài phút :)). Thực tế ra, UET (VNU) có một chương trình gọi là "Cán bộ tạo nguồn (CBTN)" mà ko nhiều trường ĐH ở VN có. Mục đích là giữ chân và tạo nguồn lực giảng viên chất lượng cho trường trong tương lai, ngay sau khi sv tốt nghiệp với ko ràng buộc nào cả (nghe hơi sai sai đúng ko :)). Các bạn sv UET mà đang đọc bài này thì có thể để ý thấy kha khá thầy cô trong trường đều là cựu sv UET và giờ có thể hiểu tại sao như vậy. Bản thân mình cũng đã từng thuộc kiểu này, cách để được thì các bạn tích cực tham gia các lab nghiên cứu (mình giữa năm 2 bắt đầu join lab sau khi GPA của mình hồi phục sau 2 môn Triết =((, qua năm 3 thì thầy hướng dẫn gọi mình vào phòng riêng rồi hỏi mình m muốn ở lại trường ko, mình dại khờ gật đầu cái rụp xong dính vào research cho tới bây h luôn =((). Nếu GPA của bạn tốt và bạn tự tìm tòi học hỏi có background chuyên ngành cứng, bạn có thể join lab từ năm nhất luôn. Mình nhấn mạnh cái "CBTN" là ý muốn nói rằng sv UET đang được giảng dạy bởi đa số giảng viên các thế hệ đi trước của chính UET luôn---đội ngũ mà họ cũng đã từng như bạn, hiểu được cái gì tốt cho bạn, và mong muốn bạn biết được những cái đó (có thể họ từng bỏ lỡ cái đó, theo suy nghĩ của mình khi làm trợ giảng, mình chưa phải lecturer nên cũng có thể hơi phiến diện :oops:). Thầy hướng dẫn mình mặc dù hơn mình gần 20 tuổi, nhưng có lần ngồi nói chuyện thầy cũng bảo t ở lại trường vì thầy t cũng bảo t ở lại trường đi :beat_brick: và bây giờ t cũng muốn các thế hệ sau là bọn m ở lại trường để kế nhiệm bọn t (thầy của thầy mình đã nghỉ hưu). Về mặt academic, mình không thích điều này ở các trường ĐH vì các research lines sẽ hội tụ và không còn đa dạng nữa (chung hướng nghiên cứu với thầy). Tuy nhiên, UET đang còn nhỏ và có hướng scale quy mô rất nhanh nên sẽ có nhiều khoa, ngành hơn nữa để gia tăng tính đa dạng này.

Đội ngũ giảng viên (trình độ)
Cái này mình nghĩ không cần review nhiều, tuy nhiên mình tóm gọn trong một số điểm như sau. Thứ nhất, điểm chuẩn đầu vào ĐH và tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp (và có thể tỉ lệ có lương >VND3tr, >VND10tr, >$1k, >$3k, > $5k,... mình thuộc nhóm số 1 nha :)) sẽ nói lên vị thế của trường ĐH và chất lượng của nó (bao gồm trình độ giảng viên) rồi. Thứ hai, mình có cơ hội ở lại trường với môi trường hàn lâm, tiếp xúc với nhiều thầy cô thì biết nhiều người có thể coi là GS (PGS) đầu ngành của các ngành nghiên cứu hẹp tại Việt Nam. Tức là khi bạn nhắc đến cái ngành/hướng nghiên cứu hẹp đó ở VN thì người ta sẽ biết đến thầy/cô của bạn :). Không biết các bạn sao, chứ mình rất thích làm việc với các big names ntn vì mình sẽ học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ họ. Hoặc ví dụ như bạn đi làm ở cty, gặp anh chị sếp nào đã từng học cùng trường với bạn, xong bạn bảo em học trò của thầy/cô ABC thì họ rất quan tâm vì cũng từng là học trò/ hoặc làm việc với thầy cô bạn.

