Sinh viên mất suất vào đại học do bị bắt giữ nhầm ở biên giới Anh

proud_bucket

Đã tốn tiền
https://zingnews.vn/sinh-vien-mat-s...bat-giu-nham-o-bien-gioi-anh-post1379473.html


Sinh viên Sulav Khadka bị tạm giữ ngay khi xuống sân bay. Ảnh: Guardian.
d46e9f748f7656280f67.jpg

d46e9f748f7656280f67.jpg
Sinh viên Sulav Khadka bị tạm giữ ngay khi xuống sân bay. Ảnh: Guardian.
Sinh viên Sulav Khadka (23 tuổi) đến từ Nepal. Anh có thị thực hợp lệ, đưa ra được bằng chứng về trường đại học cùng giấy tờ cho thấy anh đã thanh toán đầy đủ học phí năm đầu tiên tại Anh.

Tuy nhiên, sau khi hạ cánh xuống sân bay Manchester (Anh) vào tháng 10/2022, các sĩ quan lực lượng biên phòng Anh cáo buộc Khadka là sinh viên giả mạo do không trả lời được những chi tiết phức tạp trong khóa học của mình - bao gồm cả việc liệt kê 6 học phần mà anh ấy sẽ học - khi được thẩm vấn.

Bị giam giữ dù không làm gì sai​

Theo Observer, Khadka chỉ trả lời được tên 2 người trong trường đại học mà anh biết. Khi được hỏi tên của cơ quan kiểm tra sẽ trao bằng cấp, Khadka cũng không biết.

Bên cạnh đó, một lá thư của anh đến từ ngân hàng ở Nepal có lỗi chính tả khiến các lực lượng biên phòng kết luận anh ta đang tìm cách trốn tránh sự kiểm soát nhập cư, không thực sự là sinh viên và không mấy quan tâm đến khóa học của mình.

Sau đó, Khadka được chuyển đến một trung tâm trục xuất người nhập cư ở Scotland và được thông báo sẽ bị trục xuất. Ngay sau đó, văn phòng tuyển sinh của trường đại học cung cấp các tài liệu chứng minh Khadka có tên trong khóa học của trường và xác nhận anh ấy đã thanh toán học phí như đã khai, Khadka vẫn bị giữ thêm 10 ngày nữa.

Cuối cùng, sinh viên người Nepal này được Bộ Nội vụ Anh trả tự do cùng lá thư xin lỗi, viết rằng họ đã xem xét kỹ lưỡng trường hợp của anh ấy và phát hiện sai sót.

Nhưng ở thời điểm đó, Khadka đã quá hạn đăng ký vào trường đại học của mình một tuần, đồng thời bị rút lại nguồn học bổng. Vì vậy, Khadka phải quay lại vào năm sau.


Sulav Khadka tại sân bay ở Kathmandu (Nepal), trước chuyến bay tới Anh - nơi thử thách bắt đầu. Ảnh: Guardian.
sinh vien bi giam giu anh 1

sinh vien bi giam giu anh 1
Sulav Khadka tại sân bay ở Kathmandu (Nepal), trước chuyến bay tới Anh - nơi thử thách bắt đầu. Ảnh: Guardian.
Được biết, Khadka đã vay hàng nghìn bảng Anh để trang trải chi phí các chuyến bay, lệ phí và chi phí tái định cư. Giờ đây, anh phải đối mặt với việc trở về nhà trong nợ nần, không có lộ trình rõ ràng để ở lại Anh.

“Dù không làm gì sai, tôi bị đối xử như tội phạm. Tôi không thể hiểu tại sao họ lại giam giữ tôi trong khi tôi phản biện được mọi lý do mà họ đưa ra. Tôi đã cho họ xem tài liệu cùng đầy đủ giấy tờ, thậm chí gọi cho trường đại học, nhưng họ không tin. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tương lai của tôi”, Khadka nói.

Đối với Khadka, việc nhận được học bổng một phần và được theo học ngành Khách sạn và lịch tại ĐH York St John là cơ hội để anh thay đổi tương lai của cả gia đình. Sau khi không thể đăng ký học, Khadka đã nói dối cả gia đình vì không muốn họ lo lắng.

Khadka gửi email yêu cầu sự giúp đỡ từ phía trường đại học. Tuy nhiên, nhà trường cho biết họ không thể thay đổi quyết định và khuyên anh nên sớm quay lại Nepal để không gặp rủi ro ở lại quá hạn sau khi thị thực bị cắt.

Nhà trường cũng đề nghị thanh toán phí xin thị thực vào tháng 9/2023 của Khadka. Trao đổi với Observer, nhà trường cho biết họ đã đề nghị hỗ trợ chi phí đi lại và chỗ ở tạm thời cho Khadka, đồng thời hoàn trả học phí.

