Sai lầm cơ bản của thuyết 'thế giới giả lập'

Một số người tin rằng chúng ta đang sống trong thế giới giả lập, kể cả nhân vật nổi tiếng như Elon Musk. Tuy nhiên, bản thân giả thuyết này tồn tại lỗ hổng lớn.

Giả thuyết thế giới giả lập khởi nguồn vào năm 2003, trong bài báo khoa học nổi tiếng của triết gia Nick Bostrom đến từ Đại học Oxford. Ông cho rằng thực tại của chúng ta chỉ là một mô phỏng trên máy tính của nền văn minh tiên tiến nào đó.

Theo Nick Bostrom, người đặt nền móng cho thuyết thế giới giả lập, có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính.

Theo nhà Triết học Tự nhiên Marcelo Gleiser, giáo sư Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Dartmouth - người từng đoạt giải thưởng Templeton, giả thuyết loài người đang sống trong một thế giới giả lập bởi phần mềm máy tính chỉ là cái cớ để biện minh cho những thất bại về môi trường, đạo đức xã hội.

Trong bài viết của mình, Marcelo Gleiser đã chỉ ra sai lầm cơ bản của Nick Bostrom.

Đầu tiên, ông lập luận, nếu chúng ta đang sống trong một mô phỏng do một chủng tộc siêu nhân điều hành, thì không có gì ngăn cản họ cũng chỉ là một phần của mô phỏng bởi chủng tộc siêu nhiên cấp tiến hơn. Điều này sẽ dẫn đến một vòng lặp hồi quy vô tận, đồng thời đưa đến câu hỏi kinh điển trong triết học: Ai là người đầu tiên tạo ra mô phỏng?

Thứ hai, học giả Dartmouth đặt câu hỏi: Tại sao giống loài nào nào đó, thuộc thế hệ tiến hóa sau con người hoặc người ngoài hành tinh, lại muốn mô phỏng loài người ở cấp độ hiện tại? "Khi đánh giá về hành động của một trí thông minh mà chúng ta chưa từng biết đến, câu hỏi cơ bản nhất là tại sao họ lại làm như vậy. Chúng ta không có bất kỳ hiểu biết nào về ý định của họ", Marcelo Gleiser lập luận.

Giáo sư cho rằng dù chưa xác định được sự thật là gì, bản thân thuyết thế giới giả lập tác động xấu đến lòng tự trọng của con người. Nó khiến những người tin tưởng từ bỏ ý thức tự chủ của họ và trở thành người theo chủ nghĩa hư vô.

"Rốt cuộc, nếu tất cả đều là một trò chơi lớn mà chúng ta không thể kiểm soát thì tại sao phải bận tâm? Hành động hoặc ý thức về việc này có thể tạo ra khác biệt gì?", Marcelo Gleiser đặt vấn đề.

https://zingnews.vn/sai-lam-co-ban-cua-thuyet-the-gioi-gia-lap-post1393925.html
 
Rốt cuộc, nếu tất cả đều là một trò chơi lớn mà chúng ta không thể kiểm soát thì tại sao phải bận tâm? Hành động hoặc ý thức về việc này có thể tạo ra khác biệt gì?", Marcelo Gleiser đặt vấn đề.
Giáo sư chưa coi phim Ma Trận à?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thứ hai, học giả Dartmouth đặt câu hỏi: Tại sao giống loài nào nào đó, thuộc thế hệ tiến hóa sau con người hoặc người ngoài hành tinh, lại muốn mô phỏng loài người ở cấp độ hiện tại? "Khi đánh giá về hành động của một trí thông minh mà chúng ta chưa từng biết đến, câu hỏi cơ bản nhất là tại sao họ lại làm như vậy. Chúng ta không có bất kỳ hiểu biết nào về ý định của họ", Marcelo Gleiser lập luận.
Đơn giản chỉ là để giải trí thôi. Giống như chúng ta load một cái map trong đế chế, dota...
 
"Rốt cuộc, nếu tất cả đều là một trò chơi lớn mà chúng ta không thể kiểm soát thì tại sao phải bận tâm? Hành động hoặc ý thức về việc này có thể tạo ra khác biệt gì?", Marcelo Gleiser đặt vấn đề.
Logic đơn giản thế này mà ko nhiều người hiểu được đâu. Nếu đấng toàn năng mà toàn năng thật thì việc chúng ta quỳ lạy hay chửi bới ông ta không hề khác biệt. Và đương nhiên ngược lại đấng toàn năng cũng chẳng rảnh lờ quan tâm đến việc chúng ta đối xử thế nào vs ông ấy.
 
Đơn giản chỉ là để giải trí thôi. Giống như chúng ta load một cái map trong đế chế, dota...
Ngày nền văn minh loài người diệt vong là kiểu: Tủ lạnh, tắt máy đi ngủ đi con! Dạ, click, chết mịa, quên save.
 
Chả thấy chỉ ra sai lầm ở đâu. Chỉ thấy đặt câu hỏi ngược kiểu ngụy phản biện.
Thì bản thân cái lập luận của ông đầu tiên cũng có đủ logic đâu?

có ít nhất một trong 3 mệnh đề sau đây đúng: các nền văn minh thường tuyệt chủng trước khi có khả năng phát triển được mô phỏng thực tế; các nền văn minh tiên tiến thường không quan tâm đến việc tạo ra các mô phỏng thực tế; gần như chắc chắn chúng ta đang sống bên trong một mô phỏng máy tính

3 mệnh đề có ít nhất 1 cái đúng, tại sao ko phải là 3 cái cùng sai? Người ngoài hành tinh đủ lý do và khả năng để mô phỏng ra con người, thì cũng đâu thể khẳng định đc là con người chắc chắn do mô phỏng? Biết đâu mô phỏng có thật, nhưng diễn ra ở nơi khác ko liên quan thì sao? Tôi có đủ khả năng mô phỏng xã hội loài kiến, đâu có nghĩa là tất cả loài kiến đều do tôi mô phỏng?
 
Thì bản thân cái lập luận của ông đầu tiên cũng có đủ logic đâu?



3 mệnh đề có ít nhất 1 cái đúng, tại sao ko phải là 3 cái cùng sai? Người ngoài hành tinh đủ lý do và khả năng để mô phỏng ra con người, thì cũng đâu thể khẳng định đc là con người chắc chắn do mô phỏng? Biết đâu mô phỏng có thật, nhưng diễn ra ở nơi khác ko liên quan thì sao? Tôi có đủ khả năng mô phỏng xã hội loài kiến, đâu có nghĩa là tất cả loài kiến đều do tôi mô phỏng?
Bác có thể tìm đọc bài gốc của ông tác giả, ở mục số 4 La Mã. Khá ngắn.

https://ora.ox.ac.uk/objects/uuid:4...=application/pdf&type_of_work=Journal+article
 
Giả lập cc, chúng ta đang ở trong 1 động phủ, có đầy đủ thiên đạo pháp tắc, có thể tự do phát triển. Thằng nào bảo t sai thì chứng minh đi :angry:
 
Back
Top