Đội ngũ giảng viên (liêm khiết)
Trong 4 năm đại học ở UET và VNU, mình chưa từng thấy có ai hối lộ chạy được điểm, hay thậm chí là có bạn bè nào xung quanh mình có ý định chạy điểm, hay các vấn đề khác (trừ cái ông nào đó làm rầu nồi canh bên Khoa Luật :rolleyes:). Có chăng nếu bạn muốn qua môn, thì giảng viên cho làm bài test lại. Hoặc hay thấy nhất, là sinh viên muốn xin hạ điểm thi để học cải thiện :byebye: (vì dính C/C+ không học cải thiện được). Bản thân mình cũng hay củng cố thêm điều này bằng việc bắt phao và đình chỉ sinh viên dùng tài liệu trong lúc thi. Mỗi đợt thi cuối kỳ mình còn ở trường, mình đình chỉ ít nhất năm bạn. Xin lỗi các bạn vì mình hơi xấu xa những lúc này, nhưng để đảm bảo công bằng cho các bạn sinh viên khác, mình phải làm như vậy :beauty:.

Những cái mình chưa hài lòng
Nói đi phải nói lại, dưới đây là những điều mình chưa thấy tốt ở UET, mình sẽ liệt kê từng cái.
  1. Thiếu cơ sở hạ tầng cho phòng học, vì là một trường thành lập muộn của ĐHQG nên UET không có nhiều phòng học, hay phải vay mượn. Các bạn sinh viên khóa sau mình còn phải đi ra các giảng đường xa để học. Hi vọng, UET sẽ sớm được lên Hòa Lạc với đầy đủ cơ sở hạ tầng.
  2. Hệ thống UET-Wifi mặc dù phủ sóng khắp các giảng đường nhưng khá lởm (Không biết giờ ra sao rồi, mình report lúc mình đang còn ở trường)
  3. Hệ thống phòng học thư viện C1T hơi nhỏ cho các trường thành viên VNU (ULIS, SOL, UEB, UET,...) và có các cô ngồi giám sát. Năm nhất, mình và bạn hay sang thư viện ĐH Sư Phạm vì có không khí học hơn, nhưng đến mùa thi cao điểm bị bác bảo vệ đuổi về vì mặc áo VNU sang học ké vs sư phạm :).
  4. Một số môn học đại cương được giảng dạy bởi các giảng viên trường khác theo cách mình nghĩ là quá đại trà, bỏ qua sự quan tâm đến sinh viên như các môn chuyên ngành. Ví dụ Triết, mĩnh nghĩ mình có thể học được môn Triết nhưng vào lớp là những cơn buồn ngủ :oops:. Các bạn sv UET đã nghe đến "Dũng sĩ diệt học bổng" với môn KTVM từ UEB chưa? Nhưng riêng với Tiếng Anh, mình chả hiểu tại sao gv ULIS lại có cảm tình vs sv UETđến như thế :D.
  5. Không biết các bạn sv UET nghe đến Tứ trụ của trường chưa? :D Mình đã được trải nghiệm 3 người, ban đầu khá rén nhưng sau đó mình đã học được rất nhiều thứ từ họ.
  6. Tỉ lệ competitive học bổng khá cao cho các bạn lớp hệ thường: trường có học bổng khuyến khích học tập (KKHT) hàng kỳ, bạn auto được "ting ting" tiền học phí + vài triệu dư thêm nếu có GPA top lớp hay khoa gì đó... Lúc mình còn là sinh viên, phần lớn suất học bổng này rơi vào lớp CLC (CNTT) còn các bạn ở CB, CC, CD được ít hơn. Lí do vì lớp CLC là hình thành của nhóm sinh viên tốt vào đấy, như mình bảo những sv này thường học theo các lớp học phần riêng và tự giác đú cho bằng các bạn giỏi trong đó. Các bạn ở hệ thường hay đăng ký học đan xen giữa các lớp nhau, và chỉ hình thành các nhóm bạn nhỏ chứ ko hẳn cả một tập thể lớp để phấn đấu học tập. Đây chính là điều thiệt thòi cho các bạn ấy. Cho nên nếu vào trường ngành CNTT (ko phải KHMT), các bạn cố gắng thi vào lớp CLC nếu đủ điều kiện nhé. Nói đến đây phải kể thêm là phần thi chọn CLC/CQT không được nhiều sinh viên biết lúc nhập học (tại thời điểm của mình). Nhiều bạn mình quen ở lớp hệ thường đủ điều kiện thi CLC/CQT nhưng ko biết và không tham gia. Mình còn nhớ nhập học xong, mình còn nhớ định về nhưng trời mưa phải nán lại. Xong có bà tình nguyện viên đứng gần hỏi em ko đăng pv lớp CLC/CQT à? Xong mới đi nhờ ô của bà ý qua phỏng vấn :beat_brick:. Lúc pv mình chọn CLC (chất lượng cao) thay cho CQT (chuẩn quốc tế - CA) vì mình thấy chất lượng cao oai hơn. Sau này mới biết hóa ra cái lớp CA toàn quái vật :eek:. Không biết bây giờ các em sv khóa mới ntn rồi, có lẽ khác vì đã phân rõ tuyển sinh cho 2 ngành CNTT và KHMT.
  7. Học phí cao (cập nhật 2022). Cái này mình thấy đúng là thiệt thòi cho các bạn sv, nhưng xã hội hóa là cái tất yếu của các cơ sở đào tạo ĐH. Nhiều khi cầm hơn 3tr tiền lương trợ giảng trong tay, mình đã suy nghĩ rất nhiều lần ý nghĩa mình ở lại trường ĐH để làm gì? Các bạn cố gắng đạt học bổng KKHT để bù lại phần tiền học phí này nhé.
  8. Về marketing đầu vào và networking đầu ra: đang bận sẽ viết sau
  9. Sẽ cập nhật thêm nếu nhớ ra...

