Sâm 'quốc bảo' Việt đi về đâu?: Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu

Dragon Center

Senior Member

Trong vai người mua hàng, phóng viên Thanh Niên đã tiếp cận một số tay buôn sâm Lai Châu có nguồn gốc từ Trung Quốc.​

Trước khi đến Lai Châu, "thủ phủ" của sâm Lai Châu (SLC), chúng tôi đã vào các trang rao bán sâm công khai tràn lan trên mạng. Tiến sĩ Lê Thị Hồng Vân (Trường ĐH Y Dược TP.HCM), người tham gia kiểm định sâm Việt, khẳng định hầu hết sâm bán trên mạng thường được rao là sâm Ngọc Linh (SNL) nhưng với giá cực rẻ thực chất đều là SLC do người Trung Quốc trồng rồi nhập lậu về Việt Nam. Tìm hiểu thêm, chúng tôi xác định điểm tập kết sâm lậu từ Trung Quốc chủ yếu là Lai Châu nên đã lên đường đến tận nơi để thâm nhập thực tế.

Sâm Lai Châu gốc Trung Quốc muốn bao nhiêu cũng có​

Sau khi gặp phía Công an H.Phong Thổ, Lai Châu để tìm hiểu về đường đi của SLC người Trung Quốc trồng rồi nhập lậu qua Việt Nam, chúng tôi gọi một ô tô chạy dịch vụ để về TP.Lai Châu. Ngay trên xe này, chúng tôi hỏi ở đây có dễ mua SLC trồng ở Trung Quốc không, thì anh tài xế nhanh nhảu như bắt được mối làm ăn. "Giống SLC trồng ở bên Vân Nam, Trung Quốc nhập lậu về đây giá cực kỳ rẻ. Anh kinh doanh món này thì em lấy hàng cho". Tôi nói cần số lượng lớn để kinh doanh, có thể đáp ứng được không thì anh ta khẳng định: "Muốn bao nhiêu cũng có".
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu - Ảnh 1.
Hoa sâm và sâm Lai Châu nhập lậu từ Trung Quốc
Công an H.Phong Thổ cung cấp​

Đến TP.Lai Châu, chúng tôi gặp một cán bộ làm ở Sở NN-PTNT, người từng tham gia kiểm định SLC trên địa bàn tỉnh. Cán bộ này cho tôi hàng loạt địa chỉ Zalo của một số đầu nậu buôn sâm Việt tại đây và khuyến nghị tôi đổi giao diện, nickname trên Zalo của mình để kết nối với họ. Với giao diện mới có nhiều hình ảnh chụp cùng kho rượu sâm Việt, tôi đã thuyết phục được một số chủ vựa buôn bán sâm cho gặp gỡ.
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu - Ảnh 2.

Chủ vựa sâm đầu tiên tôi gặp là một phụ nữ người Dao. Đưa tôi về nhà, người này cho hay ở đây bán đủ các loại SLC gồm sâm trồng, sâm tự nhiên được đem về trồng lại trong vườn của người dân và SLC do người Trung Quốc trồng. "Sâm tự nhiên trồng lại trong vườn giá rất cao. Sâm do chính người dân ở Lai Châu trồng mức giá trung bình, còn SLC do người Trung Quốc trồng thì giá rất rẻ", cô cho biết.
Tôi hỏi SLC do người Trung Quốc trồng giá bao nhiêu một ký, chủ vựa người Dao cho biết tầm vài triệu đồng trở lên. Hỏi tại sao sâm Trung Quốc trồng rẻ thế, thì cô giải thích: "Tiền nào của nấy. Người Trung Quốc trồng theo cách của họ nên củ sâm nhanh to, sản lượng lớn, tầm 3 tuổi trở lên họ đã nhổ bán nên giá rẻ". "Thế nếu mua ngay số lượng lớn sâm Trung Quốc thì có không?", tôi hỏi. Chủ vựa sâm trả lời nguồn hàng sâm Trung Quốc rất nhiều, nhưng hiện nay cô không trữ sẵn, nếu muốn mua thì đặt hàng.
Tôi gọi điện qua Zalo với một chủ vựa sâm khác tại Lai Châu có tên là M.L để hỏi mua sâm Trung Quốc. Người này cũng cho biết muốn mua SLC do người dân Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc) trồng thì đợi cô về vì cô đang sang nước bạn để lấy sâm.

