Sâm Việt bạt ngàn ở Trung Quốc

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Trong lúc các nhà khoa học còn những ý kiến khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu, thì thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết để phát triển sâm quý Việt Nam thực sự là "quốc bảo". Một trong những vấn đề đó là sự bát nháo của thị trường sâm.

Vừa trở về sau chuyến đi 8 ngày tại Trung Quốc qua những vùng trồng các loại sâm nổi tiếng của thế giới, TS Lê Thị Hồng Vân (Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM), người dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, trồng sâm Việt, chia sẻ với Thanh Niên những sự thật gây sửng sốt.

1702959620265.png

Sâm Việt (thứ Lai Châu) trồng bạt ngàn ở Vân Nam, Trung Quốc

Ông giáo "đại gia" trồng sâm Việt

TS Lê Thị Hồng Vân cho biết trong chuyến thăm và thu thập mẫu sâm để nghiên cứu ở các vùng trồng sâm tại Trung Quốc, chị khởi hành từ tỉnh Cát Lâm (nơi trồng sâm Hàn Quốc) và đến tỉnh Sơn Đông (nơi trồng sâm Mỹ). Chặng cuối, nhà khoa học trẻ này đến Vân Nam và tại đây chị rất bất ngờ khi thấy ở H.Kim Bình (giáp biên giới Việt Nam), người Trung Quốc trồng bạt ngàn sâm Việt Nam (thứ sâm Lai Châu).

1702959672094.png
1702959678488.png
1702959686248.png

TS Lê Thị Hồng Vân tại vườn sâm thứ Lai Châu do người dân Vân Nam, Trung Quốc trồng

Biết TS Lê Thị Hồng Vân là nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các loại sâm, trong đó có sâm Việt Nam, nên một ông giáo từng là hiệu trưởng và chủ của nhiều trường học ở địa phương đã chia sẻ rất nhiệt tình. Theo TS Vân, ông giáo này giàu có là nhờ trồng sâm Lai Châu (SLC), mỗi năm thu khoảng 20 tấn. Tại cơ ngơi khang trang ở H.Kim Bình, ông giáo "đại gia" Trung Quốc đã mời cô tiến sĩ trẻ Việt Nam loại rượu mà ông ngâm từ SLC. TS Hồng Vân cho biết đó không phải những bình rượu ngâm một vài củ sâm mà cả vài chục ki lô gam sâm tươi trong những vại vài trăm lít.

Vị hiệu trưởng các trường tiểu học và phổ thông tư thục này cũng đưa TS Vân đi thăm khu trồng sâm của ông và bạn bè. "Ông ấy trồng sâm ở độ cao khoảng 2.000 m, dưới tán lá rừng. Điều ngạc nhiên là cách trồng cũng rất đơn giản chứ không bài bản như ở Việt Nam, nhưng cây sâm vẫn phát triển rất tốt", TS Vân cho hay. Khi TS Vân hỏi người dân ở đây chủ yếu trồng sâm gì thì ông giáo cũng rất tử tế nói ông và người dân trồng sâm Việt Nam.

1702959699903.png

Sâm Lai Châu trên nóc nhà của người dân H.Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc)

Chúng tôi đặt câu hỏi: "Như vậy người Trung Quốc qua Việt Nam lấy giống, cụ thể là SLC về trồng tại nước họ?". TS Hồng Vân khẳng định không phải như vậy. Cô lý giải tỉnh Vân Nam có diện tích lớn hơn cả nước ta. Toàn tỉnh Vân Nam nằm ở độ cao trung bình khoảng 1.980 m, thổ nhưỡng phù hợp để SLC phát triển. Từ lâu, người dân ở đây đã phát hiện sâm này ở vùng đất họ sinh sống và dùng nó như bài "thuốc giấu". Sau này họ mới trồng với số lượng nhiều. "Điều đáng mừng là người dân trồng SLC tại Trung Quốc gọi SLC là sâm Việt Nam", TS Hồng Vân chia sẻ.