Nay mình ngồi xàm xí ra đống chữ này không biết có ai thèm đọc hết không nữa nhưng hi vọng đem lại góc nhìn mới nào đó về UET cho các bạn học sinh có ý định thi vào trường, và có thể các bạn đang là sv UET nữa :byebye:. Một lần nữa, xin nhắc lại đây là bài viết theo góc nhìn cá nhân. Các bạn sv hoặc các anh chị cựu sv của trường, và các bạn khác có thể bổ sung ý kiến khác nữa nha... Cảm ơn mọi người đã đọc!

p.s: Các bạn sv tương lai không nên bỏ qua bốn thứ nên trải nghiệm trong lúc học ĐH: 1 lần có ny, ít nhất 1 lần được học bổng, 1 lần trượt môn, và 1 lần chia tay. Thấm nhất là đăng ký môn cho ny học cùng, xong chia tay và cùng nhau trượt môn đó. Đau nhất nhưng cũng đáng nhớ nhất thời sv :D.

Các ý kiến từ các a/c cựu sv/sv.

cuongnm92

Dài quá không đọc, trước học CA vì đơn giản được ưu tiên xét tuyển thẳng do có giải quốc gia và tất cả bọn tuyển thẳng rủ nhau vào lớp đấy.

Các trường khác thì không biết nhưng cơ sở vật chất thì UET đúng là như l** bù lại thì đội ngũ giảng viên chất lượng cao, trẻ và tận tâm. Ngoài ra còn khá gần gũi với sinh viên.

Học phí rẻ (thời tôi nhé còn giờ không biết thế nào) so với các trường khác và thời gian học có 4 năm. (Bằng cử nhân hay kỹ sư không quan trọng). Tôi với bằng cử nhân vẫn sang Mỹ và làm ở Big tech bình thường. Ngoài tôi ra thì lớp tôi cũng còn 3 - 4 người nữa. Còn làm tiến sỹ nước ngoài thì từ K52 - K55 khóa nào cũng có vài người.

Về khởi nghiệp với làm sếp thì trường nào cũng có, UET cũng nhiều ;)) khóa gần tôi nổi nhất chắc có Loi luu - coin (K54 CA, lão này trước thi ACM cùng). Còn có shark Bình nhưng thời ông ý học vẫn còn là khoa CNTT thuộc đại học quốc gia

Refrigerator 2

Mình k54 cũng ra trg đc 7, 8 năm rồi.
Cái này mình nói đi nói lại rất nhiều bất khi có 1 topic hay đánh giá nào về uet. hi vọng các ae đi sau có thể cải thiện
Đó là khoản networking của trg rất rất kém. Sv ra trg xong thằng nào biết mạng thằng nấy, ko hề có các hoạt động tương trợ lẫn nhau và cho khoá dưới. So vs bk thì đúng 1 trời 1 vực khi thấy cộng đồng cựu sv của họ mà thèm.
 