Chủ cơ sở trồng sâm Lai Châu cũng bán sâm lậu ?​

Cũng từ địa chỉ Zalo mà vị cán bộ ở Sở NN-PTNT tỉnh Lai Châu cung cấp, chúng tôi liên lạc với một người đàn ông bán sâm Việt. Ông lái ô tô đến đón chúng tôi và giới thiệu mình có cơ sở trồng SLC tại địa phương với số lượng cả trăm ngàn cây.
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu - Ảnh 3.
“Sâm Việt” được rao với giá rẻ trên mạng đều là sâm lậu
Chụp màn hình​

Trên đường, chúng tôi hỏi có bán SLC do người Trung Quốc trồng rồi nhập đường tiểu ngạch về Việt Nam không thì người này tỏ vẻ thận trọng. Ông nói để hiểu rõ hơn chúng tôi có nhu cầu mua loại sâm nào và mua kinh doanh hay để dùng thì nên vào quán cà phê trao đổi kỹ. Trong quán cà phê, tôi nói mình cần mua tất cả các loại SLC, trong đó có sâm Trung Quốc, thì người này cho biết muốn mua SLC do người Trung Quốc trồng về kinh doanh thì ông có thể tìm nguồn hàng để cung cấp. "Ở đây có 2, 3 loại hàng. Một là hàng trồng có nguồn gốc xuất xứ. Hai là hàng của đồng bào người ta mang về bán. Ba là hàng Tàu. Hàng Tàu thì rẻ, nhưng chất lượng không đảm bảo", người đàn ông này cho hay.
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu - Ảnh 4.

"Đã đến đây thì mình cũng chia sẻ để anh em chọn lựa. Chấp nhận hàng rẻ thì lấy hàng Tàu. Chấp nhận lấy hàng vừa vừa thì lấy hàng của đồng bào trồng. Chấp nhận lấy hàng cơ sở thì giá cao hơn, nhưng cơ sở có thể bảo lãnh viết giấy tờ cho mình", người này nói thêm.
Chúng tôi hỏi giá cả của 3 loại sâm như thế nào thì người đàn ông này cho biết giá chênh lệch nhau rất nhiều. "Hàng sâm trồng tầm 6 năm tuổi của cơ sở ngang ngang tầm SNL đấy, thấp hơn SNL một tí. Khách du lịch đến mua tầm 90 - 100 triệu đồng/kg, khách mua sỉ tầm 40 - 50 triệu đồng thôi", chủ vựa sâm này cho biết. "Vậy SLC do người Trung Quốc trồng giá bao nhiêu?", tôi thăm dò. Ông trả lời nếu mua sỉ thì giá tầm 2,5 triệu đồng/kg.
Chúng tôi hỏi thêm có đảm bảo an toàn khi vận chuyển các loại sâm kể trên hay không thì ông cho biết hiện nay cơ quan chức năng ở đây xử lý rất gắt gao việc buôn bán sâm không rõ nguồn gốc, nhất là sâm Trung Quốc nhập lậu. Cụ thể, sâm của cơ sở sẽ có giấy chứng nhận nguồn gốc của chính quyền xã nên đảm bảo. Riêng sâm mua của người dân chưa được đăng ký cơ sở trồng sâm và sâm có nguồn gốc từ Trung Quốc thì có thể bị bắt. Tuy nhiên, để trấn an chúng tôi, ông chủ vựa sâm nói nhờ có "quan hệ" nên có thể giảm thiểu rủi ro, và nếu lỡ rơi vào tình thế bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ lô sâm không rõ nguồn gốc thì người bán sẽ "cưa đôi" tiền. Nghĩa là ông chỉ lấy phân nửa số tiền khách hàng bỏ ra mua sâm.
Thâm nhập giới đầu nậu sâm lậu - Ảnh 5.
Loại sâm Lai Châu nhưng chưa được chứng nhận nguồn gốc tại nhà một đầu nậu bán sâm Việt
Thiên Thảo​

Rời quán cà phê, chúng tôi đề nghị về kho để xem hàng. Ông chủ này thoái thác với lý do không thể mở kho để lấy các loại sâm cho xem, nhưng đồng ý đưa chúng tôi về nhà xem một số mẫu có sẵn. Tại đây, vợ của ông chỉ đưa cho chúng tôi xem 2 loại sâm và nói đó là sâm trồng và một loại kia là sâm tự nhiên được trồng lại, cả hai đều có xuất xứ ở bản địa Lai Châu. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi về thì người vợ ông chủ vựa sâm này gửi qua Zalo tin nhắn ảnh giới thiệu một lô sâm khác. Chúng tôi gửi hình ảnh lô sâm đó cho một người sành sỏi về sâm Việt nhận diện thì người này khẳng định đó đích thị là lô SLC có xuất xứ từ Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Biển, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, cho biết từ năm 2021 đến nay, theo thống kê của các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu, lực lượng kiểm lâm phối hợp với lực lượng công an đã phát hiện, phối hợp xử lý 22 vụ vi phạm liên quan đến mua bán, vận chuyển, tàng trữ củ, thân, lá SLC, xử phạt số tiền 154,5 triệu đồng, tịch thu 403,1 kg tang vật. Tình hình buôn lậu sâm Lai Châu có xuất xứ từ Trung Quốc đã có chiều hướng giảm so với thời gian trước. Từ đầu năm 2023 đến nay lực lượng kiểm lâm phối hợp với lực lượng công an mới phát hiện 2 vụ mua, tàng trữ sâm Lai Châu trái pháp luật.
 