Về phía Bộ Nội vụ, cơ quan này từ chối trả lời những câu hỏi chi tiết về trường hợp của Khadka.

“Chúng tôi có vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn cho đất nước và công dân của mình. Ưu tiên của lực lượng biên phòng là duy trì biên giới an toàn, chúng tôi sẽ không thỏa hiệp về an ninh”, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết.

Ảnh hưởng tiêu cực​

 
thanh niên này chí ít cũng nên tìm hiểu sơ về ngành mình sẽ học cũng như các môn mình sẽ học chứ, bọn Anh hơi cứng nhắc nhưng thanh niên này cũng quá chủ quan
 
Tuy nhiên, sau khi hạ cánh xuống sân bay Manchester (Anh) vào tháng 10/2022, các sĩ quan lực lượng biên phòng Anh cáo buộc Khadka là sinh viên giả mạo do không trả lời được những chi tiết phức tạp trong khóa học của mình - bao gồm cả việc liệt kê 6 học phần mà anh ấy sẽ học - khi được thẩm vấn.

Do anh ngu chứ gì nữa
 
Vụ này đã đọc chi tiết.

Vụ này nếu đúng như anh bạn này kể thì đúng là bị đì bởi Hải quan. Thường sinh viên VN khi nhập cảnh được hướng dẫn khai báo về khóa học cũng chỉ nói rõ là học khóa gì, trường nào, địa chỉ sống ở đâu,... cùng các bằng chứng cần sẵn trên tay. Chứ có thằng nào ngay lúc đó nhớ rõ 6-7 cái module chính xác mà nó sẽ học trong năm tới là ntn. Bật mạng giở chương trình ra xem lại thì may ra mới nhớ được. :confuse:
 
H bọn border nó làm chặt hơn sau vụ phát hiện ra ielts thi ở ấn có thể mua đc rồi. Điểm thì toàn 7 mà đếch nói dc câu TA ra hồn nên nó mới phải làm chặt lại.
Từ chục năm trc tôi đi học đã bị thằng pvan của trường nó đưa mấy câu hỏi kiểu này rồi, các môn chính là gì, bài thi có những dạng nào...
Đi học đh mà đến mấy môn năm đầu cũng ko biết thì tụi nó nghi ngờ cũng đúng thôi. Thường để chọn ngành chọn trường là ông phải biết mình sẽ học về cái gì, học những môn gì rồi, chưa biết rõ nhưng cũng phải nêu đc tên mấy môn ra.
 
H bọn border nó làm chặt hơn sau vụ phát hiện ra ielts thi ở ấn có thể mua đc rồi. Điểm thì toàn 7 mà đếch nói dc câu TA ra hồn nên nó mới phải làm chặt lại.
Từ chục năm trc tôi đi học đã bị thằng pvan của trường nó đưa mấy câu hỏi kiểu này rồi, các môn chính là gì, bài thi có những dạng nào...
Đi học đh mà đến mấy môn năm đầu cũng ko biết thì tụi nó nghi ngờ cũng đúng thôi. Thường để chọn ngành chọn trường là ông phải biết mình sẽ học về cái gì, học những môn gì rồi, chưa biết rõ nhưng cũng phải nêu đc tên mấy môn ra.

Rìa lý? Tôi đếch tin có thằng sinh viên nào biết được nó sẽ học môn gì ở học kỳ tới, cùng lắm là mường tượng được nó sẽ học ngành gì thôi chứ bảo biết học môn gì thì còn lâu.

Quan điểm của tôi là vụ này có mùi gì đó thì bên HQ mới làm gắt như vậy.
 
Học lập trình thì chỉ biết lập trình, chứ học ngôn ngữ nào thì có thời khóa biểu hay đi đóng tiền mới biết. Trừ khi hắn 3 năm một lớp hoặc đi học tiến sĩ hay thạc sĩ
 
Rìa lý? Tôi đếch tin có thằng sinh viên nào biết được nó sẽ học môn gì ở học kỳ tới, cùng lắm là mường tượng được nó sẽ học ngành gì thôi chứ bảo biết học môn gì thì còn lâu.

Quan điểm của tôi là vụ này có mùi gì đó thì bên HQ mới làm gắt như vậy.
Kì tới thì ko chắc nhưng trong mô tả ngành học kiểu gì nó cũng có nhất 5 7 môn học cụ thể cho mỗi ngành đó anh. Chọn ngành học thì ít nhất cũng phải lướt qua đọc tên mấy cái môn trong mô tả để hiểu là mình sẽ học cái gì chứ anh.

Có lẽ trường nằm trong list bị theo dõi nên sv học trường này mới bị kiểm tra nghiêm ngặt vậy.
 