Last edited:
Dài quá không đọc, trước học CA vì đơn giản được ưu tiên xét tuyển thẳng do có giải quốc gia và tất cả bọn tuyển thẳng rủ nhau vào lớp đấy.

Các trường khác thì không biết nhưng cơ sở vật chất thì UET đúng là như l** bù lại thì đội ngũ giảng viên chất lượng cao, trẻ và tận tâm. Ngoài ra còn khá gần gũi với sinh viên.

Học phí rẻ (thời tôi nhé còn giờ không biết thế nào) so với các trường khác và thời gian học có 4 năm. (Bằng cử nhân hay kỹ sư không quan trọng). Tôi với bằng cử nhân vẫn sang Mỹ và làm ở Big tech bình thường. Ngoài tôi ra thì lớp tôi cũng còn 3 - 4 người nữa. Còn làm tiến sỹ nước ngoài thì từ K52 - K55 khóa nào cũng có vài người.

Về khởi nghiệp với làm sếp thì trường nào cũng có, UET cũng nhiều ;)) khóa gần tôi nổi nhất chắc có Loi luu - coin (K54 CA, lão này trước thi ACM cùng). Còn có shark Bình nhưng thời ông ý học vẫn còn là khoa CNTT thuộc đại học quốc gia

P/S : Tôi cứ nghĩ UET "ranh tiếng" lắm mà giờ cũng phải lên voz PR sao? Hày là trường mới thêm khoa liên kết hay quốc tế nào à?
 
Last edited:
học CNTT thì cần thầy giỏi hơn là cơ sở vật chất tốt. Cơ sở vật chất thì trường top nào chả có phòng máy.
 
Mình vào UET khoá 2015 lúc đó PTIT còn dùng quạt trần (Lúc mình ra trường mới thấy đang lắp), còn BK phòng có phòng ko. Còn bên UET điều hoà full giảng đường, phải mang chăn đi đắp
 
  1. Hệ thống UET-Wifi mặc dù phủ sóng khắp các giảng đường nhưng khá lởm (Không biết giờ ra sao rồi, mình report lúc mình đang còn ở trường)
Vcl k biết thớt K bao nhiêu. Chứ mình ngồi giảng đường G2 bắt wifi còn xem được pornhub full HD :too_sad:

Không biết các bạn sv UET nghe đến Tứ trụ của trường chưa? :D Mình đã được trải nghiệm 3 người, ban đầu khá rén nhưng sau đó mình đã học được rất nhiều thứ từ họ
Tứ trụ hình như là thầy PNH, thầy VĐH, thầy ĐTH + 1 à :LOL:))
 
K5x UET đây :beauty: tự hào là sinh viên trường đại học có cổng to nhất Miền Bắc :beauty:

Hiện có 1 thằng bạn làm giảng viên tại trường

Alo P ơi :D
 
Last edited:
Mình k54 cũng ra trg đc 7, 8 năm rồi.
Cái này mình nói đi nói lại rất nhiều bất khi có 1 topic hay đánh giá nào về uet. hi vọng các ae đi sau có thể cải thiện
Đó là khoản networking của trg rất rất kém. Sv ra trg xong thằng nào biết mạng thằng nấy, ko hề có các hoạt động tương trợ lẫn nhau và cho khoá dưới. So vs bk thì đúng 1 trời 1 vực khi thấy cộng đồng cựu sv của họ mà thèm.
 