Trồng sâm Việt trên… nóc nhà

Tiến sĩ Vân cho biết trong chuyến đi cô còn may mắn được ông giáo kể trên lấy xe chở vào khu làng của người dân tộc Dao. Người dân làng này gọi sâm Việt Nam cho thứ SLC là Yesanchi (dã tam thất). Yesanchi được đề cập trong 2 bài báo công bố trên tạp chí nổi tiếng thuộc Hiệp hội hóa học Mỹ (Journal of Natural Products) vào năm 2002 và một bài trên tạp chí của Nhật (Journal of Japanese Botany) vào năm 2003. Yesanchi sau này được xác nhận là SLC với tên khoa học là Panax vietnamensis var. fuscidiscus, một thứ (variety) mới của sâm Việt Nam.

1702959711779.png

TS Lê Thị Hồng Vân trên nóc nhà người dân trồng sâm thứ Lai Châu tại H.Kim Bình, Vân Nam (Trung Quốc)

"Câu chuyện về loài sâm Việt có mặt ở làng này cũng thú vị như loài "thuốc giấu" gọi là sâm Ngọc Linh (SNL) của đồng bào dân tộc Xê Đăng ở vùng Ngọc Linh mình vậy", TS Vân chia sẻ. Theo đó, trước đây người làng này sống trên núi cao. Chính quyền thấy họ sống ở đó không an toàn nên xây cho họ khu làng ở vị trí thấp hơn. Vì từ lâu đã biết Yesanchi (SLC - PV) là thuốc rất quý nên khi về chỗ ở mới họ cũng đưa loại cây này về trồng. Điều làm TS Vân ngỡ ngàng là họ trồng SLC trên… nóc nhà. Hỏi kỹ thì được biết sâm trồng trên nóc nhà là những cây sâm tự nhiên mà họ vào rừng đào được. Vì giá SLC tự nhiên rất cao nên họ trồng trên nóc nhà để dễ trông coi. Trên nóc nhà của họ còn trồng các loại dược liệu quý khác mà Việt Nam cũng có như sâm Vũ diệp, Tam thất hoang.

TS Vân cho biết thêm: Trước đây người dân làng này chưa nghĩ tới việc kinh doanh giống SLC có ngoài tự nhiên. Nhưng khi nước ta cạn kiệt SLC tự nhiên thì nhiều người Việt qua Vân Nam lùng mua với giá cao. Lúc đó, người dân Kim Bình, Vân Nam mới vào rừng tìm kiếm SLC và đem về trồng trên mái nhà. Họ đào được những củ sâm tự nhiên rất to, dài cả mét. "Họ trồng không chỉ để bán mà còn bảo tồn các loài dược liệu quý, đặc biệt là SLC", TS Vân nói.

Giàu có nhờ bán sâm Việt cho người Việt

Ở Vân Nam có hai vùng trồng lớn SLC. Riêng H.Kim Bình nằm sát biên giới với tỉnh Lai Châu (Việt Nam) đã có khoảng 700 hộ trồng SLC với diện tích khoảng 200 ha. "200 ha của họ trồng mật độ dày chứ không phải mật độ thưa như ở núi Ngọc Linh của Việt Nam. Sản lượng mỗi năm họ thu hoạch lên đến khoảng 50 tấn SLC. Có thể nói lượng sâm như vậy lớn gấp nhiều lần sâm Việt (SLC và SNL) do người Việt trồng trên đất nước mình", TS Hồng Vân bày tỏ.

Chúng tôi thắc mắc: "Với lượng SLC lớn như vậy thì thị trường chính để người Trung Quốc tiêu thụ là nội địa ?". TS Hồng Vân cho hay người dân ở Vân Nam vẫn cho là sâm Việt Nam tốt hơn nhiều loại sâm khác. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc chưa đưa SVN (thứ Lai Châu - PV) vào Dược điển, và hầu hết SLC trồng ở Vân Nam lại được bán sang Việt Nam. "Ông giáo nói hơn 90% sản lượng SLC do người Trung Quốc trồng được bán sang Việt Nam. Họ trở nên giàu có nhờ bán sâm Việt cho người Việt. Đó là câu chuyện nhức nhối. Chúng ta phải đi đến tận nơi tìm hiểu và để thấy người ta đã trồng sâm Việt Nam như thế nào. Chúng ta đã thật sự biến sâm quý của người Việt trở thành quốc kế dân sinh chưa?", TS Hồng Vân bày tỏ bức xúc.