Tuy nhiên, sau khi hạ cánh xuống sân bay Manchester (Anh) vào tháng 10/2022, các sĩ quan lực lượng biên phòng Anh cáo buộc Khadka là sinh viên giả mạo do không trả lời được những chi tiết phức tạp trong khóa học của mình - bao gồm cả việc liệt kê 6 học phần mà anh ấy sẽ học - khi được thẩm vấn.

Do anh ngu chứ gì nữa
Làm lỗi xong đổ lên đầu người khác, nói gì đến nước khác học, mày nhớ lại cái ngày mà mày mới vào cao đẳng hay đại học, mày có nghĩ mày phải nhớ rõ 6 phần hay 10 phần nào mày sẽ học không. Không để ý đến phần đó là quá bình thường, khi mà người đó còn phải lo đủ thứ từ tiền bạc, visa, chỗ ở...

Lại viện vào cái lý do đó để bắt lỗi. Rồi, nó ngu, rồi cái này sao? Hi vọng trong cuộc đời mày sau này sẽ không có lúc bị ai đó viện lý do trời ơi để đì mày mặc dù mày rất khôn. Thật trùng hợp, thời gian bị giữ thêm đúng vừa quá hạn thời gian nhập học luôn. :feel_good:
Sau đó, Khadka được chuyển đến một trung tâm trục xuất người nhập cư ở Scotland và được thông báo sẽ bị trục xuất. Ngay sau đó, văn phòng tuyển sinh của trường đại học cung cấp các tài liệu chứng minh Khadka có tên trong khóa học của trường và xác nhận anh ấy đã thanh toán học phí như đã khai, Khadka vẫn bị giữ thêm 10 ngày nữa. Nhưng ở thời điểm đó, Khadka đã quá hạn đăng ký vào trường đại học của mình một tuần, đồng thời bị rút lại nguồn học bổng. Vì vậy, Khadka phải quay lại vào năm sau.
 
Last edited:
H bọn border nó làm chặt hơn sau vụ phát hiện ra ielts thi ở ấn có thể mua đc rồi. Điểm thì toàn 7 mà đếch nói dc câu TA ra hồn nên nó mới phải làm chặt lại.
Từ chục năm trc tôi đi học đã bị thằng pvan của trường nó đưa mấy câu hỏi kiểu này rồi, các môn chính là gì, bài thi có những dạng nào...
Đi học đh mà đến mấy môn năm đầu cũng ko biết thì tụi nó nghi ngờ cũng đúng thôi. Thường để chọn ngành chọn trường là ông phải biết mình sẽ học về cái gì, học những môn gì rồi, chưa biết rõ nhưng cũng phải nêu đc tên mấy môn ra.
Xàm. Ông đi hỏi mấy đứa sv năm nhất xem nó học môn gì nó biết không khi chưa nhập học? thế sv fake hết à? Cho cả trường như bk ftu luôn
 
hãy nằm vật ra ở sân bay tố bọn nó phân biệt chủng tộc, may ra truyền thông woke vào cuộc thì có cơ hội đấy
 
Rìa lý? Tôi đếch tin có thằng sinh viên nào biết được nó sẽ học môn gì ở học kỳ tới, cùng lắm là mường tượng được nó sẽ học ngành gì thôi chứ bảo biết học môn gì thì còn lâu.

Quan điểm của tôi là vụ này có mùi gì đó thì bên HQ mới làm gắt như vậy.
Bọn sv nó phải biết nó sẽ học môn gì vào học kì tới. Vì nó phải làm cái enrolment để chứng minh nó sẽ học vào học kỳ tới. Ông bảo nó biết ngành nó học chứ ko biết học môn gì thì bọn HQ nó gô cổ lại là đúng rồi. Ông phải enrolment (đăng kí môn học cho học kỳ gần nhất) , ko enrolment thì trường nó gửi mail nhắc nhỡ chứ ở đó mà lớ ngớ. Đăng kí ngành học mà ko đăng kí môn học thì khi nào học? Qua chơi vài tháng rồi học à?
 
Hồ sơ thanh niên này có vấn đề gì đó nên hải quan nó nghi, chứ nó rảnh éo đâu mà đi hỏi hết đám sinh viên nước ngoài. Thứ hai là thanh niên này họ York St John, chứ bảo Uni of York xem hải quan nó có làm khó không.

Hải quan UK tôi đánh giá lịch sự thuộc hàng bậc nhất cái châu Âu.
 
Xàm. Ông đi hỏi mấy đứa sv năm nhất xem nó học môn gì nó biết không khi chưa nhập học? thế sv fake hết à? Cho cả trường như bk ftu luôn
xàm vừa thoii, nó phải check sv quốc tế là bt. Anh đi lấy sv bản địa so với quốc tế là anh đã vớ vẩn rồi, chưa kể sv quốc tế nó cần qua Anh học để lấy bằng cơ mà.
SV bản địa của Anh có bao h bị check mấy câu này ko hay nó chỉ hỏi sv quốc tế? Lấy sv ở vn ko bị hỏi thì khác gì bảo sv bản địa người Anh ko bao h bị hỏi?
 