Intro dài loằng ngoằng
Trong các ngành thuộc CNTT thì ai cũng biết tự tìm tòi, tự học là cái quyết định cao nhất để bạn có thể giỏi lên. Tuy nhiên, theo mình môi trường xung quanh (bạn bè) và những người dẫn dắt, làm role model cho bạn (giảng viên, senior khóa trên) cũng rất quan trọng. Ví dụ, lớp toàn bọn giỏi thì mình cũng phải cố đú cho bằng được bọn nó. Hoặc khóa trên có ông nào khủng thì mình ít phải được 1 lần có cái gì bằng 1/10, 1/5, 1/2 người ta. Đặc biệt, mình vẫn luôn thấm cái câu ko biết từ đâu ra: "Chọn bạn làm project ĐH còn quan trọng hơn chọn vợ" :D. Với hơn 6 năm ở trường, mình cảm nhận thấy UET cho mình đủ tất cả những resource này một cách tốt nhất, và mình đã tận dụng hết được để có một số thứ nhất định. Bài viết này mình muốn viết ra từ lâu, nhưng phải trải qua hết các vị trí mình mới dám tự tin chia sẻ cho các bạn: (1) phân vân có nên vào UET ko lúc nộp hồ sơ ĐH, (2) là sinh viên của trường, (3) giảng dạy tại trường (mình làm trợ giảng thui), và (4) đã té khỏi trường :D. Mình xin phép review tập trung vào yếu tố con người, còn những cái khác như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, v.v. đã có nhiều người nhắc đến rồi, có chăng mình chỉ liệt kê những cái mình không thích ở cuối bài thôi.

View attachment 1197145

Đội ngũ giảng viên (sự nhiệt huyết)
Mình nghĩ rằng đây là điểm mạnh tuyệt đối khi so sánh UET với các trường ĐH đào tạo CNTT khác. Lí do đằng sau thì phải đến lúc ở lại trường sau khi tốt nghiệp mình mới hiểu ra. Lúc đang là sinh viên, chỉ nghĩ là các thầy cô trẻ, còn sung sức và có nhiều thời gian nên giúp đỡ sinh viên nhiệt tình (có lần mình viết mail 1h sáng hỏi bài tập được trả lời chỉ sau vài phút :)). Thực tế ra, UET (VNU) có một chương trình gọi là "Cán bộ tạo nguồn (CBTN)" mà ko nhiều trường ĐH ở VN có. Mục đích là giữ chân và tạo nguồn lực giảng viên chất lượng cho trường trong tương lai, ngay sau khi sv tốt nghiệp với ko ràng buộc nào cả (nghe hơi sai sai đúng ko :)). Các bạn sv UET mà đang đọc bài này thì có thể để ý thấy kha khá thầy cô trong trường đều là cựu sv UET và giờ có thể hiểu tại sao như vậy. Bản thân mình cũng đã từng thuộc kiểu này, cách để được thì các bạn tích cực tham gia các lab nghiên cứu (mình giữa năm 2 bắt đầu join lab sau khi GPA của mình hồi phục sau 2 môn Triết =((, qua năm 3 thì thầy hướng dẫn gọi mình vào phòng riêng rồi hỏi mình m muốn ở lại trường ko, mình dại khờ gật đầu cái rụp xong dính vào research cho tới bây h luôn =((). Nếu GPA của bạn tốt và bạn tự tìm tòi học hỏi có background chuyên ngành cứng, bạn có thể join lab từ năm nhất luôn. Mình nhấn mạnh cái "CBTN" là ý muốn nói rằng sv UET đang được giảng dạy bởi đa số giảng viên các thế hệ đi trước của chính UET luôn---đội ngũ mà họ cũng đã từng như bạn, hiểu được cái gì tốt cho bạn, và mong muốn bạn biết được những cái đó (có thể họ từng bỏ lỡ cái đó, theo suy nghĩ của mình khi làm trợ giảng, mình chưa phải lecturer nên cũng có thể hơi phiến diện :oops:). Thầy hướng dẫn mình mặc dù hơn mình gần 20 tuổi, nhưng có lần ngồi nói chuyện thầy cũng bảo t ở lại trường vì thầy t cũng bảo t ở lại trường đi :beat_brick: và bây giờ t cũng muốn các thế hệ sau là bọn m ở lại trường để kế nhiệm bọn t (thầy của thầy mình đã nghỉ hưu). Về mặt academic, mình không thích điều này ở các trường ĐH vì các research lines sẽ hội tụ và không còn đa dạng nữa (chung hướng nghiên cứu với thầy). Tuy nhiên, UET đang còn nhỏ và có hướng scale quy mô rất nhanh nên sẽ có nhiều khoa, ngành hơn nữa để gia tăng tính đa dạng này.