Đặc biệt, khi PV Thanh Niên đến Công an H.Phong Thổ (Lai Châu) tìm hiểu thì được biết có cả trường hợp người Trung Quốc và người Việt hùn vốn để trồng SLC bên Trung Quốc. Điển hình là trường hợp ông Phàn Lao San, đồng bào người Dao, trú tại bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải, H.Phong Thổ, Lai Châu. Ông Sàn đi làm thuê bên Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc) và quen biết với Phàn Sần Sèng cũng là người dân tộc Dao tại đây, rồi góp 80.000 nhân dân tệ mua giống cây SLC về trồng tại đất của gia đình Sèng. Sau khi sâm được 6 năm tuổi thì cả hai bàn bạc chuyển lậu về Lai Châu bán ra thị trường. "Phi vụ" đưa 35 kg củ SLC về Việt Nam đầu tiên của San và Sèng đã bị Công an H.Phong Thổ phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện.

Tiết lộ của TS Hồng Vân về giá SLC trồng bên Vân Nam thật sự khiến chúng ta phải suy ngẫm: Sâm tự nhiên loại cao cấp họ vẫn bán giá rất cao (khoảng 25.000 USD/kg), nhưng SLC trồng thì phổ biến khoảng 50 - 60 USD/kg sâm tươi; còn loại củ đẹp, 5 - 6 năm tuổi khoảng 150 - 220 USD/kg.

.................
 
Điều đáng mừng là người dân trồng SLC tại Trung Quốc gọi SLC là sâm Việt Nam", TS Hồng Vân chia sẻ.
Vậy là OK rồi. Chứ Lai Châu với TQ giáp nhau, thổ nhưỡng tương tự thì sâm nó mọc thôi chứ đâu có mọc theo quốc gia
 
Vậy là OK rồi. Chứ Lai Châu với TQ giáp nhau, thổ nhưỡng tương tự thì sâm nó mọc thôi chứ đâu có mọc theo quốc gia
Nhà ck con này trồng sâm Trường bạch ( sâm khá đắc tiền) diện tích trồng bằng cả quả núi luôn

Tới lúc thu hoạch thì điếm tiền sml luôn @@

Nhà ck con này tài sản sơ sơ củng hơn chục trịêu tệ mà k hiểu sao ông con lại ế vk, ko kiếm đc vk phải qua vn mua vk

 
Last edited:
Rượu sâm người trẻ dưới 30 uống tốt ko ae,nhà có mấy bình sâm hq ngâm hơn 10 năm mà ko dám uống :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy là OK rồi. Chứ Lai Châu với TQ giáp nhau, thổ nhưỡng tương tự thì sâm nó mọc thôi chứ đâu có mọc theo quốc gia
Vì do thị trường chuộng cái tên này thím à
CSdq5xr.gif

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc chưa đưa SVN (thứ Lai Châu - PV) vào Dược điển, và hầu hết SLC trồng ở Vân Nam lại được bán sang Việt Nam. "Ông giáo nói hơn 90% sản lượng SLC do người Trung Quốc trồng được bán sang Việt Nam. Họ trở nên giàu có nhờ bán sâm Việt cho người Việt
 
Rượu sâm người trẻ dưới 30 uống tốt ko ae,nhà có mấy bình sâm hq ngâm hơn 10 năm mà ko dám uống :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
Không nên uống thím à,bữa ông chú cho uống thử 1 ly rượu sâm ngâm 10 năm,ra 3 lần rồi mà nó vẫn ngỏng từ tối hôm trước đến tối hôm sau luôn
x7Pj8em.gif
 