Vụ này nếu thanh niên kia bị oan uổng thật thì chắc phải làm cho ra lẽ chứ, hay là nó mặc kệ vì ko phải thuộc mấy thành phần nữ quyền, đen quyền, LGBT, hồi giáo quyền.
 
Kì tới thì ko chắc nhưng trong mô tả ngành học kiểu gì nó cũng có nhất 5 7 môn học cụ thể cho mỗi ngành đó anh. Chọn ngành học thì ít nhất cũng phải lướt qua đọc tên mấy cái môn trong mô tả để hiểu là mình sẽ học cái gì chứ anh.

Có lẽ trường nằm trong list bị theo dõi nên sv học trường này mới bị kiểm tra nghiêm ngặt vậy.
Có mỗi mình anh có cái suy nghĩ lạ lùng như thế thôi
EHVoibS.png

Tại sao phải biết cụ thể những môn mình sẽ học khi mà mình chưa cả nhập học lẫn chưa có cả schedule ??
Anh thử nhớ lại thời sinh viên anh đi nhập học có biết được mình sẽ học môn gì cho tới sau khi nộp học phí, được phát hướng dẫn,...r mới biết môn học
Kể cả khi tìm hiểu ngành thì cũng chỉ tìm hiểu xem có những ngành nghề nào. Sơ sơ xem ngành nghề đó học/làm về cái gì chứ ai biết chính xác tên môn học
Biết được tên 1 2 môn đã là giỏi rồi ấy chứ
Kể cả có biết trên đại học sẽ có môn thể dục nhưng không biết tên chính xác học phần là giáo dục thể chất; biết sẽ có toán nhưng cũng chưa chắc biết nó sẽ gọi là đại số hay giải tích; biết có Triết học nhưng sao biết nó gọi là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê,...
Đấy là những môn biết là sẽ có mà còn chẳng kể chính xác được thì nói gì tới Kinh tế Vi mô vĩ mô, sức bền vật lộn, lý thuyết điều khiển tự động, lập trình hướng đối tượng, cơ cấu dữ liệu và giải thuật,..và tỉ tỉ tên môn nghe lạ hoắc
W6q4IdQ.png
 
Có mỗi mình anh có cái suy nghĩ lạ lùng như thế thôi
EHVoibS.png

Tại sao phải biết cụ thể những môn mình sẽ học khi mà mình chưa cả nhập học lẫn chưa có cả schedule ??
Anh thử nhớ lại thời sinh viên anh đi nhập học có biết được mình sẽ học môn gì cho tới sau khi nộp học phí, được phát hướng dẫn,...r mới biết môn học
Kể cả khi tìm hiểu ngành thì cũng chỉ tìm hiểu xem có những ngành nghề nào. Sơ sơ xem ngành nghề đó học/làm về cái gì chứ ai biết chính xác tên môn học
Biết được tên 1 2 môn đã là giỏi rồi ấy chứ
Kể cả có biết trên đại học sẽ có môn thể dục nhưng không biết tên chính xác học phần là giáo dục thể chất; biết sẽ có toán nhưng cũng chưa chắc biết nó sẽ gọi là đại số hay giải tích; biết có Triết học nhưng sao biết nó gọi là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê,...
Đấy là những môn biết là sẽ có mà còn chẳng kể chính xác được thì nói gì tới Kinh tế Vi mô vĩ mô, sức bền vật lộn, lý thuyết điều khiển tự động, lập trình hướng đối tượng, cơ cấu dữ liệu và giải thuật,..và tỉ tỉ tên môn nghe lạ hoắc
W6q4IdQ.png
Tôi đã nói cái này anh là sv quốc tế thì a sẽ phải tìm hiểu về ngành học, môn sẽ học là chuyện bình thường chứ có gì đâu. Anh nghĩ coi nếu là sv bản địa thì chả cần phải tìm hiểu, nhưng là sv quốc tế thì a phải biết a đi học cái gì, anh trả tiền để học những gì, đó là chuyện rất bình thường.
Chưa kể nhiều trươngf chất lượng kém nằm trong list theo dõi (vd tỷ lệ sv nghỉ học nhiều, sang để làm thêm là chính, thi trượt nhiều...) thì tụi border nó phải kiểm tra kĩ càng thôi có gì đâu.
Đừng lấy sv vn ra so sánh, nếu lấy vn so thì a phải so với sv người bản địa chứ ko phải sv quốc tế sang du học a nhé
 
Back
Top