Đội ngũ giảng viên (trình độ)
Cái này mình nghĩ không cần review nhiều, tuy nhiên mình tóm gọn trong một số điểm như sau. Thứ nhất, điểm chuẩn đầu vào ĐH và tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp (và có thể tỉ lệ có lương >VND3tr, >VND10tr, >$1k, >$3k, > $5k,... mình thuộc nhóm số 1 nha :)) sẽ nói lên vị thế của trường ĐH và chất lượng của nó (bao gồm trình độ giảng viên) rồi. Thứ hai, mình có cơ hội ở lại trường với môi trường hàn lâm, tiếp xúc với nhiều thầy cô thì biết nhiều người có thể coi là GS (PGS) đầu ngành của các ngành nghiên cứu hẹp tại Việt Nam. Tức là khi bạn nhắc đến cái ngành/hướng nghiên cứu hẹp đó ở VN thì người ta sẽ biết đến thầy/cô của bạn :). Không biết các bạn sao, chứ mình rất thích làm việc với các big names ntn vì mình sẽ học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ họ. Hoặc ví dụ như bạn đi làm ở cty, gặp anh chị sếp nào đã từng học cùng trường với bạn, xong bạn bảo em học trò của thầy/cô ABC thì họ rất quan tâm vì cũng từng là học trò/ hoặc làm việc với thầy cô bạn.

Đội ngũ giảng viên (liêm khiết)
Trong 4 năm đại học ở UET và VNU, mình chưa từng thấy có ai hối lộ chạy được điểm, hay thậm chí là có bạn bè nào xung quanh mình có ý định chạy điểm, hay các vấn đề khác (trừ cái ông nào đó làm rầu nồi canh bên Khoa Luật :rolleyes:). Có chăng nếu bạn muốn qua môn, thì giảng viên cho làm bài test lại. Hoặc hay thấy nhất, là sinh viên muốn xin hạ điểm thi để học cải thiện :byebye: (vì dính C/C+ không học cải thiện được). Bản thân mình cũng hay củng cố thêm điều này bằng việc bắt phao và đình chỉ sinh viên dùng tài liệu trong lúc thi. Mỗi kỳ thi cuối mình còn ở trường, mình đình chỉ ít nhất năm bạn. Xin lỗi các bạn vì mình hơi xấu xa những lúc này, nhưng để đảm bảo công bằng cho các bạn sinh viên khác, mình phải làm như vậy :beauty:.