Chúng tôi gửi hình ảnh lô sâm đó cho một người sành sỏi về sâm Việt nhận diện thì người này khẳng định đó đích thị là lô SLC có xuất xứ từ Trung Quốc.
dẫn chứng có như không
ghXpJrI.png
 
Suốt ngày báo chí cứ văn vở cái vụ sâm ngọc linh này. Ngon thì nhân giống rồi trồng công nghiệp mẹ nó giống bọn hàn ấy. Lấy số lượng bù chất lượng

via theNEXTvoz for iPhone
đúng rồi, trung quốc nó bán 10 đồng mình trồng ra bán 3 đồng xem nó chơi như nào:ah::ah:
 
dẫn chứng có như không
ghXpJrI.png
"Người sành sõi" đó là ai? Nếu không phải do lều báo xạo lol ra thì chắc chắn người đó cũng là dân bán sâm kèm câu trả lời đầy uy tín "sâm này sâm TQ,nhìn sơ là biết nhưng cửa hàng anh không nhập loại này"
uVHXgJD.gif
 
đến sâm ngọc linh bên TQ giờ còn trồng được nữa là mấy loại sâm này, sâm TQ vài triệu 1 kg, sâm VN giá gấp 20-30 lần tron khi chất lượng dựa vào niềm tin là sâm VN tốt hơn
 
Thì muốn đạp gãy nó phải rẻ hơn nó, trồng khủng hơn nó. Mất cảnh giác với nó là nó chơi nát đít thôi, cái giá là muốn giành lại thì phải gồng mình chịu lỗ mấy năm.
 
Bên Mẽo cũng có đầy sâm nha
Trước xem trên NatGeo có hội săn sâm núi bán lại cho bọn Hàn luôn
Bên Mẽo rừng núi bạt ngàn, sâm chả ai thèm đào mà bán cho tụi Hàn toàn mấy chục k $
 
Sâm tàu hàn và cả mỹ nó trồng quy mô công nghiệp rồi
View attachment 2247228
View attachment 2247234
nhìn nó trồng như ruộng khoai lang =]]
còn mình do thổ nhưỡng khí hậu kén hơn nên thành ra trồng lâu lớn tít trên núi, có thể dược tính cao hơn nhưng cùng giống thì cũng 1 9 10, mấy anh bên mình bơm thổi là chính
 
Suốt ngày báo chí cứ văn vở cái vụ sâm ngọc linh này. Ngon thì nhân giống rồi trồng công nghiệp mẹ nó giống bọn hàn ấy. Lấy số lượng bù chất lượng

via theNEXTvoz for iPhone
Sâm Ngọc Linh nó là từ chỉ khu vực địa lý chứ không phải chỉ loài. Tức là cùng là cây sâm Ngọc Linh mang trồng ở Tây Bắc chẳng hạn nó sẽ không còn là sâm NL nữa, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng núi Ngọc Linh nó đặc biệt, nó gây stress cây nên cây nó mới tổng hợp các chất saponin như hiện nay mọi người thấy.
Hiện tại để kiểm định sâm Ngọc Linh thì chỉ có cách duy nhất là làm combo 2 kiểm định: định danh loài và định lượng saponin. Dùng mắt thường thì no hope, kể cả "chuyên gia" như lều báo nói.
 
Sâm Ngọc Linh nó là từ chỉ khu vực địa lý chứ không phải chỉ loài. Tức là cùng là cây sâm Ngọc Linh mang trồng ở Tây Bắc chẳng hạn nó sẽ không còn là sâm NL nữa, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng núi Ngọc Linh nó đặc biệt, nó gây stress cây nên cây nó mới tổng hợp các chất saponin như hiện nay mọi người thấy.
Hiện tại để kiểm định sâm Ngọc Linh thì chỉ có cách duy nhất là làm combo 2 kiểm định: định danh loài và định lượng saponin. Dùng mắt thường thì no hope, kể cả "chuyên gia" như lều báo nói.
Về cơ bản, gien của hai loại sâm này tương đồng nhau, có quan hệ gần gũi. Gien tương đồng thì việc tổng hợp dược chất về cơ bản cũng tương đồng
đã thí nghiệm vác sâm NL đi trồng ở Tây bắc và Đà Lạt rồi, hàm lượng nó kém hơn ở Ngọc Linh
nhưng mức độ chênh thành phần với chênh về giá ko tương xứng, sâm NL quá đắt so với giá trị của nó

món này giống cà rốt, khoai tây chở lên Đà Lạt, tỏi chở ra Lý Sơn ...để bùa CO vậy hehe
Kon Tum: Phát hiện lô hàng nghi sâm Ngọc Linh giả (https://thanhnien.vn/kon-tum-phat-hien-lo-hang-nghi-sam-ngoc-linh-gia-185231220084101118.htm)
 
Back
Top