Nhà ck con này trồng sâm Trường bạch ( sâm khá đắc tiền) diện tích trồng bằng cả quả núi luôn

Tới lúc thu hoạch thì điếm tiền sml luôn @@

Nhà ck con này tài sản sơ sơ củng hơn chục trịêu tệ mà k hiểu sao ông con lại ế vk, ko kiếm đc vk phải qua vn mua vk

mấy thằng tàu khoái vợ VN lắm vì gái Việt về nhà chồng biết chăm chỉ làm lụng, có khi còn kiếm thêm tiền cho nhà chồng nếu có kinh doanh, khác hẳn gái tàu
 
Nhà ck con này trồng sâm Trường bạch ( sâm khá đắc tiền) diện tích trồng bằng cả quả núi luôn

Tới lúc thu hoạch thì điếm tiền sml luôn @@

Nhà ck con này tài sản sơ sơ củng hơn chục trịêu tệ mà k hiểu sao ông con lại ế vk, ko kiếm đc vk phải qua vn mua vk

vì nhà giàu nên nó không muốn chịu đựng đám con gái lổn dầm nội địa chứ sao
 
Không nên uống thím à,bữa ông chú cho uống thử 1 ly rượu sâm ngâm 10 năm,ra 3 lần rồi mà nó vẫn ngỏng từ tối hôm trước đến tối hôm sau luôn
x7Pj8em.gif
Rượu của chú thím có ngâm thêm gì ko,e biết là món rượu ngâm này cần cá ngựa mới lên được mà,đang ysl mà thím nói thế chắc ngày nào e cũng phải uống mất :sexy_girl:
uống tốt nha fen. mỗi ngày 1 chén
Thank thím,tại cũng có ng bảo uống dc,ng bảo ko lên hơi phân vân :)

via theNEXTvoz for iPhone
 
mấy thằng tàu khoái vợ VN lắm vì gái Việt về nhà chồng biết chăm chỉ làm lụng, có khi còn kiếm thêm tiền cho nhà chồng nếu có kinh doanh, khác hẳn gái tàu
Coi mấy kênh youtube
Có 2 con bé VN lấy ck ở Đông Bắc

Thúy Kiều ở Thẩm Dương - ck bị lừa mất hết tài sản, phải bán nhà trả nợ giờ ở thuê... Nhưng vẫn k bỏ ck, cùng ck vượt qua khó khăn, vì hoàn cảnh khó khăn mà 7 năm rồi Thúy Kiều chưa thể về VN thăm gia đình

Tiểu Hồ ở Liêu Ninh - cưới về 6 tháng ck bệnh nặng, Tiểu Hồ bán đất ở vn chửa bệnh cho ck, đám cưới ck k có tiền tự đem tiền mình cho ck để làm sính lễ. Nhà ông ck ở nông thôn chả có gì
 
Theo
View attachment 2244211
Trích lời 1 chuyên gia dược học từ đại học dược HN :rolleyes:
Theo cách giải thích của chiên gia trên thì:
Ăn gì bổ nấy là vì nó có hình dạng giống vậy chớ hông phải là vì nó có tính chất giống nhau. Ăn óc bổ óc, ăn tim bổ tim, ăn thận bổ thận vì nó có hình giống nhau và đc sách cổ ghi lại.

Có thể hiểu một cách sát sao hơn:
Ăn óc chó, vì đồng thanh tương ứng là "óc chó" và đồng khí tương cầu là hình cái óc. Thì sẽ ngu như chó.
Theo đồng thanh tương ứng, uống sữa bò nhiều sẽ như con bò về trí tuệ.

Không phải tôi bỉ bôi người khác vấn đề truyền bá kiến thức sai lệch nhưng liệu từ đó ta có thể đặt câu hỏi: bữa sáng của chuyên gia là sữa bò ngâm hạt óc chó?
IYqzj0A.png
 
Back
Top