Những cái mình chưa hài lòng
Nói đi phải nói lại, dưới đây là những điều mình chưa thấy tốt ở UET, mình sẽ liệt kê từng cái.
  1. Thiếu cơ sở hạ tầng cho phòng học, vì là một trường thành lập muộn của ĐHQG nên UET không có nhiều phòng học, hay phải vay mượn. Các bạn sinh viên khóa sau mình còn phải đi ra các giảng đường xa để học. Hi vọng, UET sẽ sớm được lên Hòa Lạc với đầy đủ cơ sở hạ tầng.
  2. Hệ thống UET-Wifi mặc dù phủ sóng khắp các giảng đường nhưng khá lởm (Không biết giờ ra sao rồi, mình report lúc mình đang còn ở trường)
  3. Hệ thống phòng học thư viện C1T hơi nhỏ cho các trường thành viên VNU (ULIS, SOL, UEB, UET,...) và có các cô ngồi giám sát. Năm nhất, mình và bạn hay sang thư viện ĐH Sư Phạm vì có không khí học hơn, nhưng đến mùa thi cao điểm bị bác bảo vệ đuổi về vì mặc áo VNU sang học ké vs sư phạm :).
  4. Một số môn học đại cương được giảng dạy bởi các giảng viên trường khác theo cách mình nghĩ là quá đại trà, bỏ qua sự quan tâm đến sinh viên như các môn chuyên ngành. Ví dụ Triết, mĩnh nghĩ mình có thể học được môn Triết nhưng vào lớp là những cơn buồn ngủ :oops:. Các bạn sv UET đã nghe đến "Dũng sĩ diệt học bổng" với môn KTVM từ UEB chưa? Nhưng riêng với Tiếng Anh, mình chả hiểu tại sao gv ULIS lại có cảm tình vs sv UETđến như thế :D.
  5. Không biết các bạn sv UET nghe đến Tứ trụ của trường chưa? :D Mình đã được trải nghiệm 3 người, ban đầu khá rén nhưng sau đó mình đã học được rất nhiều thứ từ họ.
  6. Tỉ lệ competitive học bổng khá cao cho các bạn lớp hệ thường: trường có học bổng khuyến khích học tập (KKHT) hàng kỳ, bạn auto được "ting ting" tiền học phí + vài triệu dư thêm nếu có GPA top lớp hay khoa gì đó... Lúc mình còn là sinh viên, phần lớn suất học bổng này rơi vào lớp CLC (CNTT) còn các bạn ở CB, CC, CD được ít hơn. Lí do vì lớp CLC là hình thành của nhóm sinh viên tốt vào đấy, như mình bảo những sv này thường học theo các lớp học phần riêng và tự giác đú cho bằng các bạn giỏi trong đó. Các bạn ở hệ thường hay đăng ký học đan xen giữa các lớp nhau, và chỉ hình thành các nhóm bạn nhỏ chứ ko hẳn cả một tập thể lớp để phấn đấu học tập. Đây chính là điều thiệt thòi cho các bạn ấy. Cho nên nếu vào trường ngành CNTT (ko phải KHMT), các bạn cố gắng thi vào lớp CLC nếu đủ điều kiện nhé. Nói đến đây phải kể thêm là phần thi chọn CLC/CQT không được nhiều sinh viên biết lúc nhập học (tại thời điểm của mình). Nhiều bạn mình quen ở lớp hệ thường đủ điều kiện thi CLC/CQT nhưng ko biết và không tham gia. Mình còn nhớ nhập học xong, mình còn nhớ định về nhưng trời mưa phải nán lại. Xong có bà tình nguyện viên đứng gần hỏi em ko đăng pv lớp CLC/CQT à? Xong mới đi nhờ ô của bà ý qua phỏng vấn :beat_brick:. Lúc pv mình chọn CLC (chất lượng cao) thay cho CQT (chuẩn quốc tế - CA) vì mình thấy chất lượng cao oai hơn. Sau này mới biết hóa ra cái lớp CA toàn quái vật :eek:. Không biết bây giờ các em sv khóa mới ntn rồi, có lẽ khác vì đã phân rõ tuyển sinh cho 2 ngành CNTT và KHMT.
  7. Học phí cao (cập nhật 2022). Cái này mình thấy đúng là thiệt thòi cho các bạn sv, nhưng xã hội hóa là cái tất yếu của các cơ sở đào tạo ĐH. Nhiều khi cầm hơn 3tr tiền lương trợ giảng trong tay, mình đã suy nghĩ rất nhiều lần ý nghĩa mình ở lại trường ĐH để làm gì? Các bạn cố gắng đạt học bổng KKHT để bù lại phần tiền học phí này nhé.
  8. Sẽ cập nhật thêm nếu nhớ ra...

Nay mình ngồi xàm xí ra đống chữ này không biết có ai thèm đọc hết không nữa nhưng hi vọng đem lại góc nhìn mới nào đó về UET cho các bạn học sinh có ý định thi vào trường, và có thể các bạn đang là sv UET nữa :byebye:. Một lần nữa, xin nhắc lại đây là bài viết theo góc nhìn cá nhân. Các bạn sv hoặc các anh chị cựu sv của trường, và các bạn khác có thể bổ sung ý kiến khác nữa nha... Cảm ơn mọi người đã đọc!

p.s: Các bạn sv tương lai không nên bỏ qua bốn thứ nên trải nghiệm trong lúc học ĐH: 1 lần có ny, ít nhất 1 lần được học bổng, 1 lần trượt môn, và 1 lần chia tay. Thấm nhất là đăng ký môn cho ny học cùng, xong chia tay và cùng nhau trượt môn đó. Đau nhất nhưng cũng đáng nhớ nhất thời sv :D.

K59 đây, niềm tự hào đầu đời mình là đc học UET :)

Sent from Samsung SM-N986U1 using vozFApp
 
tứ trụ trường mình là ai vậy ạ?
(có thầy TT Hải ko ạ?) :sweat::sweat::sweat:

Chắc mới gần đây có khái niệm này, chứ trước có Thầy Thuỵ, Thầy Đô, Thầy Hải, toàn hàng khủng :sweat:

via theNEXTvoz for iPhone
Thấy sinh viên khoá tôi đồn thổi là: "Hà hổ, Duy báo, Sơn cáo, Vinh chồn". (Dựa theo cụm hổ báo cáo chồn).
Thiệt thòi cho các bạn khoá sau là không còn được học thầy "Đoàn Minh Phương" nữa. Thầy giúp cho toàn bộ sinh viên các khoá hiểu được vài điều:
  • Hiệu trưởng cũng chả có quyền trong môn của thầy
  • Không học thì auto tạch
  • Thử thách tâm lý trong phòng thi tăng lên một bậc

P/s: Chủ thread cho có 4, 5 bạn lên bảng tin thôi à, hơi ít so với truyền thống. Mỗi kỳ cho bao nhiêu con 0s thi thực hành? Đuổi bao nhiêu sv 1 lớp rồi ? :))))
 
Thầy T dạo này lại lên voz tìm zai nối nghiệp cơ à?
Mà dạo này mấy thấy UET lớp trẻ ra G3 chém hơi quá, các em nó nhìn vào không hay cho lắm :sexy_girl:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vcl k biết thớt K bao nhiêu. Chứ mình ngồi giảng đường G2 bắt wifi còn xem được pornhub full HD :too_sad:


Tứ trụ hình như là thầy PNH, thầy VĐH, thầy ĐTH + 1 à :LOL:))
H còn cái nịt, wifi yếu như c ho, bắt đc thì chỉ cho vào web trường:angry::angry::angry:
 
So vs bk thì đúng 1 trời 1 vực khi thấy cộng đồng cựu sv của họ mà thèm.
Tôi đang ở Mỹ và bên này ex-UETer có mấy mống đếm trên đầu ngón tay. Mỗi người làm 1 cty khác nhau (google, facebook, adobe, microsoft, ...) lại ở 1 bang khác nhau thì khó mà tạo ra công đồng được.

UETer nào chuẩn bị sang Mỹ hoặc có dự định thì có thể ping tôi.
 
Last edited:
Dài quá không đọc, trước học CA vì đơn giản được ưu tiên xét tuyển thẳng do có giải quốc gia và tất cả bọn tuyển thẳng rủ nhau vào lớp đấy.

Các trường khác thì không biết nhưng cơ sở vật chất thì UET đúng là như l** bù lại thì đội ngũ giảng viên chất lượng cao, trẻ và tận tâm. Ngoài ra còn khá gần gũi với sinh viên.

Học phí rẻ (thời tôi nhé còn giờ không biết thế nào) so với các trường khác và thời gian học có 4 năm. (Bằng cử nhân hay kỹ sư không quan trọng). Tôi với bằng cử nhân vẫn sang Mỹ và làm ở Big tech bình thường. Ngoài tôi ra thì lớp tôi cũng còn 3 - 4 người nữa. Còn làm tiến sỹ nước ngoài thì từ K52 - K55 khóa nào cũng có vài người.

Về khởi nghiệp với làm sếp thì trường nào cũng có, UET cũng nhiều ;)) khóa gần tôi nổi nhất chắc có Loi luu - coin (K54 CA, lão này trước thi ACM cùng). Còn có shark Bình nhưng thời ông ý học vẫn còn là khoa CNTT thuộc đại học quốc gia

P/S : Tôi cứ nghĩ UET "ranh tiếng" lắm mà giờ cũng phải lên voz PR sao? Hày là trường mới thêm khoa liên kết hay quốc tế nào à?
Trg làm PR quá kém chứ còn gì nữa. giờ thông tin chắc dễ tiếp cận hơn(nhưng hs c3 gần như ko có 1 hình dung nào về uet). Trc chỉ biết uet qua cái quyển những điều cần biết.
 
Trg làm PR quá kém chứ còn gì nữa. giờ thông tin chắc dễ tiếp cận hơn(nhưng hs c3 gần như ko có 1 hình dung nào về uet). Trc chỉ biết uet qua cái quyển những điều cần biết.
Chắc vừa làm cái tăng học phí nên mới phải lên voz PR như này:D:D:D
 
Back
Top